Hạng B2
30/6/12
260
1
0
16 ký hiệu đèn báo cần lưu ý trên xe hơi không nên bỏ qua !

Khi sử dụng xe hơi, bất kỳ ai cũng sẽ bắt gặp hàng loạt các đèn báo bằng nhiều ký hiệu khác nhau xuất hiện trên táp-lô. Tuy nhiên, để hiểu được ý nghĩa của đèn báo chưa hẳn đã dễ dàng.

Mỗi đèn báo trên xe hơi đều có chức năng và ý nghĩ riêng. Mặc dù vậy, có thể do chủ quan hoặc ngại tìm hiểu do cảm thấy rắc rối, mà rất nhiều người đã bỏ qua những tín hiệu cảnh báo sớm thông qua màu sắc đèn, dẫn đến tình trạng xe chậm sửa chữa khi xe gặp trục trặc.

Có rất nhiều lý do khiến người sử dụng xe không hiểu hết các ký hiệu đèn báo. Mà nổi bật là sự không đồng nhất về vị trí và ký hiệu trên sản phẩm của các hãng. Thậm chí, cùng một dòng xe thuộc một thương hiệu cũng có sự khác biệt về đèn báo khi phân phối ở từng khu vực trên toàn cầu.

Vì thế, không quá ngạc nhiên khi có một vài ký hiệu đèn báo lạ lẫm với tài xế ở Việt Nam, nhất là khi chiếc xe nhập về nước được sản xuất cho một quốc gia khác, chứ không nhiệt đới hóa theo khí hậu và chất lượng nhiên liệu trong nước.

Thông qua việc tìm hiểu các dòng xe thuộc 15 thương hiệu xe hơi phổ biến trên thế giới, tập đoàn Britannia Rescue đã tổng hợp được 64 ký hiệu đèn khác nhau xuất hiện ở táp-lô xe hơi. Trong đó, 12 ký hiệu đèn cảnh báo thường xuyên có mặt trên tất cả các mẫu xe và 16 ký hiệu đèn cơ bản rất quan trọng đối với bất kỳ một tài xe nào.

1. Còi xe (car horn): Khi ký hiệu đèn bật sáng với màu sắc đỏ, có nghĩa bộ phận còi (kèn) của chiếc xe đang gặp trục trặc và có thể đang trong tình trạng ngừng hoạt động.

2. Áp suất dầu (oil pressure warning): Đèn này luôn bật sáng với màu da cam khi bật chìa khóa điện và tắt liền sau đó vài giây. Trong quá trình vận hành, nếu nổi đèn báo màu đỏ và không chịu tắt tức là dầu máy đang bị thiếu. Đồng nghĩa với việc xe không được phép hoạt động và lập tức phải kiểm tra để bổ sung dầu máy.

3. Phanh (brake/handbrake warning): Với màu da cam nổi lên rồi tắt sau vài giây khi bật chìa khóa điện, thì phanh xe vẫn hoạt động bình thường. Trường hợp đèn hiệu màu đỏ chình ình trên bảng đồng hồ, có nghĩa phanh tay chưa được hạ xuống hoặc bộ phận phanh đang gặp lỗi và cần phải được kiểm tra.

4. Chống bó cứng phanh (ABS warning): Đèn cảnh báo này chỉ xuất hiện trên những chiếc xe có trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Gần như toàn bộ xe sản xuất trong vài năm trở lại đây đều tồn tại loại đèn này. Khi đèn báo hiệu màu đỏ, có nghĩa hệ thống chống bó cứng phanh đang gặp trục trặc, có thể phanh vẫn hoạt động nhưng chi tiết này cần được khắc phục sớm trước khi ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống an toàn.

5. Ắc-quy (battery warning): Đèn hiệu hiển thị màu đỏ sẽ nói cho bạn biết ắc-quy của xe có hiện tượng lưu điện rất yếu. Khi ắc-quy còn tốt, đèn này sẽ nổi màu da cam rồi tắt sau vài giây khi bật chìa khóa điện.

6. Động cơ (engine warning): Khi động cơ xe gặp vấn đề kỹ thuật, đèn cảnh báo động cơ sẽ nổi màu đỏ và giữ nguyên cho đến khi xe được sửa chữa triệt để. Thời điểm bật chìa khóa điện, nếu đèn này không nổi màu da cảm rồi tắt sau vài giây, thì chủ sở hữu nên mang xe đi kiểm tra để luôn đảm bảo đèn báo hoạt động bình thường.

7. Đèn báo nguy hiểm (hazzard warning): Khi tài xế cảm thấy đang điều khiển xe trong điều kiện nguy hiểm và muốn cảnh báo tới các phương tiện khác đang lưu thông trên đường, thì có thể sử dụng chi tiết này. Thông thường, đèn này được tích hợp trên một phím bấm màu đỏ, nằm chính giữa táp-lô, phía trên bảng điều khiển trung tâm. Khi nhấn công tắc, toàn bộ đèn xi-nhan trước và sau sẽ nhấp nháy đồng thời.

8. Nhiệt độ (engine overheat/coolant warning): Nếu đèn báo nổi màu đỏ có nghĩa động cơ của xe đang bị quá nhiệt. Trường hợp này sẽ gây ra tình huống phá hỏng gioăng của động cơ nếu người sự dụng vẫn cố cho xe hoạt động.

9. Túi khí (airbag warning): Hệ thống túi khí sẽ không hoạt động đúng theo thiết kế khi đèn này nổi màu đỏ. Rất có thể, túi khí không nổ khi xảy ra va chạm hoặc nổ bất thường mặc dù xe chẳng đụng vào đâu.

10. Đai an toàn (seatbelt warning): Đèn báo hiệu dây an toàn luôn nổi màu đỏ kèm âm thanh tít tít (ở một vài dòng xe) sẽ xuất hiện khi người ngồi ở hàng ghế trước quên không thắt đai an toàn trong quá trình vận hành xe trên đường.

11. Đèn pha (main beam): Đèn màu xanh sẽ bật sáng khi người lái bật đèn chiếu xa. Nếu đèn báo không sáng, có nghĩa chi tiết này đang có lỗi và không thể hoạt động.

12. Nhiên liệu (lowfuel warning): Không ai mong muốn chiếc xe vận hành trong tình trạng có người ủn phía sau do hết nhiên liệu. Do vậy, cần nhanh chóng tìm điểm tiếp nhiên liệu gần nhất khi đèn cảnh báo này nổi màu da cam.

13. Đèn sương mù/gầm phía trước (front fog light): Hầu hết các dòng xe hơi hiện nay đều được trang bị đèn gầm hoặc đèn sương mù (theo từng thị trường) nằm ở hai bên trên cản trước của xe. Khi sử dụng hệ thống đèn này, thông thường trên bảng đồng hồ sẽ hiển thị đèn tín hiệu màu trắng, tuy nhiên ở một số loại xe sẽ có màu da cam. Nếu đèn báo hiệu trong xe không sáng, có nghĩa bộ phận này đang gặp trục trặc.

14. Nước rửa kính (windscreen washer): cần bổ sung nước rửa kính khi đèn nổi màu da cam.

15. Sấy kính trước (windscreen defrost): Khi bật công tắc sấy kính trước hệ thống điều khiển điều hòa, nếu đèn da cam không nổi sáng thì nhiều khả năng chức năng sấy kính đã không còn hoạt động. Và người điều khiển xe có thể sẽ mất tầm nhìn do bên trong kính lái bị mờ do hơi nước khi vận hành xe trong điều kiện chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài xe.

16. Sấy kính sau (rear window defrost): Cũng giống như chức năng sấy kính trước, nếu đèn hiệu không sáng thì có nghĩa bộ phận này cũng không hoạt động. Tuy nhiên, người lái chỉ khó quan sát chướng ngại vật phía sau chứ không gặp nhiều khó khăn như khi hỏng sấy kính trước.
Chúc các bác thượng lộ bình an !
 
Hạng B2
12/7/13
102
1
0
thanks bài viết hay ( đối với em ) hjhj
em mời pác li bia
033102beer_1_prv.gif