Những ngày cuối của năm 2023, hãy cùng diễn đàn Otosaigon điểm qua những sự kiện giao thông được Oser quan tâm nhiều nhất cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đăng kiểm, nồng độ cồn... hay những vấn đề được phản ánh từ năm này qua năm khác nhưng không có sự cải thiện như xe rau 49, chạy vào làn khẩn cấp,...
Từ trưa ngày 29/4 cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết mở cho xe lưu thông sau gần 3 năm thi công. Tuyến này có ý nghĩa rất lớn đối với giao thông phía Nam, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1.
Sau khi mở bát cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết thông xe, sau đó là Vĩnh Hảo - Phan Thiết và mới đây nhất là cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2 chính thức cho xe lưu thông.
Khi các dự án này đưa vào hoạt động góp phần rút ngắn thời gian đi lại giữa các địa phương, giải quyết tình trạng ùn xe ở nhiều điểm đen giao thông giữa các tỉnh thành phía Nam.
Sau khi hai cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây và Phan Thiết - Vĩnh Hảo thông xe, nhiều bác tài lựa chọn đi từ TP. HCM lên Đà Lạt bằng cao tốc ra Bình Thuận rồi vòng qua Đà Lạt bằng QL28 hoặc QL28B.
Rất nhiều bác thay đổi lộ trình từ việc chỉ đi bằng QL20 đổi qua đi QL28 và QL28B để tránh kẹt xe, nạn xe rau,...
Hãy thay đổi thói quen lái xe để đảm bảo an toàn cho bản thân và không làm ảnh hưởng đến người khác. Đừng suy nghĩ "không phạm luật thì cứ chạy" có những việc không phạm luật nhưng nó thuộc về phạm trù văn hoá.
Khởi công từ năm 2014 sau 9 năm nhưng đến nay cao tốc Bến Lức - Long Thành vẫn chưa thể hoàn thành. Công trường dự án nối Đông và Tây miền Nam đang hoang phế, xuống cấp.
Chỉ cần tuyến cao tốc 58km này được nối liền thì mạch máu giao thông miền Nam sẽ chảy thông hơn bao giờ hết, bởi tuyến đường sẽ nối cao tốc Long Thành - Dầu Giây và TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận thành một.
Tuy nhiên đã nhiều năm qua, do gặp vướng mắc, dự án cao tốc hơn 31.000 tỉ đồng này "đứng hình". Sau nhiều phương án tháo gỡ, thì đến tháng 5/2023 một vài gói thầu đã được thi công trở lại sau nhiều năm bỏ hoang.
Khi cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết trong năm 2023 cục sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra kiểm tra hoạt động của các trung tâm đăng kiểm trên toàn quốc. Ngay sau đó là hàng loạt trung tâm đăng kiểm trên cả nước phải đóng cửa vì phát hiện sai phạm của các lãnh đạo.
Số lượng xe có nhu cầu tăng cao, trung tâm bị đình chỉ hoạt động, đóng cửa để thanh tra khiến số lượng xe dồn qua các trung tâm còn lại khiến những trung tâm còn hoạt động luôn trong tình trạng quá tải.
Tình trạng căng thẳng đã có từ trước tết âm lịch 2023, qua tết tới tháng 3 lại bùng lên mạnh mẽ, các trung tâm ở TP HCM luôn trong trạng thái "cung không đủ cầu" xe xếp hàng chờ tới lượt hàng km, không thể đăng ký qua app TTDK vì hết suất, nhiều người chấp nhận xếp hàng qua đêm để lấy số thứ tự.
Sau nhiều cuộc họp và đề xuất, cục đăng kiểm chính thức ra quyết định từ ngày 3/6, chủ xe đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải hết hạn kiểm định sẽ được tự động giãn chu kỳ, chủ xe không phải đưa phương tiện đi kiểm định. Sau khi quy định này được đưa ra tình trạng quá tải đăng kiểm đã giải quyết được phần nào.
Sau nhiều ngày đề xuất, quốc hội chính thức ban hành nghị quyết 73/2022 về thí điểm đấu giá biển số ô tô. Từ 1/7, toàn bộ dải biển số ô tô đang có của 63 tỉnh, thành phố sẽ được đưa ra đấu giá, người dân được quyền lựa chọn, cạnh tranh để sở hữu biển số theo mong muốn.
Việc đấu giá biển số ô tô được thực hiện hoàn toàn trên mạng. Trong mỗi phiên đấu giá có nhiều cuộc đấu giá khác nhau cho mỗi biển số.
Gây chú ý là buổi đấu giá với 11 biển số siêu đẹp đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau. Kỉ lục là biển số 51K - 888.88 được trả hơn 32 tỷ đồng. Tuy nhiên sau vị "đại gia" trúng đấu giá biển số này không thanh toán dù cho hạn 15 ngày phải thanh toán đủ tiền kết thúc.
Hồi tháng 8 khi vụ việc một nhóm người sử dụng xe PKL Harley Davidson chạy xuống phà Cát Lái, theo video do người đi phà quay lại nhóm đi mô tô này chạy đi qua làn ô tô muốn mua vé xuống phà trước khiến nhiều người đang xếp hàng bên làn xe máy phản ứng. Sau đó 2 bên lời qua tiếng lại, chửi bới, hành hung nhau.
Vụ việc sau đó ầm ĩ lên rất nhiều trong các hội nhóm một thời gian, dù sau đó có thành viên trong đoàn mô tô lên tiếng đính chính vụ việc nhưng qua những video quay từ người đi đường, video quay góc rộng thì cộng đồng mạng vẫn một mực chỉ trích nhóm mô tô hành xử thiếu văn hóa.
Vụ việc đã chia làm 2 luồng quan điểm khác nhau, một bên cho rằng cách Masteri Thảo Điền khóa bánh chủ xe là sai hoàn toàn, dù là khu vực nội khu họ cũng không có quyền đó, nếu không có bảng cấm dừng - đậu thì anh này đậu xe là không có gì sai. Quan điểm còn lại cho rằng khu vực nội khu có quy định của nội khu, đậu xe ở ngã ba đã là sai còn muốn kiện ngược lại người khác.
Những tháng cuối năm 2023 vấn đề gây tranh luận nhiều nhất trong các hội nhóm là việc CSGT TP HCM ra quân toàn thành trấn áp "ma men" 24/7 trên các tuyến đường.
Tưởng như chiến dịch ra quân này nhận được phản ứng tích cực thì ngược lại nhiều người lên tiếng cho rằng CSGT ra quân đo nồng độ cồn từ sáng sớm là không hợp lý và tốn thời gian của người dân.
Ngoài ra chỉ cần nồng độ cồn trên 0 là bị phạt khiến nhiều người cho rằng quá khắt khe và không thực tế và đi ngược lại với quy định của các nước trên thế giới.
1. Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết: Sau 8 năm phía Nam mới có một cao tốc đạt chuẩn thông xe
Từ khi có những thông tin dự án Dầu Giây - Phan Thiết chuẩn bị thông xe rất nhiều tài xế háo hức, vì từ khi cao tốc Long Thành - Dầu Giây thông xe hoàn chỉnh năm 2015 thì đã 8 năm phía Nam mới có một cao tốc đủ tiêu chuẩn 4 làn lưu thông và 2 làn dừng khẩn cấp.Từ trưa ngày 29/4 cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết mở cho xe lưu thông sau gần 3 năm thi công. Tuyến này có ý nghĩa rất lớn đối với giao thông phía Nam, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1.
2. Thêm nhiều cao tốc phía Nam thông xe
Sau khi mở bát cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết thông xe, sau đó là Vĩnh Hảo - Phan Thiết và mới đây nhất là cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2 chính thức cho xe lưu thông.
Khi các dự án này đưa vào hoạt động góp phần rút ngắn thời gian đi lại giữa các địa phương, giải quyết tình trạng ùn xe ở nhiều điểm đen giao thông giữa các tỉnh thành phía Nam.
3. Cao tốc thông xe: Nên đi Đà Lạt bằng QL28, QL28B hay QL20?
Sau khi hai cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây và Phan Thiết - Vĩnh Hảo thông xe, nhiều bác tài lựa chọn đi từ TP. HCM lên Đà Lạt bằng cao tốc ra Bình Thuận rồi vòng qua Đà Lạt bằng QL28 hoặc QL28B.
Rất nhiều bác thay đổi lộ trình từ việc chỉ đi bằng QL20 đổi qua đi QL28 và QL28B để tránh kẹt xe, nạn xe rau,...
4.Văn hóa chạy xe trên cao tốc của nhiều người còn "kém".
Số lượng cao tốc phía Nam ngày một nhiều nhưng ý thức nhiều tài xế khi lưu thông trên cao tốc không cao khiến nhiều người bức xúc. Từ việc chạy chậm nhưng thích dàn làn trái, hai xe đi song song không cho xe khác vượt,... Đều là những vấn đề nhức nhối từ năm này qua năm khác.Hãy thay đổi thói quen lái xe để đảm bảo an toàn cho bản thân và không làm ảnh hưởng đến người khác. Đừng suy nghĩ "không phạm luật thì cứ chạy" có những việc không phạm luật nhưng nó thuộc về phạm trù văn hoá.
5. Cao tốc Bến Lức - Long Thành bỏ hoang
Khởi công từ năm 2014 sau 9 năm nhưng đến nay cao tốc Bến Lức - Long Thành vẫn chưa thể hoàn thành. Công trường dự án nối Đông và Tây miền Nam đang hoang phế, xuống cấp.
Chỉ cần tuyến cao tốc 58km này được nối liền thì mạch máu giao thông miền Nam sẽ chảy thông hơn bao giờ hết, bởi tuyến đường sẽ nối cao tốc Long Thành - Dầu Giây và TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận thành một.
Tuy nhiên đã nhiều năm qua, do gặp vướng mắc, dự án cao tốc hơn 31.000 tỉ đồng này "đứng hình". Sau nhiều phương án tháo gỡ, thì đến tháng 5/2023 một vài gói thầu đã được thi công trở lại sau nhiều năm bỏ hoang.
6. Đăng kiểm - gia hạn đăng kiểm
Khi cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết trong năm 2023 cục sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra kiểm tra hoạt động của các trung tâm đăng kiểm trên toàn quốc. Ngay sau đó là hàng loạt trung tâm đăng kiểm trên cả nước phải đóng cửa vì phát hiện sai phạm của các lãnh đạo.
Số lượng xe có nhu cầu tăng cao, trung tâm bị đình chỉ hoạt động, đóng cửa để thanh tra khiến số lượng xe dồn qua các trung tâm còn lại khiến những trung tâm còn hoạt động luôn trong tình trạng quá tải.
Tình trạng căng thẳng đã có từ trước tết âm lịch 2023, qua tết tới tháng 3 lại bùng lên mạnh mẽ, các trung tâm ở TP HCM luôn trong trạng thái "cung không đủ cầu" xe xếp hàng chờ tới lượt hàng km, không thể đăng ký qua app TTDK vì hết suất, nhiều người chấp nhận xếp hàng qua đêm để lấy số thứ tự.
Sau nhiều cuộc họp và đề xuất, cục đăng kiểm chính thức ra quyết định từ ngày 3/6, chủ xe đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải hết hạn kiểm định sẽ được tự động giãn chu kỳ, chủ xe không phải đưa phương tiện đi kiểm định. Sau khi quy định này được đưa ra tình trạng quá tải đăng kiểm đã giải quyết được phần nào.
7. Đấu giá biển số xe
Sau nhiều ngày đề xuất, quốc hội chính thức ban hành nghị quyết 73/2022 về thí điểm đấu giá biển số ô tô. Từ 1/7, toàn bộ dải biển số ô tô đang có của 63 tỉnh, thành phố sẽ được đưa ra đấu giá, người dân được quyền lựa chọn, cạnh tranh để sở hữu biển số theo mong muốn.
Việc đấu giá biển số ô tô được thực hiện hoàn toàn trên mạng. Trong mỗi phiên đấu giá có nhiều cuộc đấu giá khác nhau cho mỗi biển số.
Gây chú ý là buổi đấu giá với 11 biển số siêu đẹp đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau. Kỉ lục là biển số 51K - 888.88 được trả hơn 32 tỷ đồng. Tuy nhiên sau vị "đại gia" trúng đấu giá biển số này không thanh toán dù cho hạn 15 ngày phải thanh toán đủ tiền kết thúc.
8. Nhóm đi mô tô Harley Davidson chen lấn khi xuống phà Cát Lái và xảy ra ẩu đả
Hồi tháng 8 khi vụ việc một nhóm người sử dụng xe PKL Harley Davidson chạy xuống phà Cát Lái, theo video do người đi phà quay lại nhóm đi mô tô này chạy đi qua làn ô tô muốn mua vé xuống phà trước khiến nhiều người đang xếp hàng bên làn xe máy phản ứng. Sau đó 2 bên lời qua tiếng lại, chửi bới, hành hung nhau.
Vụ việc sau đó ầm ĩ lên rất nhiều trong các hội nhóm một thời gian, dù sau đó có thành viên trong đoàn mô tô lên tiếng đính chính vụ việc nhưng qua những video quay từ người đi đường, video quay góc rộng thì cộng đồng mạng vẫn một mực chỉ trích nhóm mô tô hành xử thiếu văn hóa.
9. Khóa bánh xe ở nội khu - ai đúng ai sai?
Chủ xe là khách ngoài đậu xe trong nội khu của Masteri Thảo Điền. BQL Masteri Thảo Điền cho rằng chủ xe đã đậu ở khu vực không được đậu xe (không kẻ ô đậu), nên bị bảo vệ khu vực khóa bánh xe lại. Hai bên tranh cãi qua lại, chủ xe ô tô quyết tâm đệ đơn kiện Masteri Thảo Điền lên tòa án nhân dân TP Thủ Đức.Vụ việc đã chia làm 2 luồng quan điểm khác nhau, một bên cho rằng cách Masteri Thảo Điền khóa bánh chủ xe là sai hoàn toàn, dù là khu vực nội khu họ cũng không có quyền đó, nếu không có bảng cấm dừng - đậu thì anh này đậu xe là không có gì sai. Quan điểm còn lại cho rằng khu vực nội khu có quy định của nội khu, đậu xe ở ngã ba đã là sai còn muốn kiện ngược lại người khác.
Xem thêm:
10. Nồng độ cồn
Những tháng cuối năm 2023 vấn đề gây tranh luận nhiều nhất trong các hội nhóm là việc CSGT TP HCM ra quân toàn thành trấn áp "ma men" 24/7 trên các tuyến đường.
Tưởng như chiến dịch ra quân này nhận được phản ứng tích cực thì ngược lại nhiều người lên tiếng cho rằng CSGT ra quân đo nồng độ cồn từ sáng sớm là không hợp lý và tốn thời gian của người dân.
Ngoài ra chỉ cần nồng độ cồn trên 0 là bị phạt khiến nhiều người cho rằng quá khắt khe và không thực tế và đi ngược lại với quy định của các nước trên thế giới.
Các anh còn quan tâm chủ đề “hot” nào trên diễn đàn Otosaigon năm 2023 vừa qua? Mời các bác hãy chia sẻ bên dưới
Chủ đề tương tự
Người đăng:
ngdinhtoan
Ngày đăng:
Người đăng:
jolienguyen12
Ngày đăng:
Người đăng:
Ngoc Dinh
Ngày đăng: