Tai nạn giao thông là điều bạn có thể tránh khỏi nếu bạn loại bỏ được 25 nguyên nhân dẫn đến tai nạn, ngoại trừ một số trường hợp rất hiếm xảy ra do bạn kém may mắn. Bài viết dưới đây được tổng kết từ những người có trên 40 năm kinh nghiệm cầm lái.[pagebreak][/pagebreak]
23. Chỗ ngoặt nguy hiểm
Thường được gọi là “khúc quanh tử thần”. Gần đến những khúc quanh nguy hiểm có biển báo màu vàng viền đỏ, mũi tên đen ngoặt qua bên trái hay bên phải chỉ hường cong của con đường.
Các biển báo thường đặt trước những đoạn đường cong nguy hiểm. Hướng cong của mũi tên chỉ hướng cong của con đường. Biển báo có 3 vạch đen xéo chồng lên nhau là liên tiếp có chỗ ngoặt nguy hiểm. Bên dưới một số biển báo có ghi tốc độ tối đa cần tuân thủ.
Để tránh tai nạn ở những đoan đường cong lái xe cần giảm tốc độ. Những xe có trọng tâm càng cao như xe container, xe tải, SUV... càng cần phải chạy chậm.
Mức độ nguy hiểm của khúc quanh phụ thuộc vào bán kính vòng cua, độ rộng hẹp và độ dốc của con đường. Những khúc cua hội tụ đủ các yếu tố trên trở thành cái bẫy chết người đối với lái xe chủ quan. Điển hình là khúc cua gấp tại ngã 3 giao nhau giữa quốc lộ 18A với đường tránh TP Hạ Long (phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh). Có khi chỉ trong 1 tuần có đến 3 xe containner bị lật tại đây.
24. Va phải động vật
Ở vùng nông thôn, người dân còn tập quán chăn thả gia súc hoặc ở những vùng hoang vu còn là nơi sinh sống của thú rừng ta cần phải đề phòng tai nạn do va chạm với động vật. Động vật thường di chuyển theo đàn hoặc con này đuổi theo con kia. Nếu bạn trông thấy 1 con bang qua đường hãy cảnh giác có thể sẽ còn con theo sau.
Mẹo tránh tai nạn với thú vật
1.Cố gắng tránh va phải con vật
Điều này là hiển nhiên vì khi va phải con vật, bạn có thể đã giết nó nhưng xe bạn cũng bị hư hại và đôi khi người ngồi trong xe cũng bị nguy hiểm. Cũng đã có trường hợp người bị thiệt mạng do xe đâm phải động vật.
2.Tắt đèn pha.
Vào ban đêm, thú vật bị thu hút bởi đèn pha và rơi vào trạng thái mà các thợ săn gọi là “chịu đèn”, con vật dường như bị ánh đèn pha “thôi miên” trở nên bất động. Việc tắt đèn pha có thể giúp con vật thoát khỏi trạng thái “chịu đèn”, nó sẽ chạy khỏi khi nghe tiếng động cơ đên gần tránh xe bạn không bị va chạm vào con vật.
3.Tránh va chạm trực diện.
Sừng của trâu, bò, nai rất sắc bén, bạn có nhiều cơ hội không tổn thương nếu đâm phải phần đuôi hay phần hông con vật hơn là đâm thẳng vào đầu.
4.Giảm tốc độ nếu có thể.
Phanh xe có thể tạo cho con vật có thêm thời gian thoát thân hoặc hạn chế mức độ nghiêm trọng khi va chạm.
5.Duy trì làn đường.
Để không phải va chạm vào xe khác. Tránh va vào con vật nhưng va chạm vào xe khác càng tồi tệ hơn.
6.Tăng tốc ở giây phút cuối
Lời khuyên này có vẻ như mâu thuẫn với lời khuyên số 4. Nhưng nó hoàn toàn hợp với khoa học. Khi bạn phanh (theo lời khuyên số 4) lực quán tính của xe sẽ đè cản trước xuống thấp, điều này có thể khiến con vật trượt trên nắp ca pô, khiến bạn hoặc hành khách ngồi cạnh gặp nguy hiểm. Bằng việc tăng tốc ở giây phút cuối hoặc tối thiểu là buông phanh, phần đầu xe sẽ chồm lên, tăng thêm cơ hội con vật không trượt trên nắp khoang động cơ đâm thủng kính chắn gió.
Theo: Seriousaccidents