>> Phần 1: mất tập trung khi lái xe - nói điện thoại - gởi tin nhắn - lái xe vượt tốc độ - nguyên tắc 3 giây.
>> Phần 2 : uống rượu bia khi lái xe - bất cẩn khi lái xe
>> Phần 3 : Mưa - vượt đèn đỏ
>> Phần 4 : Vượt biển báo - tài xế tuổi teen
>> Phần 5: Lái xe ban đêm - Lỗi thiết kế và sản xuất
>> Phần 6: Chuyển làn đường không an toàn - Đi vào đường cấm
>> Phần 7: Quy đầu không đúng nơi quy định - Núp gió
15. Lái xe khi say thuốc
Lái xe dưới ảnh hưởng của dược liệu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông. Tuy nhiên lái xe khi say thuốc khó phát hiện hơn lái xe khi say rượu nên không thống kê được say thuốc chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong những nguyên nhân gâu tai nạn giao thông. Theo số liệu khảo sát năm 2006 về Thuốc và Sức khỏe ở Mỹ, khoảng 10,2 triệu người lái xe khi ảnh hưởng bởi thuốc. Thuốc đề cập ở đây bao gồm cả loại dược liệu được bán hợp pháp ở các hiệu thốc và ma túy bất hợp pháp.
Một số người cho rằng thuốc được bán hợp pháp ở các của hàng thuốc không ảnh hưởng xấu đến việc lái xe. Sự thực thì có đến 6 loại thuốc trị bệnh với hàng ngàn nhãn hiệu ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh của người lái xe. Các loại thuốc này khiến người lái xe kém tập trung và giảm khả năng phản ứng trong các trường hợp khẩn cấp gồm :
a. Nhóm thuốc giảm đau
Một số thuốc giảm đau có chứa thuốc phiện như morphine và codeine, gây buồn ngủ, chóng mặt, hưng phấn, và mất phương hướng.
Một số loại thuốc giảm đau khi mua không cần bác sĩ ghi toa như ibuprofen do không gây buồn ngủ và chóng mặt, nhưng nếu dùng lâu có thể làm chậm sự phối hợp phản ứng của cơ thể.
Vì lý do an toàn, khi sử dụng các loại thuốc này không nên lái xe.
Loại thuốc này thường được dùng để trị ho, cảm lạnh và dị ứng. Một số thuốc thuộc loại này gây buồn ngủ, mờ mắt rất nguy hiểm khi lái xe. Ngoại trừ 1 số loại thuốc mới như Claritin, Allegra và Zyrtec. Vì vậy người lái xe cần đọc kỹ toa khi dùng thuốc.
c. Thuốc chống trầm cảm
Một số thuốc chống trầm cảm như Trazodone, Nefazodone, và tricyclics có thể gây buồn ngủ, làm chậm các phản ứng của con người. Rất nguy hiểm khi người lái xe sử dụng loại thuốc này. Khi phanh hoặc xử lý sự cố tránh va chạm phản ứng của người lái xe chậm đến vài giây.
d. Thuốc hạ huyết áp
Phần lớn nhóm thuốc hạ huyết áp có thể gây ra sự bơ phờ, mệt mỏi, đặc biệt là nhóm thuốc chẹn beta. Nếu sử dụng thuốc cho người có mức huyết áp 150/90, và sau đó giảm xuống 120/80, có thể làm cho cơ thể bị suy nhược tạm thời.
Sự chậm chạp thường xảy ra trong thời gian một hoặc hai tuần khi dùng thuốc, nhất là đối với nhóm người mới dùng lần đầu.
e. Nhóm thuốc chống lo âu và giãn cơ
Thuốc an thần mất ngủ như Valium và Xanax có tác dụng làm suy giảm khả năng phản ứng của con người. Những thuốc an thần có nguồn gốc tự nhiên cũng có tác dụng tương tự. Nếu đã dùng thuốc an thần cần phải chờ sau khi đã ngủ được và tỉnh táo hoàn toàn mới nên lái xe.
f. Các loại thuốc kích thích
Rất đa dạng như nhóm thuốc có chứa caffeine, cocaine…, nếu uống trước khi lái xe sẽ gây bất lợi, nó làm tăng tính bốc đồng và giảm khả năng chú ý đến những chi tiết nhỏ. Một khi cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn so với bình thường, thì chính lúc đó con người ít tập trung, dễ bị sao nhãng khi lái xe.
Không phải liều cao gây ảnh hưởng mà ngay cả liều nhỏ cũng đủ để làm biến đổi tâm tính con người. Nếu dùng chất kích thích kết hợp với rượu khả năng gây nguy hiểm tăng lên.
Ma túy ảnh hưởng đến lái xe như thế nào :
Pháp là một quốc gia hiếm hoi tiến hành điều tra tác hại của ma túy đến tai nạn giao thông. Theo một cuộc điều tra tại Pháp năm 1998, xét nghiệm trên 98 người gây tai nạn giao thông nghiêm trọng, số có nồng độ cồn trong máu rất ít hoặc không có. Ngược lại, có đến 56,4% trong 94 mẫu xét nghiệm có ít nhất 1 trong 4 loại ma túy sau đây :
. Cần sa (34%).
. Morphine (16%).
. Amphetamin (4,2%).
. Cocain (2,1%).
Cần sa: gây rối loạn thị giác, ảo giác nhất là ban đêm. Không điều khiển xe đúng quỹ đạo khi lái theo đường cong. Phản ứng phanh chậm. Mất tập trung khi lái xe.
Heroin và morphin: gây mất phản xạ và tập trung. Khi dùng liều nhẹ: gây ngủ gà. Khi dùng liều cao gây mê sảng, ảo giác, kích thích, có thể dẫn đến co giật.
Cocain: nguy cơ gắn liền với sự sảng khoái dẫn đến quá tự tin khi lái xe, thị giác bị tổn thương, bị ảo giác, nhất là về thính giác.
Amphetamin (ma túy đá) khiến người ta liều lĩnh, muốn gây hấn. Rối loạn điều khiển do rối loạn thị giác.
Làm sao để ngăn ngừa tai nạn giao thông do say thuốc
-Đối với các loại thuốc hợp pháp, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng.
-Tuyệt đối tránh xa các loại ma túy. Đối với người nghiện ma túy tuyệt đối không được điều khiển ô tô.
-Tuyệt đối không thuê lái xe sử dụng ma túy.
Ở VN, các vụ tai nạn ô tô thảm khốc như 2 xe đấu đầu nhau bị nghi ngờ là lái xe có sử dụng ma túy khiến trở nên liều lĩnh. Ở TP HCM, năm 2014 sở Giao thông bắt buộc các công ty phải đưa khoảng 60.000 tài xế xe buýt, taxi, xe tải, xe khách đi xét nghiệm máu hoặc nước tiểu và buộc các công ty phải sa thải những lái xe sử dụng ma túy. Nhưng xem ra chiến dịch này không đạt kết quả khả quan vì lái xe sử dụng ma túy có thể đánh tráo mẫu xét nghiệm hoặc nhịn ma túy trước khi xét nghiệm.
Theo Trung tâm Pháp Y TP HCM, tài xế có thể uống một viên thuốc chứa hoạt chất paracetamol, sau tám giờ thuốc sẽ được đào thải ra ngoài cùng các chất ma túy. Do vậy việc xét nghiệm chỉ có tác dụng khi tiến hành 1 cách bất ngờ. Nếu không xét nghiệm bất ngờ được cần phải xét nghiệm trên mẫu tóc vì ma túy sẽ tích tụ lâu dài trên tóc. Nhưng ở VN chưa có thiết bị xét nghiệm mẫu tóc.
16.Lái xe trên đường đóng băng (đường trơn)
Nước mưa hoặc tuyết tan dọng trên mặt đường khi gặp lạnh sẽ đóng băng. Ở VN chưa từng xảy ra hiện tượng đóng băng trên đường giao thông, nhưng lại có nhiều đường đất được làm bằng đất đỏ bazan chất lượng kém, chứa nhiều thành phần đất sét, ít đá dăm. Loại đường đất này trở nên trơn tượt và nguy hiểm không kém đường đóng băng. Bài viết giữ tựa đề “lái xe trên đường đóng băng” theo tựa gốc của tài liệu nước ngoài có thể có ích cho bạn khi gặp phải những con đường đất sét vào mùa mưa hoặc những con đường có biển báo “đường trơn” số 222a.
Ngăn ngừa tai nạn trên đường đóng băng
Tai nạn xảy ra do đường trơn, bánh xe mất ma sát với mặt đường, bạn không thể kiểm soát được hướng di chuyển của xe. Để ngăn ngừa tai nạn, trước tiên bạn cần tham khảo dự báo thời tiết mỗi khi ra khỏi nhà trong mùa mưa bão và tránh lái xe ra ngoài khi nhận được thông tin thời tiết bất lợi. Để hạn chế tai nạn do bạn bị bắt buộc phải lái xe trên con đường bất ngờ bị đóng băng, tốt nhất là trước khi vào mùa mưa bão bạn phải kiểm tra lốp và đèn chiếu sáng, cần gạt nước v.v. để bảo đảm bạn trông thấy đường trong lúc tuyết rơi. Hãy tưởng tượng sẽ ra sao nếu lốp xe của bạn không còn khả năng bám đường và bạn không thể trông thấy đường đi. Nếu có điều kiện nên mua xe có trang bị ABS và ESC.
Công nghệ có thể giúp bạn nhưng không tuyệt đối
Hai công nghệ có thể giúp ban an toàn hơn khi di chuyển trên con đường đóng băng trơn trượt đó là chống bó cứng phanh (ABS) và dẫn động tất cả các bánh (AWD).
Khi bạn đạp phanh, ABS sẽ nhắp phanh khoảng 20 lần 1 giây. Khi phanh có tác dụng, bánh xe ngừng lăn là lúc bánh bị trượt, xe mất lái. ABS lại nhả phanh để bánh xe lăn, lấy lại hướng lái. Bằng cách nhắp nhả liên tục ABS giúp giữ xe trong tầm kiểm soát của tay lái.
Đối với xe không trang bị ABS, bạn hãy đạp mạnh phanh cho đến khi có cảm giác bánh xe ngừng lăn và khi bánh bắt đầu bị trượt bạn lại nhả phanh. Thao tác nhắp nhả phanh liên tục tương tự như ABS. Tuy động tác của bạn không thể nhanh và hiệu quả như ABS nhưng cũng có thể hạn chế được việc mất kiểm soát.
Hệ thống dẫn động tất cả cá bánh (AWD) và cân bằng điện tử (ESC) có thể giúp bạn tăng tốc hoặc tiếp tục di chuyển bằng cách chuyển lực truyền động từ bánh bị mất lực ma sát đến bánh còn ma sát. Nó không giúp bạn lấy lại kiểm soát khi cả 4 bánh bị mất ma sát.Do vậy bạn không được ỷ lại vào công nghệ, bạn phải giảm tốc độ khi gặp đường trơn.
Nếu bạn không có điều kiện trang bị hệ thống AWD, hệ thống dẫn động cầu trước FWD giúp bạn lái ổn định hơn dẫn động bánh sau RWD.
a. Lốp xe chuyên dụng đi tuyết.
Để có độ bám trên tuyết, lốp phải có gai nhỏ và sâu để có thể bám vào tuyết hay băng trơn trượt. Lốp thông thường đi mùa hè hoặc lốp 4 mùa không thể chạy được trên đường băng tuyết. Nếu bạn sống ở nơi thường xuyên đường bị tuyết phủ bạn phải sử dụng lốp đi tuyết (snow tires) đôi khi được gọi là lốp mùa đông (winter tires). Nếu sống ở vùng nhiệt đới và bạn phải thường xuyên đi đến nơi chưa có đường nhựa, có nhiều khả năng phải di chuyển trên đường đất vào mùa mưa, hãy sắm cho mình một bộ “xích đi tuyết” (snow chain). Xích đi tuyết sẽ giúp bạn khá tốt khi di chuyển trên đường đất khi mưa và bạn có thể tháo ra khá nhanh khi ra đến đường nhựa (xem ảnh).
Hãy bảo đảm rằng các cửa sổ được sạch sẽ, trong suốt. Cần gạt nước hoạt động tốt. Nếu bạn sống ở vùng lạnh giá vào mùa đông hãy thay nước rửa kính thông thường bằng dung dịch chống đóng băng.
c. Chạy máy hòa nhiệt độ đúng cách.
Mùa đông ở xứ lạnh không khí ngoài trời khô hơn trong xe (bị làm ẩm bởi hơi thở hành khách), hãy mở điều hòa nhiệt độ chọn chế độ làm tươi không khí (fresh air), cài đặt ở chế độ sưởi ấm. Ở một số xe có khi bạn chọn chế độ tan băng (defrost), máy điều hòa sẽ tự động chọn nhiệt độ thích hợp.
Ở vùng nhiệt đới khi mưa, không khí bên ngoài ẩm hơn trong xe, bạn cần làm mát trong xe để giảm độ ẩm trong xe và tắt chế độ làm tươi không khí để hơi ẩm bên ngoài không lọt vào xe, động sương trên kính chắn gió làm giảm tầm nhìn.
d. Kiểm tra đèn chiếu sáng.
Dù chạy xe trong tuyết hay trong mưa bạn đều cần bật đèn chiếu sáng và đèn lái (đèn đuôi) mục đích để các xe khác trong thấy bạn. Chỉ cần đèn cốt không cần đèn pha. Khi đến mùa mưa, tuyết bạn cần làm sạch kính đèn để bảo đảm độ chiếu sáng.
e.Phanh đúng cách. Phải biết xe bạn có trang bị ABS hay không để phanh hiệu quả nhất trong tường hợp khẩn cấp. Nên nhớ rằng phanh nhắp nhả liên tục chỉ áp dụng đối với xe không có ABS. Đối với hầu hết xe hiện nay đều trang bị ABS, trong trường hợp khẩn cấp bạn chỉ cần dặm phanh, giữ lực phanh và bẻ lái tránh chướng ngại vật.Nếu bạn nhắp nhả chân phanh, ABS không hoạt động.
Một điều hết sức quan trọng bạn cần phải nhớ nữa là ABS chỉ giúp cho xe không bị mất lái khi phanh, nó giúp rút ngắn khoảng cách dừng xe không đáng kể. Do vậy bạn phải luôn giữ đúng khoảng cách an toàn và phải chạy chậm khi lái xe trên đường trơn.
f. Hết sức thận trọng khi gặp băng đen.
Băng không chứa bọt không khí, nó trong suốt và nhẵn bóng như tấm kính. Khi không phản chiếu ánh sáng, bạn không trông thấy. Nhưng lại chói sáng khi phản chiếu ánh sáng nên còn được gọi là “băng chói”. Băng đen rất cứng và rất trơn nhiều khi bạn lầm với 1 vũng nước nên đặc biệt nguy hiểm.
Khi xe chạy không đúng hướng mong muốn do bánh xe trước bị trượt, các lái xe thường có xu hướng bẻ lái thêm. Nhưng khi bánh trước lấy lại được độ bám đường điều này khiến xe chuyển hướng vượt quá mong muốn. Do vậy khi xe mất lái thay vì bẻ lái thêm việc lái xe nên làm là giảm chân ga và phanh.
h. Tránh cho bánh sau bị mất độ bám đường. Đầu tiên bạn cần chọn xe có trang bị hệ thống ổn định điện tử (ESC). Ở Mỹ từ năm 2012 đã bắt buộc những xe mới phải trang bị ESC. Kế tiếp bạn phải bảo đảm rằng các lốp sau còn đủ gai lốp như lốp trước. Nếu bạn thay lốp mùa đông, cần thay cả 4 bánh.