Hạng B2
Năm 2011 chứng kiến sự đi lên của Fiat/Chrysler cùng nhà lãnh đạo Sergio Marchionne, Hyundai cũng chứng tỏ sức sống dưới bàn tay Chung Mong Koo, trong khi Ford tiếp tục thành công dưới triều đại của Alan Mulally.
Dưới dây là danh sách 10 nhân vật quyền lực nhất của ngành công nghiệp ôtô 2012 do tạp chí Motor Trend bình chọn:
1. Sergio Marchionne - CEO Fiat/Chrysler
Xếp hạng 2011: 9
Dưới tài lãnh đạo của Marchionne, Chrysler đã nhanh chóng chuyển từ một công ty đang gặp vô vàn khó khăn với thị phần liên tục sụt giảm trở thành một hãng trỗi dậy mạnh mẽ với doanh số luôn tăng trưởng. Những mẫu xe mang thương hiệu Chrysler như Jeep Wrangler hay Chrysler 200 luôn thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Chrysler đã chính thức quay trở lại là một trong ba đại gia của xứ sở Detroit.
t742461.jpg

Trở thành CEO của Fiat vào năm 2005, Sergio Marchionne đã cứu nhà sản xuất này khỏi tình trạng khốn đốn. Ông đã biến những thua lỗ thành khoản lợi nhuận kếch xù 3,2 tỷ euro (4,6 tỷ USD) vào năm 2007.
Khi “ông lớn” Chrysler lung lay, Sergio Marchionne đã rat ay và giúp nhà sản xuất này tránh rơi vào tình trạng phá sản. Hiện tại Fiat nắm 20% cổ phần của Chrysler.
Steven Rattner, cựu trưởng ban cố vấn của Nhà Trắng về công nghiệp ôtô, nhận xét Marchionne có thể nhanh chóng biến từ một người vui vẻ thành nhà đàm phán cứng rắn.
Cùng điều hành hai hãng ôtô "nhưng không giống Ghosn, Marchionne nói nhiều và có phong cách riêng. Nhưng cũng giống Ghosn, Marchionne có thể đi khắp các châu lục thường xuyên hơn rất nhiều doanh nhân khác".
2. Chung Mong Koo - Chủ tịch tập đoàn Hyundai
Xếp hạng 2011: 5
Dưới tài năng lãnh đạo của Chung Mong Koo, Hyundai và công ty con Kia đã từng bước hoàn thành những mục tiêu mà ông đề ra. Hiện tại, Hyundai đang kém Ford khoảng 27.000 xe, vì vậy kế hoạch của hãng xe hơi Hàn Quốc trong năm tới là vượt qua Ford để giành vị trí nhà sản xuất lớn thứ 4 thế giới.
t742462.jpg

Ngoài ra, sự cải thiện về phong cách cũng như chất lượng các sản phẩm đã giúp thương hiệu Hyundai-Kia ngày càng chiếm được cảm tình tại cái thị trường trọng điểm như Tây Âu và Bắc Mỹ.
Trở thành Chủ tịch Hyundai Motor vào năm 1998, giữa lúc khủng hoảng tài chính châu Á đang xảy ra, ông Chung Mong Koo gặp không ít khó khăn khi mới bắt đầu đảm trách vai trò này. Ông không có nhiều kinh nghiệm về sản xuất xe hơi. Tuy nhiên, ông Chung Mong Koo đã từng bước xây dựng một Hyundai vững mạnh và đáng tin cậy. Với triết lý mọi sản phẩm làm ra phải hoàn hảo, ông đã đưa Hyundai từ một nhãn hiệu rẻ tiền trở thành một trong những hiệu xe hơi có hạng trên thế giới.
Ông từng bỏ ra đến sáu năm để liên tục truyền đạt cho nhân viên nguyên tắc làm việc không sai sót. Và kết quả thật ấn tượng. Chỉ vài năm trước đây, đối với nhiều người, cái tên Hyundai đồng nghĩa với một “sản phẩm tồi”. Nay mọi chuyện đã khác. Nhờ các dòng xe phổ thông và thể thao được thiết kế thời trang, giá cả phải chăng và có độ bền cao, Hyundai đang vươn lên, giành thị phần của những hãng xe hàng đầu thế giới.
3. Alan Mulally - Chủ tịch kiêm CEO của Ford Motor
Xếp hạng năm 2011: 1
Alan Mulally, 66 tuổi, rời bỏ vị trí điều hành phân nhánh máy bay thương mại mà ông đã gắn bó lâu năm tại Boeing để về đầu quân cho Ford năm 2006. Vào thời điểm đó, Ford đang ở trong tình trạng tệ nhất trong “tam đại gia” ôtô Mỹ. Tuy nhiên, với sự góp mặt của Mulally, cục diện đã thay đổi.
t742463.jpg

Dưới sự lãnh đạo của CEO Alan Mulally, Ford đã bán các tài sản không thực sự quan trọng cho tương lai sống còn của tập đoàn, như thương hiệu Jaguar, và dồn sự tập trung vào phát triển thương hiệu Ford, với một số mẫu xe mới như Fusion hybrid, mẫu Taurus mới, và Fiesta.
Dấu ấn lớn nhất của Alan Mulally chính là giúp Ford vượt qua cuộc khủng hoảng mà không cần tới sự trợ giúp từ chính phủ như GM hay Chrysler.
Năm 2009, Ford lãi ròng 2,7 tỷ USD, một bước tiến lớn đối với hãng này, vì năm trước đó, họ còn lỗ gần 15 tỷ USD. Năm 2010, Ford còn làm tốt hơn thế khi đạt lợi nhuận 6,6 tỷ USD.
2011 sẽ tiếp tục là một năm thành công đối với Ford, khi những mẫu xe then chốt của hãng luôn đạt doanh số cao như F-Series, Fiesta hay Escape.
Ford đã đạt lợi nhuận 10 quý liên tiếp, bao gồm cả 1,65 tỷ USD lãi ròng trong quý III/2011 vừa qua.
4. Martin Winterkorn - Chủ tịch Volkswagen AG
Xếp hạng 2011: 4
Chủ tịch Martin Winterkorn kết hợp với cố vấn cao cấp Ferdinand Piech trở thành một bộ đôi hoàn hảo để đưa Volkswagen vươn tới những thành công mới. Trong danh sách của Motor Trend, Winterkorn vẫn giữ được vị trí so với năm ngoái.
t742464.jpg

Volkswagen ngày càng lớn mạnh tại các thị trường Đức, Brazil, đặc biệt là Trung Quốc – nơi Volkswagen đang dẫn đầu. Không những vậy, chủ tịch Martin Winterkorn còn đặt mục tiêu đạt mốc 1 triệu chiếc xe tại Mỹ vào năm 2018 dựa trên những “con bài chiến lược” như Golf VI mới hay các dòng sản phẩm của Audi.
Chắc chắn Chủ tịch Martin Winterkorn sẽ còn có bước tiến dài trong tương lai khi vẫn có sự cố vấn của Ferdinand Piech.
5. Mark Ruess - Phó Chủ tịch GM, Chủ tịch GM Bắc Mỹ
Xếp hạng 2011: 6
Mark Ruessngười có công lớn trong việc kiến tạo một GM mới. Gắn bó với GM từ thập niên 80, ông Reuss giám sát hoạt động phát triển nhiều sản phẩm quan trọng của tập đoàn với tư cách là kỹ sư trưởng. Ông từng lãnh đạo GM Holden tại Úc và New Zealand trong thời kỳ tái cơ cấu của công ty từ tháng 2/2008 đến tháng 7/2009 trước khi trở về đại bản doanh của GM tại Mỹ.
t742465.jpg

Ông hứa hẹn từ nay khách hàng sẽ thấy sự thay đổi của GM qua mỗi năm, cả về sản phẩm và cách thức hoạt động.
6. Ferdinand Piech - Cố vấn cao cấp của Volkswagen AG
Xếp hạng năm 2011: 2
Năm 2008, Porsche lăm le muốn thôn tính Volkswagen. Tuy nhiên, cuộc Đại Suy thoái đã khiến Porsche từ một trong những công ty có lợi nhuận lớn nhất thế giới trở thành con nợ với khoản tiền khổng lồ lên đến 14,2 tỷ đô la. Khi Porsche không thể trả được khoản nợ này, Piech đã ra tay “cứu giúp” bằng cách dùng cổ phiếu của Volkswagen mua lại.
t742466.jpg

Piech đã chiến thắng trong cuộc chiến nội bộ, đánh bại người em họ Wolfgang Porsche, và buộc Wendelin Wiedeking, giám đốc điều hành Porsche phải từ chức ngay sau lễ ra mắt của mẫu xe Panamera.
Tuy nhiên, tất cả vẫn chưa kết thúc. Volkswagen đang sở hữu 42% cổ phần Porsche với trị giá 4,9 tỷ USD. Thế nhưng, cổ đông lớn nhất của Volkswagen, một quỹ đầu tư dầu lửa Nauy, cho rằng thương vụ này chỉ tốt cho gia đình Piech và gia đình Porsche chứ không mang lại lợi lộc gì cho công ty.
Mục tiêu trước mắt của ông Ferdinand Piech là mua lại thương hiệu Alfa Romeo từ tập đoàn Fiat, và thậm chí là cả Ferrari. Mục tiêu xa hơn: vượt Toyota để trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới vào năm 2015.
7. Walter de Silva - Thiết kế trưởng của Volkswagen
Xếp hạng 2011: 11
Lại một nhân vật của Volkswagen xuất hiện trong danh sách của Motor Trend. Nếu như Ferdinand Piech đưa ra những lời cố vấn, Martin Winterkornthực hiện thì Walter de Silvalại đóng vai trò về thẩm mỹ trong các dòng sản phẩm của Volkswagen.
t742467.jpg

Walter de Silva đã rời Alfa Romeo về đầu quân cho Volkswagen. Ông là người có ảnh hưởng lớn đến việc thiết kế các mẫu xe như: Alfa Romeo 147 và 156, sản phẩm Seat, Audi Nuvolari Quattro, Audi A6 hiện tại, Q7, VW Polo, Lamborghini Miura concept (2006), Audi TT, R8, A5, và A4.
Mục tiêu mà Walter de Silvahướng tới là đưa thiết kế của Volkswagen dẫn dầu phân khúc xe nhỏ về thẩm mỹ và xây dựng hình ảnh Audi như một khái niệm mới về xe sang.
8. John Krafcik - Chủ tịch kiêm CEO của Hyundai Mỹ
Xếp hạng 2011: 10
Tại triển lãm ôtô Chicago diễn ra đầu năm 2010, John Krafcik đã từng nói: “Chúng tôi đang chuẩn bị cho một cuộc cách mạng và bây giờ là thời điểm thích hợp để tiến hành cuộc cách mạng đó.”
Ông cùng đội ngũ nhân viên của mình đã thực hiện theo đúng như lời tuyên bố, trong đó nổi bật nhất chính là chương trình bảo đảm chất lượng mang tên Hyundai Assurance Plan. Chương trình này không những giúp ông leo lên 11 bậc so với năm ngoái mà còn giúp thay đổi quan niệm về xe Hàn xấu, kém bền mất giá của người tiêu dùng trước đây. Người ta càng ngày càng nhận ra lái xe Hyundai cũng rất thú vị.
t742469.jpg

Có thể nhận thấy rõ sự thành công của Hyundai, trong đó có đóng góp không nhỏ của John Krafcik khi xu hướng người tiêu chùng đang chuyển dần từ lựa chọn các dòng xe sang như Mercedes hay BMW sang loại xe sang giá mềm như Genesis.
John Krafcik là mẫu lãnh đạo được nhiều công ty săn tìm, trong đó có cả GM. Tuy nhiên, khi còn được chủ tịch Chung Mong Koo yêu thích thì tương lai của John Krafcik vẫn rộng mở.
9. Dan Akerson – Chủ tịch kiêm CEO General Motors (GM)
Xếp hạng 2011: 27
Akerson, 62 tuổi, đảm nhiệm luôn vị trí chủ tịch kiêm CEO của “gã khổng lồ” General Motors (GM) từ tháng 12/2010.
Akerson đã có ghế trong hội đồng quản trị của GM từ tháng 7/2009. Trước đây, ông từng làm CEO và chủ tịch của XO Communications, Nextel Communications và General Instrument Corp. Ông hiện cũng có tên trong hội đồng quản trị của American Express Co.
t742470.jpg

Dưới sự lãnh đạo của Dan Akerson, GM đã gặt hái thành công rực rỡ tại Trung Quốc, Ấn Độ đồng thời đưa hãng này vượt qua Toyota giành lại vị trí số 1 thế giới.
Sau 3 quý đầu năm 2011, GM bán tổng cộng 6,79 triệu xe, bỏ xa nhà quán quân 3 năm gần đây Toyota tới 1 triệu xe.
10. Norbert Reithofer - Chủ tịch kiêm CEO BMW
Xếp hạng 2011: 25
Thành công vượt trội của BMW trong năm 2011 là lý do đưa ông Norbert Reithofer vào danh sách top 10 người đàn ông quyền lực nhất.
t742471.jpg

Theo phân tích của Autonews, với ba thương hiệu chủ chốt BMW, Mini và Rolls-Royce, hãng xe Đức BMW đã có một năm thành công trên cả mong đợi. BMW không chỉ tiếp tục duy trì vị trí số 1 trên phân khúc hạng sang khi bỏ xa các đối thủ cạnh tranh, mà còn được dự đoán sẽ vượt qua kỷ lục doanh số 1,276 triệu xe năm 2007.
Trong 11 tháng đầu năm 2011, BMW đã đạt doanh số 1,25 triệu xe. Cộng thêm các đơn đặt hàng trong tháng 12 doanh số bán của BMW trong năm 2011 chắc chắn sẽ vượt năm 2007.
Gia Minh
Theo Bưu Điện Việt Nam
 
Hạng D
12/10/10
1.610
20.015
133
Có đủ mặt anh tài, VW, Ford, GM,BMW...... nhưng... Akio Toyoda đi đâu rồi?:D trong danh sách có tới 2 cái tên đến từ Hyundai, chứng tỏ Hyundai - Kia đang vươn lên mạnh mẽ và thế giới cũng ghi nhận điều đó, riêng Việt Nam ta khác, vẫn một mực tôn thờ Toyota.hahaha
 
Last edited by a moderator: