Tai nạn giao thông là điều bạn có thể tránh khỏi nếu bạn loại bỏ được 25 nguyên nhân dẫn đến tai nạn, ngoại trừ một số trường hợp rất hiếm xảy ra do bạn kém may mắn. Bài viết dưới đây được tổng kết từ những người có trên 40 năm kinh nghiệm cầm lái.[pagebreak][/pagebreak]
22. Lái xe mệt mỏi
Một nghiên cứu tiến hành bởi Viện Giao thông Virginia vào năm 2013 cho biết lái xe trong trạng thái mệt mỏi là nguyên nhân của 20% tai nạn thay vì 2% hoặc 3% như những khảo sát trước đây Lái xe trong trạng thái mệt mỏi gắn liền với buồn ngủ, ngủ lơ mơ. Lái xe mệt mỏi thường xảy ra với đối tượng sinh viên trong mùa học thi hay người làm việc tăng ca.
Lái xe mệt mỏi buồn ngủ là nguyên nhân hàng đầu của tai nạn vì khi mệt mỏi người lái xe không thể nhận thức được đầy đủ và phản ứng kịp thời đối với những gì xẩy ra trên đường. Chẳng hạn như trong trạng thái lơ mơ, người lái xe không biết xe mình đã trôi dạt khỏi làn đường cho đến khi qúa trễ.
Những triệu chứng để nhận biết lái xe mệt mỏi buồn ngủ : ngáp, mỏi mắt, chán nản, quên đường, bồn chồn, khó tập trung.
Khi người lái xe xuất hiện một trong những dấu hiệu trên, nên ngưng ngay việc lái xe và thư giãn. Bạn có thể vào 1 trạm dừng chân ven đường nghỉ ngơi và chợp mắt cho đến khi các triệu chứng kể trên không còn nữa.
Làm gì để tránh mệt mỏi buồn ngủ khi lái xe?
Không sử dụng rượu và thức uống có cồn trước khi lái xe.
Say rượu khi lái xe là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn nghiêm trọng, nhưng uống một chút ít thức uống có cồn cũng có thể khiến bạn buồn ngủ. Tốt nhất là trước những chuyến đi dài bạn không nên sử dụng thức uống có cồn.
Ngủ đủ vào đêm trước.
Trước khi thực hiện một cuộc hành trình dài, vào đêm trước bạn phải ngủ đủ tưc 7 đến 8 tiếng để tránh mệt mỏi buồn ngủ khi lái xe.
Cố gắng tránh những chuyến khởi hành vào cuối ngày.
Tốt nhất là khởi hành vào 1 tiếng đồng hồ sau khi thức giấc và chuẩn bị đầy đủ. Đây là khoảng thời gian bạn tỉnh táo nhất.
Đi chung với người khác biết lái xe nếu có thể.
Không nên lái xe một mình, nên có thêm người khác để thay phiên nhau lái xe. Trong khi lái xe có người nói chuyện cũng giúp cho bạn tỉnh táo và người đó cũng có thể cảnh báo giúp bạn. Đây cũng là cách giúp cho bạn có được một chuyến đi thú vị và tránh tai nạn.
Tránh lái xe vào ban đêm.
Ánh sáng phát ra từ bảng điều khiển và đèn đường về đêm đã được chứng minh là có tác dụng thôi miên, là 1 nguyên nhân khiến lái xe mệt mỏi, buồn ngủ.
Giữ bầu không khí kích thích trong xe.
Giảm nhiệt độ trong xe để xe được mát mẻ hơn. Mở âm lượng lớn hơn, liên tục thay đổi đài phát sóng, nghe những bản nhạc vui tươi, tránh những điệu nhạc chậm buồn. Không sử dụng kiểm soát hành trình (tự động giữ tốc độ xe) vì có thể khiến bạ không chú tâm vào việc điều khiển xe. Hãy cố gắng tự mình tham gia vào việc điều khiển xe là cách tốt để tránh tai nạn.
Chú ý đến tư thế lái xe.
Giữ cho thẳng lưng và bảo đảm rằng chân của bạn được thoải mái. Ngoài ra giữ cho đầu và mắt nhìn thẳng về phía trước.
Nghỉ giải lao hoặc đổi lái xe mỗi 2 tiếng.
Dừng lại ở trạm xăng hay trạm dừng chân sau mỗi 2 tiếng. Bạn nên ra khỏi xe đi bộ hay làm một số đông tác thể dục có thể giảm bớt sợ mệt mỏi của bạn. Ăn nhẹ ở trạm dừng chân, tiếp thêm năng lượng cho cơ thể là cần thiết. Nhưng không ăn quá no, sẽ khiến bạn buồn ngủ.
Đeo kính mát.
Đeo kính mát để bạn khỏi phải nheo mắt khiến mắt bạn mau bị mỏi.Tuy nhiên bạn không bao giờ được đeo kính mát khi trời âm u.
Làm gì để chống buồn ngủ:
9 biện pháp nêu trên để ngăn ngừa buồn ngủ trong khi lái xe. Nhưng nếu bạn vẫn bị buồn ngủ, để ngăn ngừa tai nạn chỉ có 2 cách tốt nhất : trao tay lái cho bạn đồng hành nếu có hoặc đến chỗ ngừng xe an toàn và ngủ để lấy lại sức để sau đó tiếp tục cuộc hành trình.
DME Automotive đã phỏng vấn 2.000 lái xe về biện pháp chống buồn ngủ khi lái xe, các bác tài đã đưa ra 15 phương cách : 1, Uống cà phê, (52%) 2. Mở cửa sổ hoặc cửa sổ trời (41,7%). 3. Thay lái xe (41,5%). 4. Ghé vào lề, vươn vai và thực hiện một số động tác thể dục (35,2%). 5. Mở lớn âm nhạc (34,9%). 6. Điều chỉnh điều hòa nhiệt độ (25,1%). 7. Tấp vào lề đường và chợp mắt (22,6%). 8. Ăn (20,6%). 9. Hát (20,6%). 10. Nghe radio (14,2%). 11. Nói chuyện một mình (10,9%) 12. Tự tát vào mặt mình (10,3%). 13. Tập thể dục trong xe (10%) 14. Hút thuốc (9,9 %) tác dụng tạm thời đối với người nghiện. 15. Tát nước lạnh vào mặt và cổ (8,3%).
Nhưng theo DME Automotive và hầu hết các công tình nghiên cứu về chống buồn ngủ khi lái xe chỉ có 2 phương cách số 3. Thay lái xe và số 7. Tấp vào lề đường và chợp mắt là hữu hiệu. Các giải pháp lại không tác dụng hoặc chỉ tác dungj tạm thời. Giải pháp số 8 : ăn, có thể khiến bạn buồn ngủ thêm khi bạn ăn no.
Nếu bạn tin tưởng vào 13 biện pháp chống buồn nghủ tạm thời kia, có thể bạn sẽ bị ngủ trong não, hay ngủ trong tâm trí, mắt vẫn mở thao láo nhưng bạn không nhận thức được mọi diễn biến chung quanh đây là lúc cực kỳ nguy hiểm.
23. Sương mù
Sương mù làm giảm tầm nhìn, hạn chế sự tương phản, làm cho hình ảnh méo mó là nguyên nhân của nhiều tai nạn giao thông xảy ra hàng năm. Do bạn không trông thấy những xe khác và các chướng ngại vật nên phải hết sức thận trọng khi lái xe trong sương mù.
Sương mù được hình thành bởi những hạt bụi hơi nước lơ lửng trong không khí gặp nhiệt độ lạnh. Khi tia sáng gặp những bụi sương, nó bị phát tán ra nhiều phía, người ta gọi là hiện tượng “tán xạ” . Những hạt sương mù càng nhỏ, ánh sáng càn bị tán xạ nhiều càng cản trở tầm nhìn. Nhiều khi sương mù dày đặc đến mức tầm nhìn chỉ còn 2,3 mét, người ta không thể nhìn thấy xe phía trước và nguy cơ va chạm rất lớn.
Sương mù ảnh hưởng đến nhận thức của người lái xe theo 4 cách:
1.Sương mù bóp méo sự nhận thức của bạn về tốc độ.
Do độ tương phản kém của hinh ảnh kém, nói cách khác là bạn nhìn thấy sự vật chung quanh mờ nhạt, khiến bạn cảm thấy quang cảnh chung quanh di chuyển chậm hơn thực tế và bạn không biết mình đang đi nhanh hơn thực tế. Do vậy khi lái xe trong điều kiện sương mù, bạn phải lái chậm hơn bình thường.
2. Bạn phân biệt một vật đứng yên và một vật chuyển động khó khăn hơn.
Cụ thể là bạn khó phân biệt một chiếc xe đng đỗ với một xe đang chạy.Đây có thể là ngyên nhân gây tai nạn nếu bạn không cẩn thận.
3. Bạn có thể đánh giá sai về khoảng cách.
Theo thói quen của bộ não, bạn thường nhận thức một vật mờ ở xa hơn vật nhìn rõ. Trong sương mù, hình ảnh trở nên mờ ảo, khiến bạn tưởng vật gần là vật ở xa, thậm chí bạn tơngr chiếc xe đang đõ là chiếc xe đang chạy cùng chiều với bạn. Điều này khiến nhiều xe bị va chạm liên hoàn.
Vì vậy, trong điều kiện sương mù, bạn cần tránh chạy theo xe phía trước. Có thể xe ó ngừng lại mà bạn không biết.
4. Sương mù có dẫn đến điều nghịch lý là đèn pha càng sáng bạn càng không nhìn thấy gì.
Do các hạt sươg phản xạ lại ánh sáng đèn pha bạn càng sáng , ánh sngs phản chiếu về pía bạn càng nhiều và bạn càng bị hạn chế tầm nhìn. Trong sương mù không bao giờ bật pha, chỉ sử dụng đèn sương mù vi đén sương mù phát ra ánh sáng vàng là loại ánh sáng ít bị phản xạ, tán quang.
Sương mù làm đừng trơn
Các giọt sương sẽ đọng xuống mặt đường khiến đường trở nên trơn trượt và làm khoảng cách an toàn giảm đi đáng kể. Do vậy để có thể di chuyển an toàn trong sương mù bạn phải có bộ bánh xe có độ bám đường tốt và bộ phanh đã được kiểm tra hiệu quả.
4 việc cần thiết để ngừa tai nạn trong thời tiết sương mù
1. Không vội vàng. Đi đến nơi về đến chốn tốt hơn là vội vã mà bị lâm nạn.
2. Sử dụng đèn sương mù. Là loại đèn chiếu ánh sáng vàng, không nhầm lẫn với đèn pha gầm hay đèn pha nóc ở một số xe tải, những đèn này chiếu ánh sáng trắng, không bật những đèn này và đèn pha khi đi trong sương mù. Nếu có thể, khi đi trong sương mù bạn phải bọc những đèn này bằng giấy kính vàng hoặc xanh.
3. Lái xe hết sức cẩn trọng. Giữ khoảng cách xa giữa xe bạn và xe trước. Luôn luôn chạy chậm hơn tốc độ giới hạn và nhớ rằng sương mù có thể khiến bạn nhận thức sai về tốc độ.
4. KIểm tra lốp và phanh. Bào đảm lốp và phanh luôn hoạt động hoàn hảo.
Tổng hợp