Năm 2023, việc thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, có sự chuyển biến vượt bậc, đặc biệt là hệ thống đường bộ cao tốc.
Đây cũng là năm ngành GTVT có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công kỷ lục, đóng góp lớn vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Báo Giao thông bình chọn 10 sự kiện nổi bật ngành GTVT năm 2023.
1. Chính phủ trình Quốc hội thông qua loạt cơ chế đặc thù cho các dự án giao thông
Các đại biểu quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua nghị quyết.
Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua phương án Chính phủ trình về Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ với số phiếu ủng hộ gần như tuyệt đối. Đây được xem như đột phá trong thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn tại các dự án giao thông như: Cho phép vốn góp ngân sách Nhà nước vượt quá 50% theo quy định tại Luật PPP tại hai dự án cao tốc (Đồng Đăng - Trà Lĩnh; Dự án đường bộ ven biển Thái Bình); UBND cấp tỉnh được làm cơ quan chủ quản, được sử dụng ngân sách địa phương và vốn hợp pháp khác đầu tư các dự án quốc lộ, đường cao tốc mà Chính phủ đề xuất.
Quốc hội cho phép nhà thầu thi công trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại 21 dự án. Thời gian làm thủ tục sẽ rút ngắn từ 8 - 10 tháng so với quy trình thông thường. Quốc hội cũng chấp thuận một số quy định trong triển khai dự án đi qua nhiều địa phương, sử dụng nguồn dự phòng ngân sách trung hạn cho dự án giao thông.
2. Trình Quốc hội Luật Giao thông đường bộ, trình Chính phủ đề án quan trọng về đường sắt, hàng không
Ngày 10/11, Bộ trưởng Bộ GTVT đọc tờ trình dự thảo Luật Giao thông đường bộ trước Quốc hội. Cùng với Luật Trật tự An toàn giao thông do Bộ Công an soạn thảo, hai bộ luật được kỳ vọng sẽ tạo ra sự chuyển biến trong đầu tư, khai thác hạ tầng và giảm tai nạn giao thông đường bộ.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đọc tờ trình dự thảo Luật Giao thông đường bộ trước Quốc hội ngày 10/11.
Năm 2023, Bộ GTVT ban hành 40 Thông tư theo thẩm quyền; trình Chính phủ 13/13 Nghị định; trình đề xuất sửa đổi Luật Đường sắt và Luật Hàng không, hoàn thành 100% kế hoạch.
Trong năm, Bộ đã trình Chính phủ đề án huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không và đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Bộ đang xây dựng quy hoạch chi tiết, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành phù hợp quy hoạch tổng thể quốc gia.
3. Vận tải phục hồi, tái cơ cấu mạnh mẽ
Năm 2023, vận tải phục hồi và có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu thị phần, vận tải đường thủy, đường sắt tăng trưởng san sẻ áp lực cho đường bộ, giúp kích cầu du lịch, giao thương.
Tổng công ty Đường sắt VN tổ chức khai trương hoạt động liên vận quốc tế bằng đường sắt tại ga Kép (thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) ngày 18/2/2023.
Sản lượng hàng hóa tăng 12,9%, luân chuyển hàng hóa tăng 10,5% so với cùng kỳ. Sản lượng hành khách tăng 11,5% luân chuyển hành khách tăng 23% so với cùng kỳ.
Vietnam Airlines, Vietjet Air liên tiếp mở đường bay mới tới Australia, Ấn Độ, Busan, Hồng Kông, Đài Bắc (Trung Quốc)…
Sau nhiều năm thua lỗ, Tổng công ty Đường sắt VN thông báo kết quả kinh doanh vận tải 3 quý năm 2023 có doanh thu thuần gần 2.050 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế từ vận tải vượt kế hoạch. Bộ GTVT lập ga liên vận quốc tế tại Ga Kép (Bắc Giang), hàng hóa xuất khẩu từ ga Sóng Thần, Bình Dương đi Trung Quốc.
Lĩnh vực hàng hải, đường thuỷ tiếp tục được khơi thông điểm nghẽn hạ tầng. Năm qua âu tầu và hệ thống luồng Ninh Cơ được khánh thành, kênh Quan Chánh Bố, luồng sông Hậu được nâng cấp cải tạo, rộng đường cho các mặt hàng tỷ đô của Việt Nam ra trường quốc tế.
Chi phí và thời gian vận tải giảm, phí xếp dỡ tại cảng biển giữ ở mức ổn định đã giúp Việt Nam đứng thứ 10 trên 50 thị trường logistics mới nổi (theo báo cáo do Agility công bố). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 14-16%.
4. Việt Nam nằm trong tốp 45 quốc gia có nạn nhân tử vong do TNGT giảm trên 30%
Theo báo cáo An toàn giao thông đường bộ toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong số 45 quốc gia có tỷ lệ nạn nhân tử vong do TNGT đường bộ giảm trên 30% trong giai đoạn 2011-2020.
Sự quyết liệt trong xử lý vi phạm nồng độ cồn của lực lượng CSGT được người dân đồng tình ủng hộ, góp phần kiềm chế số người chết, số người bị thương vì tai nạn giao thông. Ảnh: Tạ Hải.
Số nạn nhân tử vong do TNGT giảm từ 25,4 người/100.000 dân vào năm 2010 xuống còn 17,7 người/100.000 dân vào năm 2021 (giảm 43,5%).
Năm 2023 sự quyết liệt trong xử phạt nguội và xử lý vi phạm nồng độ cồn của lực lượng CSGT được người dân đồng tình ủng hộ, góp phần kiềm chế số người chết, số người bị thương vì tai nạn giao thông.
Đây là thành tích xứng đáng của Việt Nam sau nhiều năm cả hệ thống chính trị vào cuộc trong cuộc chiến giảm tai nạn giao thông.
5. Lần đầu phân cấp nhiều dự án, thủ tục hành chính cho địa phương
Đến hết năm 2023, có tới 25 dự án đường bộ cao tốc đã được phân cấp địa phương là cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chủ quản.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là một trong 9 dự án được phân cấp cho địa phương.
Trong đó, có 9 dự án đầu tư công, gồm các tuyến cao tốc: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu, Tuyên Quang - Hà Giang, Hòa Bình - Mộc Châu; Tuyên Quang - Phú Thọ; cầu Sông Đáy thuộc dự án cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng và dự án đường Vành đai 3 TP.HCM.
Có 16 dự án đầu tư theo phương thức PPP. Đến nay đã có 4 dự án hoàn thành đưa vào khai thác (Bắc Giang - Lạng Sơn, Quảng Ninh - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn, Vân Đồn - Móng Cái).
Có 5 dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư và 7 dự án đang lập chủ trương đầu tư.
Việc phân cấp phân quyền triệt để cho địa phương quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý vận tải, phương tiện và người lái đang tạo ra luồng gió mới, phát huy nguồn lực, sự chủ động của địa phương, góp phần thực hiện các mục tiêu chung về giao thông vận tải.
6. Đồng loạt khởi công, khánh thành các dự án giao thông lớn
Năm 2023 mở đầu với sự kiện khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 sau hành trình thần tốc hoàn thiện thủ tục đầu tư. Lần đầu tiên trong lịch sử, việc khởi công các dự án được thực hiện đồng thời trên phạm vi trải dài hơn 729km.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, ngành và các địa phương thực hiện nghi thức khánh thành 4 công trình giao thông quan trọng gồm: Cảng hàng không Điện Biên, cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, cầu Mỹ Thuận 2 và cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ ngày 24/12. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Trong năm, nhiều dự án đã được khởi công, khánh thành đồng loạt với hình thức trực tuyến tại nhiều địa phương trên cả nước tạo ra một khí thế mới, thay da đổi thịt hạ tầng giao thông.
Tính đến cuối năm, đã khởi công 26 dự án và đưa vào khai thác 20 dự án.
Có tới 475km đường bộ cao tốc được đưa vào sử dụng, nâng tổng số km cao tốc hiện hữu lên gần 1.900km.
7. Giải ngân kỷ lục, 114 nghìn tỷ đồng
Từ hơn 55.000 tỷ đồng của năm 2022, năm 2023, kế hoạch vốn đầu tư công của Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ giao đã lên tới 94 nghìn tỷ đồng.
Với ý chí “chỉ tiến, không lùi”, khối lượng giải ngân của Bộ GTVT tiếp tục giữ ở mức cao hơn bình quân cảnước, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP của cả nước. Ảnh: Tạ Hải.
Việc giải ngân số vốn lên tới 114 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả 19,9 nghìn tỷ vốn sự nghiệp kinh tế) là một thách thức lớn.
Bộ GTVT đã thay đổi tư duy triển khai dự án, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành theo phương châm: Sản lượng xây lắp phải tăng, khối lượng giải ngân mới lũy tiến. Khi cần, các nhà thầu phải vì mục tiêu chung, san sẻ vật liệu. Dự án giải ngân thấp phải cân đối ngay sang dự án cao; Dự án chậm giải ngân kéo dài, người đứng đầu chủ đầu tư/Ban QLDA phải chịu trách nhiệm.
Với ý chí "chỉ tiến, không lùi", khối lượng giải ngân của Bộ GTVT đạt trên 95% so kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục giữ ở mức cao hơn bình quân cả nước, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP của cả nước.
8. Điểm sáng chuyển đổi số
Năm 2023, Bộ GTVT đã đưa vào sử dụng nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu để kết nối, khai thác dữ liệu của 4 bộ, ngành và chia sẻ dữ liệu với 6 bộ, 34 địa phương, gần 46 triệu dữ liệu được chia sẻ, tăng 1,5 lần so với năm 2022.
Việc đổi GPLX theo hình thức trực tuyến giúp người dân tiết kiệm thời gian và chi phí.
Đến hết tháng 11/2023, Bộ GTVT đã hoàn thành 5/6 chỉ tiêu và 20/25 nhiệm vụ về xây dựng chính phủ điện tử, chuyển đổi số.
Hoàn thành bổ sung 79 dịch vụ công trực tuyến, nâng tổng số dịch vụ trên cổng dịch vụ công lên 319 dịch vụ/418 thủ tục hành chính (đạt 76,3%).
Bộ GTVT đã đơn giản hóa 42/76 thủ tục hành chính về giấy tờ công dân; Cắt giảm 93/384 thủ tục hành chính có mẫu đơn, tờ khai; Cắt giảm, đơn giản hóa 26/1.044 thủ tục quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý.
9. Tháo gỡ tồn tại đăng kiểm, xử lý vướng mắc dự án BOT, SBIC
Với tinh thần đối diện với các tồn tại, thần tốc xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đăng kiểm, Bộ GTVT đã ban hành các Thông tư để triệt để giải quyết các vấn đề của đăng kiểm, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.
Năm 2023, Bộ GTVT đã ban hành các Thông tư để triệt để giải quyết các vấn đề của đăng kiểm, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. Ảnh: Tạ Hải.
Một số vấn đề tồn tại nhiều năm đang từng bước được tháo gỡ như hoàn thiện trình chính phủ và Chính phủ đã ban hành chủ trương xử lý Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy VN (SBIC) và phương án xử lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án BOT.
10. Tổng rà soát quản lý vận tải tại 63 tỉnh, thành
Việc tổng rà soát quản lý vận tải tại 63 tỉnh, thành để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải khách là cơ sở để sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật để nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về vận tải (ảnh minh họa).
Để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải khách, Bộ GTVT đã thành lập 4 đoàn kiểm tra công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Sở GTVT, Sở GTVT - Xây dựng toàn quốc. Từ đó, nghiên cứu sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật để nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước.
Đây được xem là động thái quyết liệt nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm, hướng dẫn các đơn vị được kiểm tra thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Đây cũng là năm ngành GTVT có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công kỷ lục, đóng góp lớn vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Báo Giao thông bình chọn 10 sự kiện nổi bật ngành GTVT năm 2023.
1. Chính phủ trình Quốc hội thông qua loạt cơ chế đặc thù cho các dự án giao thông
Các đại biểu quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua nghị quyết.
Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua phương án Chính phủ trình về Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ với số phiếu ủng hộ gần như tuyệt đối. Đây được xem như đột phá trong thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn tại các dự án giao thông như: Cho phép vốn góp ngân sách Nhà nước vượt quá 50% theo quy định tại Luật PPP tại hai dự án cao tốc (Đồng Đăng - Trà Lĩnh; Dự án đường bộ ven biển Thái Bình); UBND cấp tỉnh được làm cơ quan chủ quản, được sử dụng ngân sách địa phương và vốn hợp pháp khác đầu tư các dự án quốc lộ, đường cao tốc mà Chính phủ đề xuất.
Quốc hội cho phép nhà thầu thi công trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại 21 dự án. Thời gian làm thủ tục sẽ rút ngắn từ 8 - 10 tháng so với quy trình thông thường. Quốc hội cũng chấp thuận một số quy định trong triển khai dự án đi qua nhiều địa phương, sử dụng nguồn dự phòng ngân sách trung hạn cho dự án giao thông.
2. Trình Quốc hội Luật Giao thông đường bộ, trình Chính phủ đề án quan trọng về đường sắt, hàng không
Ngày 10/11, Bộ trưởng Bộ GTVT đọc tờ trình dự thảo Luật Giao thông đường bộ trước Quốc hội. Cùng với Luật Trật tự An toàn giao thông do Bộ Công an soạn thảo, hai bộ luật được kỳ vọng sẽ tạo ra sự chuyển biến trong đầu tư, khai thác hạ tầng và giảm tai nạn giao thông đường bộ.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đọc tờ trình dự thảo Luật Giao thông đường bộ trước Quốc hội ngày 10/11.
Năm 2023, Bộ GTVT ban hành 40 Thông tư theo thẩm quyền; trình Chính phủ 13/13 Nghị định; trình đề xuất sửa đổi Luật Đường sắt và Luật Hàng không, hoàn thành 100% kế hoạch.
Trong năm, Bộ đã trình Chính phủ đề án huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không và đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Bộ đang xây dựng quy hoạch chi tiết, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành phù hợp quy hoạch tổng thể quốc gia.
3. Vận tải phục hồi, tái cơ cấu mạnh mẽ
Năm 2023, vận tải phục hồi và có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu thị phần, vận tải đường thủy, đường sắt tăng trưởng san sẻ áp lực cho đường bộ, giúp kích cầu du lịch, giao thương.
Sản lượng hàng hóa tăng 12,9%, luân chuyển hàng hóa tăng 10,5% so với cùng kỳ. Sản lượng hành khách tăng 11,5% luân chuyển hành khách tăng 23% so với cùng kỳ.
Vietnam Airlines, Vietjet Air liên tiếp mở đường bay mới tới Australia, Ấn Độ, Busan, Hồng Kông, Đài Bắc (Trung Quốc)…
Sau nhiều năm thua lỗ, Tổng công ty Đường sắt VN thông báo kết quả kinh doanh vận tải 3 quý năm 2023 có doanh thu thuần gần 2.050 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế từ vận tải vượt kế hoạch. Bộ GTVT lập ga liên vận quốc tế tại Ga Kép (Bắc Giang), hàng hóa xuất khẩu từ ga Sóng Thần, Bình Dương đi Trung Quốc.
Lĩnh vực hàng hải, đường thuỷ tiếp tục được khơi thông điểm nghẽn hạ tầng. Năm qua âu tầu và hệ thống luồng Ninh Cơ được khánh thành, kênh Quan Chánh Bố, luồng sông Hậu được nâng cấp cải tạo, rộng đường cho các mặt hàng tỷ đô của Việt Nam ra trường quốc tế.
Chi phí và thời gian vận tải giảm, phí xếp dỡ tại cảng biển giữ ở mức ổn định đã giúp Việt Nam đứng thứ 10 trên 50 thị trường logistics mới nổi (theo báo cáo do Agility công bố). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 14-16%.
4. Việt Nam nằm trong tốp 45 quốc gia có nạn nhân tử vong do TNGT giảm trên 30%
Theo báo cáo An toàn giao thông đường bộ toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong số 45 quốc gia có tỷ lệ nạn nhân tử vong do TNGT đường bộ giảm trên 30% trong giai đoạn 2011-2020.
Sự quyết liệt trong xử lý vi phạm nồng độ cồn của lực lượng CSGT được người dân đồng tình ủng hộ, góp phần kiềm chế số người chết, số người bị thương vì tai nạn giao thông. Ảnh: Tạ Hải.
Số nạn nhân tử vong do TNGT giảm từ 25,4 người/100.000 dân vào năm 2010 xuống còn 17,7 người/100.000 dân vào năm 2021 (giảm 43,5%).
Năm 2023 sự quyết liệt trong xử phạt nguội và xử lý vi phạm nồng độ cồn của lực lượng CSGT được người dân đồng tình ủng hộ, góp phần kiềm chế số người chết, số người bị thương vì tai nạn giao thông.
Đây là thành tích xứng đáng của Việt Nam sau nhiều năm cả hệ thống chính trị vào cuộc trong cuộc chiến giảm tai nạn giao thông.
5. Lần đầu phân cấp nhiều dự án, thủ tục hành chính cho địa phương
Đến hết năm 2023, có tới 25 dự án đường bộ cao tốc đã được phân cấp địa phương là cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chủ quản.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là một trong 9 dự án được phân cấp cho địa phương.
Trong đó, có 9 dự án đầu tư công, gồm các tuyến cao tốc: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu, Tuyên Quang - Hà Giang, Hòa Bình - Mộc Châu; Tuyên Quang - Phú Thọ; cầu Sông Đáy thuộc dự án cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng và dự án đường Vành đai 3 TP.HCM.
Có 16 dự án đầu tư theo phương thức PPP. Đến nay đã có 4 dự án hoàn thành đưa vào khai thác (Bắc Giang - Lạng Sơn, Quảng Ninh - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn, Vân Đồn - Móng Cái).
Có 5 dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư và 7 dự án đang lập chủ trương đầu tư.
Việc phân cấp phân quyền triệt để cho địa phương quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý vận tải, phương tiện và người lái đang tạo ra luồng gió mới, phát huy nguồn lực, sự chủ động của địa phương, góp phần thực hiện các mục tiêu chung về giao thông vận tải.
6. Đồng loạt khởi công, khánh thành các dự án giao thông lớn
Năm 2023 mở đầu với sự kiện khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 sau hành trình thần tốc hoàn thiện thủ tục đầu tư. Lần đầu tiên trong lịch sử, việc khởi công các dự án được thực hiện đồng thời trên phạm vi trải dài hơn 729km.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, ngành và các địa phương thực hiện nghi thức khánh thành 4 công trình giao thông quan trọng gồm: Cảng hàng không Điện Biên, cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, cầu Mỹ Thuận 2 và cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ ngày 24/12. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Trong năm, nhiều dự án đã được khởi công, khánh thành đồng loạt với hình thức trực tuyến tại nhiều địa phương trên cả nước tạo ra một khí thế mới, thay da đổi thịt hạ tầng giao thông.
Tính đến cuối năm, đã khởi công 26 dự án và đưa vào khai thác 20 dự án.
Có tới 475km đường bộ cao tốc được đưa vào sử dụng, nâng tổng số km cao tốc hiện hữu lên gần 1.900km.
7. Giải ngân kỷ lục, 114 nghìn tỷ đồng
Từ hơn 55.000 tỷ đồng của năm 2022, năm 2023, kế hoạch vốn đầu tư công của Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ giao đã lên tới 94 nghìn tỷ đồng.
Với ý chí “chỉ tiến, không lùi”, khối lượng giải ngân của Bộ GTVT tiếp tục giữ ở mức cao hơn bình quân cảnước, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP của cả nước. Ảnh: Tạ Hải.
Việc giải ngân số vốn lên tới 114 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả 19,9 nghìn tỷ vốn sự nghiệp kinh tế) là một thách thức lớn.
Bộ GTVT đã thay đổi tư duy triển khai dự án, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành theo phương châm: Sản lượng xây lắp phải tăng, khối lượng giải ngân mới lũy tiến. Khi cần, các nhà thầu phải vì mục tiêu chung, san sẻ vật liệu. Dự án giải ngân thấp phải cân đối ngay sang dự án cao; Dự án chậm giải ngân kéo dài, người đứng đầu chủ đầu tư/Ban QLDA phải chịu trách nhiệm.
Với ý chí "chỉ tiến, không lùi", khối lượng giải ngân của Bộ GTVT đạt trên 95% so kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục giữ ở mức cao hơn bình quân cả nước, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP của cả nước.
8. Điểm sáng chuyển đổi số
Năm 2023, Bộ GTVT đã đưa vào sử dụng nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu để kết nối, khai thác dữ liệu của 4 bộ, ngành và chia sẻ dữ liệu với 6 bộ, 34 địa phương, gần 46 triệu dữ liệu được chia sẻ, tăng 1,5 lần so với năm 2022.
Việc đổi GPLX theo hình thức trực tuyến giúp người dân tiết kiệm thời gian và chi phí.
Đến hết tháng 11/2023, Bộ GTVT đã hoàn thành 5/6 chỉ tiêu và 20/25 nhiệm vụ về xây dựng chính phủ điện tử, chuyển đổi số.
Hoàn thành bổ sung 79 dịch vụ công trực tuyến, nâng tổng số dịch vụ trên cổng dịch vụ công lên 319 dịch vụ/418 thủ tục hành chính (đạt 76,3%).
Bộ GTVT đã đơn giản hóa 42/76 thủ tục hành chính về giấy tờ công dân; Cắt giảm 93/384 thủ tục hành chính có mẫu đơn, tờ khai; Cắt giảm, đơn giản hóa 26/1.044 thủ tục quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý.
9. Tháo gỡ tồn tại đăng kiểm, xử lý vướng mắc dự án BOT, SBIC
Với tinh thần đối diện với các tồn tại, thần tốc xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đăng kiểm, Bộ GTVT đã ban hành các Thông tư để triệt để giải quyết các vấn đề của đăng kiểm, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.
Năm 2023, Bộ GTVT đã ban hành các Thông tư để triệt để giải quyết các vấn đề của đăng kiểm, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. Ảnh: Tạ Hải.
Một số vấn đề tồn tại nhiều năm đang từng bước được tháo gỡ như hoàn thiện trình chính phủ và Chính phủ đã ban hành chủ trương xử lý Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy VN (SBIC) và phương án xử lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án BOT.
10. Tổng rà soát quản lý vận tải tại 63 tỉnh, thành
Để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải khách, Bộ GTVT đã thành lập 4 đoàn kiểm tra công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Sở GTVT, Sở GTVT - Xây dựng toàn quốc. Từ đó, nghiên cứu sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật để nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước.
Đây được xem là động thái quyết liệt nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm, hướng dẫn các đơn vị được kiểm tra thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Theo Báo Giao Thông
>>>> Xem thêm:
Last edited by a moderator:
Chủ đề tương tự
Người đăng:
phha
Ngày đăng:
Người đăng:
banglangbp
Ngày đăng:
Người đăng:
bua20
Ngày đăng: