copy & paste:
10 khoảnh khắc đáng nhớ trong các phim hoạt hình của Pixar
Đoạn mở đầu của “Up” hay đoạn kết của “Toy Story 3” từng khiến nhiều khán giả phải rơi lệ vì cảm động.
10 phim hoạt hình hay nhất của hãng Pixar
Lời động viên của Dory trong “Finding Nemo”
Trong Finding Nemo, chú cá hề Marlin chỉ còn duy nhất cậu con trai Nemo bướng bỉnh sau khi vợ Marlin cùng đám trứng đã bị một con cá khác ăn mất. Một ngày nọ, Nemo cũng bị bắt đi mất, dẫn tới việc Marlin vượt muôn trùng đại dương để tìm lại con. Trên đường đi, Marlin đã gặp và được nàng cá đãng trí Dory giúp đỡ.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Khi Marlin đã nản chí vì đánh mất tấm bản đồ, Dory vẫn giữ được sự lạc quan và đưa ra lời khuyên: “Hãy cứ bơi tiếp đi”. Câu nói tưởng như rất đơn giản nhưng lại khiến Marlin có động lực đi tiếp hành trình. Trong một chương trình của nữ MC Ellen DeGeneres (người lồng tiếng cho Dory), cô bé Talia mang trong mình căn bệnh ung thư đã khiến cả khán phòng ứa nước mắt khi hé lộ rằng câu nói của Dory đã giúp bé có nghị lực chống lại bệnh tật.
Trường đoạn mở đầu của “Up”
Khi xem trailer Up, khán giả có thể tưởng tượng về một chuyến phiêu lưu kỳ thú. Nhưng điều ít ai lường trước được là trường đoạn mở đầu cảm động của bộ phim. Khán giả được làm quen với đôi bạn thanh mai trúc mã Carl và Ellie, từ khi họ còn là những đứa trẻ và mơ về hành trình tới “Thác Thiên Đường”.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Năm phút sau đó là những thăng trầm trong cuộc sống của Carl và Ellie khi trưởng thành trong giai điệu Married Life của nhà soạn nhạc Michael Giacchino. Dù ngắn ngủi và không có câu thoại nào, khán giả vẫn cảm nhận được tình yêu đích thực của đôi vợ chồng.
Họ có những năm tháng hạnh phúc và cả những khoảnh khắc buồn bã nhưng không khi nào ngưng dành cho nhau những tình cảm chân thành nhất, luôn bên nhau trước những sóng gió cuộc đời. Nhiều người nhận định rằng năm phút mở đầu của Up có chiều sâu và ý nghĩa hơn nhiều phim tình cảm lãng mạn khác.
Sự xuất hiện và biến mất của ngôi nhà bóng bay trong “Up”
Khoảnh khắc hàng ngàn quả bóng bay xuất hiện và đưa ngôi nhà của ông già Carl trong Up đem lại sự thích thú cho người xem bởi sự sáng tạo và bất ngờ. Những quả bóng biến căn nhà thành một khinh khí cầu di động, đưa ông Carl tới “Thác Thiên Đường” mà ông từng hứa sẽ cùng người vợ Ellie đặt chân tới một ngày nào đó. Ellie đã qua đời và hành động không tưởng của Carl là cách ông thể hiện tình yêu với người đã cùng gắn bó cả cuộc đời.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hành trình tới miền đất hứa ấy của Carl bị xáo trộn với sự xuất hiện của cậu nhóc Russell tinh nghịch. Nhưng khi cùng Russell giải cứu một con chim quý giá, Carl chấp nhận bỏ lại đằng sau ngôi nhà đã chứng kiến biết bao kỷ niệm. Chính trong khoảnh khắc ấy, ông nhận ra rằng mình và Ellie đã dành cho nhau một cuộc đời ý nghĩa hơn bất kỳ chuyến phiêu lưu nào và giờ là lúc giúp đỡ Russell để cậu bé không đơn độc trong chuyến phiêu lưu đầu đời.
Boo tạm biệt “Kitty” trong “Monster, Inc”
Trong Monster, Inc., các quái vật tại thành phố Monstropolis như Sulley hay Mike có trách nhiệm phải hù dọa trẻ em để lấy năng lượng từ những tiếng thét. Nhưng trong một lần tình cờ, Sulley đưa cô bé Boo tới thành phố quái vật và khiến nơi đây náo loạn. Nhưng cuộc gặp gỡ bất ngờ này cũng là sự khởi đầu cho một tình bạn giữa Sulley và bé Boo.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong con mắt bé Boo, Sulley không phải một quái vật hung dữ mà chỉ như một con mèo xanh khổng lồ, và đó là lý do cô bé gọi Sulley bằng cái tên âu yếm - Kitty. Nhưng cuộc vui nào rồi cũng có hồi kết. Dù rất buồn, Sulley và Mike vẫn phải trả lại người bạn mới quen này về thế giới loài người. Khoảnh khắc cô bé Boo mở cánh cửa tủ và nhận ra “Kitty” đã rời xa mãi mãi là một trong những cảnh phim xúc động nhất mà hãng Pixar từng thực hiện.
Chú chuột Remy chinh phục nhà phê bình Anton trong “Ratatouille”
Nhà phê bình ẩm thực Anton Ego trong Ratatouille nổi tiếng là một người khó tính và có thể khiến một nhà hàng tại Paris phải “dẹp tiệm” chỉ sau một bài viết chê bai. Thế nhưng chú chuột mê nấu ăn Remy lại có thể chinh phục vị giác của ông với món ăn Ratatouille. Khi vừa nếm thử miếng đầu tiên, Anton ngỡ ngàng đến mức đánh rơi cây bút và trở về miền ký ức thơ ấu. Ngày ấy, ông vẫn là cậu bé hạnh phúc được thưởng thức món ăn tràn ngập tình yêu thương của mẹ.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Món ăn của Remy đã đánh thức ký ức hạnh phúc ấy và đem lại cho Anton tình yêu đơn thuần với thức ăn. Kỳ tích của Remy đã chứng tỏ thông điệp “một nghệ sĩ vĩ đại có thể đến từ bất cứ nơi đâu” của bộ phim.
Gia đình siêu nhân hợp sức trong “The Incredibles”
Bộ phim hành động hiếm hoi của Pixar là The Incredibles đã giành Oscar cho “Phim hoạt hình hay nhất” vào năm 2005. The Incredibles không chỉ giàu tính giải trí mà còn đề cao sức mạnh của gia đình, tiêu biểu qua màn kết hợp giữa những siêu nhân mang họ Parr ở cuối phim. Người cha Bob Parr mang sức mạnh siêu phàm, người mẹ Helen có khả năng kéo dãn trong khi cả ba đứa con của họ cũng sở hữu những siêu năng lực riêng.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Khi đối đầu với kẻ thù chung đe dọa tới niềm an nguy của thành phố, cả gia đình Incredible hợp sức chống lại hắn. Từ người cha tới bé Jack Jack bé bỏng đều có cơ hội trổ tài. Chính nhờ điều đó mà tên ác nhân Syndrome nhanh chóng bị hạ gục. Sức mạnh của tình cảm gia đình là chìa khóa dẫn tới thành công ấy.
Wall-E và EVE thể hiện tình cảm trong “Wall-E”
Chàng là Wall-E, vốn chỉ là một robot cũ kỹ dọn rác trên Trái Đất đã bị bỏ hoang do quá ô nhiễm. Nàng là EVE - một robot hiện đại với vẻ ngoài hào nhoáng. Sự khác biệt ấy không ngăn cản được tình yêu của họ trong Wall-E. Khi EVE trở lại Trái Đất để tìm dấu hiệu của mầm sống, nàng robot này đã gặp và nhận được sự giúp đỡ của Wall-E.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Sau khi tìm được mầm cây, họ cùng nhau lên không gian và tới con tàu mẹ chứa những người còn sót lại của Trái Đất. EVE tưởng như đã đánh mất mầm cây và khi nhận ra rằng Wall-E đã tìm được nó, nàng robot không giấu nổi cảm giác hạnh phúc. Trường đoạn hai người máy hạnh phúc bay giữa không gian vô trọng lực và được vây quanh bởi những vì sao xứng đáng là một trong những khoảnh khắc lãng mạn nhất của điện ảnh thế giới năm 2008.
Dàn đồ chơi có sự sống trong “Toy Story”
Năm 1995, bộ phim Toy Story của hãng Pixar thành công rực rỡ cả về doanh thu lẫn chất lượng. Tác phẩm này nhanh chóng chinh phục cả người lớn lẫn trẻ em nhờ đồ họa bắt mắt, nội dung lôi cuốn, ý nghĩa và sáng tạo. Khó ai có thể quên cảnh mở đầu phim khi những đồ chơi tưởng như vô tri vô giác bất ngờ sống dậy và có thế giới của riêng mình.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Người xem phải ngỡ ngàng khi chứng kiến những chàng lính nhựa màu xanh, chú khủng long đồ chơi, ngài Khoai Tây hay chàng cao bồi Woody... lần lượt cử động và cất đi tiếng nói khi không có người ở xung quanh. Phần mở đầu sống động ấy đánh dấu mốc đầu tiên cho bộ ba Toy Story gắn liền với tuổi thơ của hàng triệu khán giả.
Đoạn kết của “Toy Story 3”
Nếu như khi Toy Story được ra mắt năm 1995, đa phần đối tượng khán giả của bộ phim vẫn là trẻ em thì khi Toy Story 3 công chiếu năm 2010, những đứa trẻ năm ấy giờ đã trưởng thành. Nhân vật cậu chủ Andy cũng vậy, khi từ một cậu bé say mê với những món đồ chơi đã lớn lên và chuẩn bị bước vào đại học. Trước khi sang chặng đường mới, Andy quyết định tặng lại những món đồ chơi đã gắn bó với mình suốt thời thơ ấu cho một cô bé.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chứng kiến Andy giới thiệu từng món đồ chơi và hướng dẫn bé Bonnie cách sử dụng chúng, nhiều khán giả cho biết họ đã không cầm được nước mắt. Cảnh kết Toy Story 3 đánh dấu sự trưởng thành của Andy lẫn thế hệ khán giả từng say mê các tập đầu của Toy Story, đồng thời đưa Woody và những người bạn tới một ngôi nhà mới mà họ sẽ luôn được nâng niu.
Joy nhận ra tầm quan trọng của Sadness trong “Inside Out”
Trong bộ phim hoạt hình mới Inside Out, Pixar lại một lần nữa chạm vào cảm xúc của khán giả. Phim xoay quanh cuộc đời cô bé Riley và năm cảm xúc trong đầu cô gồm Joy (Vui Vẻ), Angry (Giận Dữ), Digust (Chảnh Chọe), Fear (Sợ Sệt) và Sadness (Buồn Bã). Ban đầu, Joy không chấp nhận sự tồn tại của Sadness khi tìm cách giới hạn phạm vi hoạt động của cảm xúc này.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nhưng chỉ đến khi cùng trải qua một chặng đường trong mê cung ký ức của bộ não, Joy mới nhận ra tầm quan trọng của Sadness. Trong cuộc sống, niềm vui và nỗi buồn luôn song hành với nhau. Phải trải qua những giây phút buồn bã nhất, con người ta mới thấy trân trọng những khoảnh khắc hạnh phúc. Các nhà làm phim của Pixar đã khéo léo truyền tải thông điệp “hãy sống thật với cảm xúc” qua trường đoạn trên.
10 khoảnh khắc đáng nhớ trong các phim hoạt hình của Pixar
Đoạn mở đầu của “Up” hay đoạn kết của “Toy Story 3” từng khiến nhiều khán giả phải rơi lệ vì cảm động.
10 phim hoạt hình hay nhất của hãng Pixar
Lời động viên của Dory trong “Finding Nemo”
Trong Finding Nemo, chú cá hề Marlin chỉ còn duy nhất cậu con trai Nemo bướng bỉnh sau khi vợ Marlin cùng đám trứng đã bị một con cá khác ăn mất. Một ngày nọ, Nemo cũng bị bắt đi mất, dẫn tới việc Marlin vượt muôn trùng đại dương để tìm lại con. Trên đường đi, Marlin đã gặp và được nàng cá đãng trí Dory giúp đỡ.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Khi Marlin đã nản chí vì đánh mất tấm bản đồ, Dory vẫn giữ được sự lạc quan và đưa ra lời khuyên: “Hãy cứ bơi tiếp đi”. Câu nói tưởng như rất đơn giản nhưng lại khiến Marlin có động lực đi tiếp hành trình. Trong một chương trình của nữ MC Ellen DeGeneres (người lồng tiếng cho Dory), cô bé Talia mang trong mình căn bệnh ung thư đã khiến cả khán phòng ứa nước mắt khi hé lộ rằng câu nói của Dory đã giúp bé có nghị lực chống lại bệnh tật.
Trường đoạn mở đầu của “Up”
Khi xem trailer Up, khán giả có thể tưởng tượng về một chuyến phiêu lưu kỳ thú. Nhưng điều ít ai lường trước được là trường đoạn mở đầu cảm động của bộ phim. Khán giả được làm quen với đôi bạn thanh mai trúc mã Carl và Ellie, từ khi họ còn là những đứa trẻ và mơ về hành trình tới “Thác Thiên Đường”.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Năm phút sau đó là những thăng trầm trong cuộc sống của Carl và Ellie khi trưởng thành trong giai điệu Married Life của nhà soạn nhạc Michael Giacchino. Dù ngắn ngủi và không có câu thoại nào, khán giả vẫn cảm nhận được tình yêu đích thực của đôi vợ chồng.
Họ có những năm tháng hạnh phúc và cả những khoảnh khắc buồn bã nhưng không khi nào ngưng dành cho nhau những tình cảm chân thành nhất, luôn bên nhau trước những sóng gió cuộc đời. Nhiều người nhận định rằng năm phút mở đầu của Up có chiều sâu và ý nghĩa hơn nhiều phim tình cảm lãng mạn khác.
Sự xuất hiện và biến mất của ngôi nhà bóng bay trong “Up”
Khoảnh khắc hàng ngàn quả bóng bay xuất hiện và đưa ngôi nhà của ông già Carl trong Up đem lại sự thích thú cho người xem bởi sự sáng tạo và bất ngờ. Những quả bóng biến căn nhà thành một khinh khí cầu di động, đưa ông Carl tới “Thác Thiên Đường” mà ông từng hứa sẽ cùng người vợ Ellie đặt chân tới một ngày nào đó. Ellie đã qua đời và hành động không tưởng của Carl là cách ông thể hiện tình yêu với người đã cùng gắn bó cả cuộc đời.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hành trình tới miền đất hứa ấy của Carl bị xáo trộn với sự xuất hiện của cậu nhóc Russell tinh nghịch. Nhưng khi cùng Russell giải cứu một con chim quý giá, Carl chấp nhận bỏ lại đằng sau ngôi nhà đã chứng kiến biết bao kỷ niệm. Chính trong khoảnh khắc ấy, ông nhận ra rằng mình và Ellie đã dành cho nhau một cuộc đời ý nghĩa hơn bất kỳ chuyến phiêu lưu nào và giờ là lúc giúp đỡ Russell để cậu bé không đơn độc trong chuyến phiêu lưu đầu đời.
Boo tạm biệt “Kitty” trong “Monster, Inc”
Trong Monster, Inc., các quái vật tại thành phố Monstropolis như Sulley hay Mike có trách nhiệm phải hù dọa trẻ em để lấy năng lượng từ những tiếng thét. Nhưng trong một lần tình cờ, Sulley đưa cô bé Boo tới thành phố quái vật và khiến nơi đây náo loạn. Nhưng cuộc gặp gỡ bất ngờ này cũng là sự khởi đầu cho một tình bạn giữa Sulley và bé Boo.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong con mắt bé Boo, Sulley không phải một quái vật hung dữ mà chỉ như một con mèo xanh khổng lồ, và đó là lý do cô bé gọi Sulley bằng cái tên âu yếm - Kitty. Nhưng cuộc vui nào rồi cũng có hồi kết. Dù rất buồn, Sulley và Mike vẫn phải trả lại người bạn mới quen này về thế giới loài người. Khoảnh khắc cô bé Boo mở cánh cửa tủ và nhận ra “Kitty” đã rời xa mãi mãi là một trong những cảnh phim xúc động nhất mà hãng Pixar từng thực hiện.
Chú chuột Remy chinh phục nhà phê bình Anton trong “Ratatouille”
Nhà phê bình ẩm thực Anton Ego trong Ratatouille nổi tiếng là một người khó tính và có thể khiến một nhà hàng tại Paris phải “dẹp tiệm” chỉ sau một bài viết chê bai. Thế nhưng chú chuột mê nấu ăn Remy lại có thể chinh phục vị giác của ông với món ăn Ratatouille. Khi vừa nếm thử miếng đầu tiên, Anton ngỡ ngàng đến mức đánh rơi cây bút và trở về miền ký ức thơ ấu. Ngày ấy, ông vẫn là cậu bé hạnh phúc được thưởng thức món ăn tràn ngập tình yêu thương của mẹ.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Món ăn của Remy đã đánh thức ký ức hạnh phúc ấy và đem lại cho Anton tình yêu đơn thuần với thức ăn. Kỳ tích của Remy đã chứng tỏ thông điệp “một nghệ sĩ vĩ đại có thể đến từ bất cứ nơi đâu” của bộ phim.
Gia đình siêu nhân hợp sức trong “The Incredibles”
Bộ phim hành động hiếm hoi của Pixar là The Incredibles đã giành Oscar cho “Phim hoạt hình hay nhất” vào năm 2005. The Incredibles không chỉ giàu tính giải trí mà còn đề cao sức mạnh của gia đình, tiêu biểu qua màn kết hợp giữa những siêu nhân mang họ Parr ở cuối phim. Người cha Bob Parr mang sức mạnh siêu phàm, người mẹ Helen có khả năng kéo dãn trong khi cả ba đứa con của họ cũng sở hữu những siêu năng lực riêng.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Khi đối đầu với kẻ thù chung đe dọa tới niềm an nguy của thành phố, cả gia đình Incredible hợp sức chống lại hắn. Từ người cha tới bé Jack Jack bé bỏng đều có cơ hội trổ tài. Chính nhờ điều đó mà tên ác nhân Syndrome nhanh chóng bị hạ gục. Sức mạnh của tình cảm gia đình là chìa khóa dẫn tới thành công ấy.
Wall-E và EVE thể hiện tình cảm trong “Wall-E”
Chàng là Wall-E, vốn chỉ là một robot cũ kỹ dọn rác trên Trái Đất đã bị bỏ hoang do quá ô nhiễm. Nàng là EVE - một robot hiện đại với vẻ ngoài hào nhoáng. Sự khác biệt ấy không ngăn cản được tình yêu của họ trong Wall-E. Khi EVE trở lại Trái Đất để tìm dấu hiệu của mầm sống, nàng robot này đã gặp và nhận được sự giúp đỡ của Wall-E.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Sau khi tìm được mầm cây, họ cùng nhau lên không gian và tới con tàu mẹ chứa những người còn sót lại của Trái Đất. EVE tưởng như đã đánh mất mầm cây và khi nhận ra rằng Wall-E đã tìm được nó, nàng robot không giấu nổi cảm giác hạnh phúc. Trường đoạn hai người máy hạnh phúc bay giữa không gian vô trọng lực và được vây quanh bởi những vì sao xứng đáng là một trong những khoảnh khắc lãng mạn nhất của điện ảnh thế giới năm 2008.
Dàn đồ chơi có sự sống trong “Toy Story”
Năm 1995, bộ phim Toy Story của hãng Pixar thành công rực rỡ cả về doanh thu lẫn chất lượng. Tác phẩm này nhanh chóng chinh phục cả người lớn lẫn trẻ em nhờ đồ họa bắt mắt, nội dung lôi cuốn, ý nghĩa và sáng tạo. Khó ai có thể quên cảnh mở đầu phim khi những đồ chơi tưởng như vô tri vô giác bất ngờ sống dậy và có thế giới của riêng mình.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Người xem phải ngỡ ngàng khi chứng kiến những chàng lính nhựa màu xanh, chú khủng long đồ chơi, ngài Khoai Tây hay chàng cao bồi Woody... lần lượt cử động và cất đi tiếng nói khi không có người ở xung quanh. Phần mở đầu sống động ấy đánh dấu mốc đầu tiên cho bộ ba Toy Story gắn liền với tuổi thơ của hàng triệu khán giả.
Đoạn kết của “Toy Story 3”
Nếu như khi Toy Story được ra mắt năm 1995, đa phần đối tượng khán giả của bộ phim vẫn là trẻ em thì khi Toy Story 3 công chiếu năm 2010, những đứa trẻ năm ấy giờ đã trưởng thành. Nhân vật cậu chủ Andy cũng vậy, khi từ một cậu bé say mê với những món đồ chơi đã lớn lên và chuẩn bị bước vào đại học. Trước khi sang chặng đường mới, Andy quyết định tặng lại những món đồ chơi đã gắn bó với mình suốt thời thơ ấu cho một cô bé.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chứng kiến Andy giới thiệu từng món đồ chơi và hướng dẫn bé Bonnie cách sử dụng chúng, nhiều khán giả cho biết họ đã không cầm được nước mắt. Cảnh kết Toy Story 3 đánh dấu sự trưởng thành của Andy lẫn thế hệ khán giả từng say mê các tập đầu của Toy Story, đồng thời đưa Woody và những người bạn tới một ngôi nhà mới mà họ sẽ luôn được nâng niu.
Joy nhận ra tầm quan trọng của Sadness trong “Inside Out”
Trong bộ phim hoạt hình mới Inside Out, Pixar lại một lần nữa chạm vào cảm xúc của khán giả. Phim xoay quanh cuộc đời cô bé Riley và năm cảm xúc trong đầu cô gồm Joy (Vui Vẻ), Angry (Giận Dữ), Digust (Chảnh Chọe), Fear (Sợ Sệt) và Sadness (Buồn Bã). Ban đầu, Joy không chấp nhận sự tồn tại của Sadness khi tìm cách giới hạn phạm vi hoạt động của cảm xúc này.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nhưng chỉ đến khi cùng trải qua một chặng đường trong mê cung ký ức của bộ não, Joy mới nhận ra tầm quan trọng của Sadness. Trong cuộc sống, niềm vui và nỗi buồn luôn song hành với nhau. Phải trải qua những giây phút buồn bã nhất, con người ta mới thấy trân trọng những khoảnh khắc hạnh phúc. Các nhà làm phim của Pixar đã khéo léo truyền tải thông điệp “hãy sống thật với cảm xúc” qua trường đoạn trên.
Chủ đề tương tự
Người đăng:
hoithao101
Ngày đăng:
Người đăng:
duongminhtan
Ngày đăng:
Người đăng:
duongminhtan
Ngày đăng: