Hạng F
Super Moderators
11/2/15
8.030
19.124
113
Lâm Đồng
"Hà Nội phải dành nguồn kinh phí đáng kể để hỗ trợ thay thế xe cộ cho người dân, chuẩn bị hạ tầng để thay thế cho xe máy", PGS.TS Bùi Thị An (đại biểu Quốc hội khóa XIII, nguyên ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội) chia sẻ.

HN-o-nhiem-khoi-bui-HN.jpg


Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ban hành chỉ thị về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó yêu cầu Hà Nội nghiên cứu cấm xe máy vào đường vành đai 1 từ 1-7-2026.

Trước khi có chỉ đạo trên của Thủ tướng, Hà Nội đã có lộ trình hạn chế, cấm xe máy vào khu vực nội đô từ gần 10 năm trước. Từ năm 2017, HĐND TP đã ban hành nghị quyết số 04 để tiến tới dừng hoạt động xe máy tại các quận (cũ) vào năm 2030.

Xe Buyt HN.jpg


Đến ngày 12-12-2024, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết thực hiện vùng phát thải thấp, có hiệu lực từ 1-1-2025. Nghị quyết trên cho biết Hà Nội sẽ cấm hoặc hạn chế xe mô tô, xe gắn máy không đáp ứng tiêu chuẩn mức 2 chạy vào vùng phát thải thấp theo khung giờ/thời điểm hoặc khu vực.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho hay việc cấm xe máy xăng, TP sẽ báo cáo với lãnh đạo Chính phủ để xin nghiên cứu phương án ngồi với các nhà sản xuất xe để có chương trình giảm thiểu xe máy xăng dầu vào vùng phát thải thấp.

Ông Thanh cho biết TP sẽ có chương trình đổi xe, hỗ trợ đổi xe, cấp vốn vay, để cơ bản người dân trong vùng phát thải thấp đi xe điện, không đi xe máy nữa.

Cấm xe máy chạy xăng, Hà Nội dự kiến hỗ trợ người dân đổi xe, mua xe “xanh”


"Tôi sẽ có kế hoạch để làm việc với các công ty sản xuất xe; Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm vì đây là trách nhiệm chung, như thế mới sạch được" - ông Thanh nói tại phiên chất vấn HĐND TP hồi tháng 12-2024.

Cũng theo ông Thanh, việc hạn chế xe máy không phải là một quyết định bất ngờ đối với người dân và doanh nghiệp, vì từ năm 2017, HĐND TP đã ban hành nghị quyết về việc này.

Tuy nhiên, ông Thanh cũng nhìn nhận thực tế hiện việc sử dụng xe máy là một nét văn hóa của Việt Nam, nên việc chuyển đổi xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch cần có lộ trình.

Cấm xe máy chạy xăng, Hà Nội dự kiến hỗ trợ người dân đổi xe, mua xe “xanh”


Về việc cấm xe máy vào đường vành đai 1, trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 13-7, một lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết hiện sở đang nghiên cứu vì "nội dung này rất phức tạp".

Trong khi đó, PGS.TS Bùi Thị An (đại biểu Quốc hội khóa XIII, nguyên ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội) cho biết việc cấm xe máy vào khu vực bên trong vành đai 1 là "tuyệt vời". Bà An cho rằng chỉ đạo trên của Thủ tướng là phù hợp với xu hướng chung của cả nước trong việc giải quyết vấn đề về môi trường, đặc biệt với thủ đô thì có ý nghĩa rất quan trọng.

"Hà Nội là TP đông dân, ô nhiễm không khí gần như ở mức báo động, giao thông cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm. Khi Thủ tướng chỉ đạo như vậy tôi thấy rất tốt" - bà An nói. Tuy nhiên theo bà An, để thực hiện được việc trên "không hề đơn giản" khi xe máy ở Hà Nội là kế sinh nhai của nhiều người.

Cấm xe máy chạy xăng, Hà Nội dự kiến hỗ trợ người dân đổi xe, mua xe “xanh”


"Hà Nội phải dành nguồn kinh phí đáng kể để hỗ trợ thay thế xe cộ cho người dân, chuẩn bị hạ tầng để thay thế cho xe máy. Ngoài ra các điều kiện để hỗ trợ cho xe cộ không dùng nhiên liệu hóa thạch như trạm sạc cũng phải đảm bảo. Đây là vấn đề rất lớn, rất có lợi ích, nhưng không phải đơn giản. Hà Nội phải cố gắng rất nhiều, tập trung chỉ đạo và giải quyết hài hòa để không ảnh hưởng tới đời sống của người dân" - bà An nói thêm.

TP.HCM cũng nghiên cứu hạn chế xe xăng

Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị nhanh chóng nghiên cứu, tính toán, đề xuất phương án hạn chế xe cộ có mức độ phát thải cao tại những khu vực nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

Sở Xây dựng TP.HCM đề nghị các sở ngành, cơ quan, đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý của đơn vị nghiên cứu, tính toán và đề xuất phương án hạn chế xe có mức độ phát thải cao, đặc biệt ở những khu vực đang có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường, khí thải.
Các đơn vị gửi về sở trước ngày 15-7 để tổng hợp gửi Bộ Xây dựng theo chỉ đạo.
Theo: Tuổi Trẻ
>>> Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy chạy xăng dầu trong Vành đai 1 từ 7/2026
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: Thuy89
Hạng D
1/4/15
1.647
2.907
113
Lộ trình chuyển đổi đã có từ 2017, nhưng 10 năm chưa triển khai được gì giờ làm cái rụp từ 2026 thì cần xem lại ai được giao nhiệm vụ này:
- Vấn đề quan tâm nhất của người dân là vấn đề cháy nổ, hiện không rõ tiêu chuẩn quy chuẩn xe - pin - sạc đã đảm bảo an toàn cháy nổ chưa, nếu đã mua xe theo tiêu chuẩn, lắp sạc theo tiêu chuẩn mà vẫn cháy, đặc biệt là cháy khu dân cư đông người thì ai chịu trách nhiệm, xe vin đã bán tức đạt cấp phép mà vẫn cháy (có trong tiêu chuẩn ko) vậy trách nhiệm là ai: bên cấp phép, vin hay người dùng; xe điện, xe máy điện không đạt tiêu chuẩn vẫn bán đầy đường dân mua rồi cháy thì ai chịu trách nhiệm, bồi thường hay cho chạy tiếp??
- vấn đề thứ 2 là trạm sạc: dân có nhà riêng thì còn dễ, nhưng nhà dân ko có hệ thống PCCC cũng là vấn đề, ko thể nhà nhà đều phải sắp cái bình CC; căn hộ chung cư hiện chưa có tiêu chuẩn, hầu như các căn hộ ngoài vin đều ko được lắp đặt, và hầu hết các BQT, cư dân đều đang lo ngại ko dám lắp hệ thống sạc dưới hầm, vậy làm sao để sạc, và nếu lắp hệ thống điện hiện hữu không đủ công suất thì ntn; và lo ngại nhất các các căn chung cư cũ, hay khu tập thể, nhà cho thuê không có hệ thống PCCC là đáng lo ngại nhất.
- vấn đề thứ 3 là chi phí: việc chuyển đổi đồng loạt sang xe điện gây tăng chi phí đột ngột cho người dân vừa mua xe vừa lắp sạc, như người thu nhập thấp tiền đâu mà mua đồng loạt cho cả nhà; và một số nhu cầu chạy chở nặng, nhiều, xa thì xe điện chưa đáp ứng.
Như vậy lộ trình 10 năm đã có nhưng thực hiện ko dc gì, giờ lại cái rụp thì làm sao, đã gọi là lộ trình thì phải làm dần:
1. Ban hành quy chuẩn xe, xạc, PCCC > có bên kiểm soát, bên chịu TN từng khâu, đây là pháp lý đầu tiên để triển khai, giám sát > cái này thì nhanh thôi giỏi lắm vài tháng.
2. Triển khai lắp hệ thống sạc, PCCC, không có sạc thì mua xe điện bỏ xó sao, không có PCCC thì ai dám lắp, bên điện lực cũng phải đầu tư lắm đặt bổ sung tương ứng hệ thống nguồn điện, truyền tải: giao nhiệm vụ bên triển khai như các khu chung cư, cư xá, điện lực... phải triển khai lắp hệ thống sạc, PCCC thì dân mới có chỗ sạc để chuyển đổi, ko lẽ đi làm 10 tiếng về ngồi chờ 5-10 tiếng sạc để lấy xe về à > cái này khả năng tính theo năm.
3. Triển khai cấm xe xăng: đủ các điều kiện trên thì mới cấm dần, tại các bước 1, 2 ai đủ điiều kiện thì cũng đã chuyển đổi xe điện rồi, trong quá trình đó có chính sách ưu tiên để khuyến khích chuyển đổi, chứ ko phải cấm cái rụp ntn.
 
Hạng D
3/3/16
2.090
3.857
113
41
Nghĩa là TP sẽ mua lại xe máy xăng để dân đổi lên xe điện: HOAN HÔ, HOAN HÔ, HOAN HÔ,...

Nhưng khoan: giá mua lại bao nhiêu? hay là SH 30tr max (bán ngoài 79tr-mà bắt buộc phải đổi thì lái họ ép xuống còn 69 quá)
 
Hạng C
18/5/20
815
1.286
93
Lộ trình 10 năm nhưng 8 năm rồi bận ăn nên giờ ép phát cho xong
 
Hạng B2
30/5/14
81
4
8
37
Muốn kiểm soát khí thải thì phải phát triển hệ thống công cộng cho tốt và tiện dụng thì mới triển khai lộ trình cấm hoặc chuyển đổi. Muốn sử dụng xe điện thì phải đầu tư trạm sạc cho tốt và nhiều tiện dụng. Đằng này đã cái gì ra cái gì đâu mà đòi cấm với đoán
 
Hạng B1
25/10/11
105
5
18
Xe vẫn còn là 1 tài sản lớn với nhiều người. Những người mới mua con xe đang trả góp gặp cảnh này cò khóc ròng nữa. Còn những người mới trả xong nữa thì rơi vào vòng tiếp tục trả nợ.
Chưa kể pccc như thế nào, việc đấu nối điện để sạc càng có nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm.
 
  • Like
Reactions: quangnguyen19
Hạng F
22/1/19
5.054
11.191
113
Nghĩa là TP sẽ mua lại xe máy xăng để dân đổi lên xe điện: HOAN HÔ, HOAN HÔ, HOAN HÔ,...

Nhưng khoan: giá mua lại bao nhiêu? hay là SH 30tr max (bán ngoài 79tr-mà bắt buộc phải đổi thì lái họ ép xuống còn 69 quá)
thành phố có mua lại thì cũng là tiền ngân sách (thuế của dân) thôi anh, có gì mà phải hoan hô. Câu chuyện ở đây là đơn vị, doanh nghiệp nào hưởng lợi nhiều nhất từ việc này? Ít nhất là về mặt kinh tế. Họ đang và sẽ làm gì để đóng góp lại cho đất nước, xã hội trong công cuộc chuyển đổi xanh? Hay là 1 mình họ hưởng hết?