Hạng D
2/12/03
1.929
4.572
113
Vietnam
Dự án ngăn triều gần 10.000 tỉ đồng và đoạn Vành đai 2 (từ Phạm Văn Đồng đến cầu Gò Dưa) tổng vốn hơn 2.700 tỉ đồng được đầu tư theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), nhưng dang dở nhiều năm khiến phát sinh hàng nghìn tỉ đồng lãi vay.

2 dự án giao thông, chống ngập hơn 12.000 tỉ đồng ở TPHCM dang dở

Siêu dự án ngăn triều và đoạn Vành đai 2 đứng hình khiến phát sinh lãi vay hàng nghìn tỉ đồng. Ảnh: Minh Quân​

Siêu dự án ngăn triều “mắc cạn” hơn 3 năm

Dự án “Giải quyết ngập triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, giai đoạn 1” do Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) với tổng vốn gần 10.000 tỉ đồng.

Khởi công giữa năm 2016, công trình dự kiến hoàn thành dịp 30.4.2018 giúp kiểm soát ngập do triều, ứng phó biến đổi khí hậu cho diện tích 570km2 với khoảng 6,5 triệu dân phía bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TPHCM.

Tuy nhiên, sau lần tạm dừng hồi tháng 2.2018, cuối năm 2020, dự án đạt hơn 90% khối lượng thì tiếp tục ngưng do UBND TPHCM chưa ký phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian hoàn thành.

Đầu năm 2023, UBND TPHCM đã ký kết phụ lục hợp đồng nhưng dự án vẫn chưa thể thi công lại do các vướng mắc về vốn, phương thức thanh toán cho nhà đầu tư.
Theo báo cáo của nhà đầu tư thời điểm tháng 3.2023, tổng mức dự án khoảng 13.693 tỉ đồng - tăng gần 3.700 tỉ đồng do phát sinh lãi trong thời gian xây dựng và lãi trong thời gian chậm thanh toán.

2 dự án giao thông, chống ngập hơn 12.000 tỉ đồng ở TPHCM dang dở

Cống Mương Chuối đạt 93% khối lượng - cống lớn nhất trong 6 cống ngăn triều thuộc dự án. Ảnh: Minh Quân​

Hiện dự án cần khoảng 1.800 tỉ đồng để hoàn thiện 10% khối lượng còn lại. Tuy nhiên, nhà đầu tư không còn đủ khả năng tài chính, thời gian vay kéo dài nên ngân hàng không tiếp tục cấp vốn.

Để gỡ vướng cho dự án, TPHCM đang nghiên cứu phương án ủy thác ngân sách (khoảng 1.800 tỉ đồng) cho Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TPHCM (HFIC) để HFIC cho nhà đầu tư vay hoàn thành công trình.

Sau khi công trình được nghiệm thu, TPHCM sẽ thanh toán cho nhà đầu tư theo đúng hợp đồng BT, các phụ lục hợp đồng BT đã ký. Từ đó nhà đầu tư sẽ thanh toán nợ với HFIC. HFIC sẽ hoàn trả ngân sách TPHCM đối với khoản vốn đã nhận ủy thác.

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường đã chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, đơn vị liên quan để đẩy nhanh gỡ vướng cho dự án.

Trong đó, lãnh đạo UBND TPHCM giao Sở Tài chính khẩn trương có văn bản ý kiến về quy trình ngân sách thành phố (không sử dụng vốn đầu tư công) chuyển cho HFIC thực hiện nghiệp vụ ủy thác cho vay dự án.

HFIC được giao khẩn trương hoàn thiện quy trình tiếp nhận nguồn vốn ngân sách và ủy thác cho vay. Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, khẩn trương tổng hợp, hoàn chỉnh quy trình tiếp nhận nguồn vốn ngân sách TPHCM ủy thác cho vay.

UBND TPHCM đặt mục tiêu tháo gỡ các vướng mắc để khởi động lại dự án, hoàn thành trong năm 2024.

Hơn 6 năm chưa xong 2,7km Vành đai 2

Cùng chung cảnh ngộ, dự án đoạn 3 thuộc đường Vành đai 2 dài 2,7km từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa (TP Thủ Đức) dừng thi công gần 4 năm qua.

Công trình được đầu tư theo hợp đồng BT với tổng vốn hơn 2.700 tỉ đồng, bao gồm giải phóng mặt bằng.

Vướng mắc trong thủ tục thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư và chậm giải phóng mặt bằng khiến dự án dừng từ tháng 3.2020 khi đạt gần 44% khối lượng.

2 dự án giao thông, chống ngập hơn 12.000 tỉ đồng ở TPHCM dang dở

Đoạn Vành đai 2 từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa dang dở. Ảnh: Anh Tú​

Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Văn Phú Bắc Ái (nhà đầu tư) vào cuối tháng 12.2023, đến nay đơn vị đã tạm ứng kinh phí cho giải phóng mặt bằng và thi công tuyến đường khoảng 1.474 tỉ đồng (chưa bao gồm lãi vay).

Tương ứng với số tiền này, giá trị lãi vay ước tính TPHCM phải chịu đến thời điểm báo cáo là hơn 813 tỉ đồng (trung bình mỗi tháng gần 15 tỉ đồng lãi vay). Đơn vị này đề nghị UBND TPHCM nhanh chóng giao đất thanh toán giá trị hợp đồng BT để tránh phát sinh lãi vay lớn gây lãng phí cho ngân sách thành phố.

Hồi cuối năm 2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo UBND TPHCM về điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Dự án được đề xuất điều chỉnh hoàn thành tới năm 2026. Còn giải phóng mặt bằng sẽ được địa phương hoàn thành vào 30.6 năm nay.

Đây là cơ sở để điều chỉnh hợp đồng BT, thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư. Nếu các vướng mắc trên được tháo gỡ, nhà đầu tư cho biết cần khoảng 18 tháng kể từ thời điểm thi công trở lại để hoàn thành dự án.
>>>> Xem thêm:
Các bác thấy sao về vấn đề này?
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
2/8/23
181
222
43
44
Công tác chống ngập khá tốt.Giờ ko còn mấy chục điểm ngập nữa mà chuyển sang ngập cục bộ;);)