Hạng D
2/12/03
1.983
4.690
113
Vietnam
25 nguyên nhân hàng đầu tai nạn giao thông (P.5)
Tai nạn giao thông là điều bạn có thể tránh khỏi nếu bạn loại bỏ được 25 nguyên nhân dẫn đến tai nạn, ngoại trừ một số trường hợp rất hiếm xảy ra do bạn kém may mắn. Bài viết dưới đây được tổng kết từ những người có trên 40 năm kinh nghiệm cầm lái.[pagebreak][/pagebreak]

>> Phần 1: mất tập trung khi lái xe - nói điện thoại - gởi tin nhắn - lái xe vượt tốc độ - nguyên tắc 3 giây.
>> Phần 2 : uống rượu bia khi lái xe - bất cẩn khi lái xe
>> Phần 3 : Mưa - vượt đèn đỏ
>> Phần 4 : Vượt biển báo - tài xế tuổi teen


9. Lái xe ban đêm

Về đêm, khả năng nhận thức và phán đoán về khoảng cách của người ta bị suy yếu vì thiếu ánh sáng. Lái xe ban đêm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông hàng đầu. Ước tính 90% quyết định lái xe đưa ra dựa trên những gì được nhìn thấy. Người ta có thể nhìn rõ trong ánh sáng tự nhiên ban ngày, nhưng ánh sáng nhân tạo của đèn đường và đèn pha có thể tạo ra một số vấn đề về tầm nhìn. Do đó người lái xe cần có biện pháp để tránh tai nạn xảy ra khi lái xe ban đêm.
25 nguyên nhân hàng đầu tai nạn giao thông (P.5)
Số liệu thống kê cần biết

Số liệu thống kê của NHTSA cho thấy, vào ban đêm lượng xe tham gia giao thông ít đi 60%, nhưng số lượng tử vong do tai nạn ô tô lại tăng 40% so với ban ngày. Điều này cho thấy lái xe đêm nguy cơ bị tai nạn gần gấp 3 lần lái xe ban ngày.

Mắt người khi đã mở rộng đồng tử để nhìn rõ dưới ánh sáng yếu ớt của đèn đường và đèn của xe mình, gặp ánh sáng cường độ cao của đèn pha xe ngược chiều, đồng tử không thu hẹp kịp, gây nên hiện tượng chói mắt. Ngược lại, khi xe ngược chiều rọi đèn pha đã đi qua, chỉ còn ánh đèn đường và đèn của xe mình, ánh sáng yếu đi nhưng đồng tử không kịp điều chỉnh mở rộng cho phù hợp, khiến mắt ta tối sầm không nhìn thấy đường đi phía trước . Điều này xảy ra khá thường xuyên trên đường giao thông ban đêm.

Một số người mắt không điều chỉnh kịp thời vào lúc bình minh và hoàng hôn, khi trời đang tối rồi bừng sáng và ngược lại, khiến khoảng thời gian bình minh và hoàng hôn trở thành thời điểm nguy hiểm cho giao thông đường bộ.

Mẹo lái xe an toàn ban đêm

Sử dụng đèn chiếu sáng hợp lý

Bạn phải nhìn rõ xe khác, các chướng ngại vật trên đường đi đồng thời phải giúp xe khác nhìn thấy bạn bằng việc sử dụng đèn chiếu sáng một cách hợp lý.

Đèn pha (hight beam) giúp bạn nhìn xa nhưng làm chói mắt lái xe đi ngược chiều, chỉ nên sử dụng trên đường cao tốc. Nhưng ở những đoạn đường không có rào chắn che ánh sáng đèn xe ngược chiều, bạn cần chuyển ngay sang đèn cốt khi xuất hiện xe ngược chiều.

Đèn cốt (low beam), chiếu sáng gần, phạm vi rộng, không làm chói mắt xe ngược chiều, sử dụng khi di chuyển trong thành phố. Di chuyển trên đường ngoại thành thỉnh thoảng mới dùng pha. Do phạm vi chiếu sáng rộng, đèn cốt giúp bạn phát hiện sự xuất hiện bất ngờ của người đi bộ, xe đạp hoặc thú vật.
25 nguyên nhân hàng đầu tai nạn giao thông (P.5)
Sử dụng đèn chiếu sáng hợp lý không làm người khác lóa mắt thể hiện bạn là người có văn hóa động thời giúp người khác là bảo vệ chính bạn khỏi tai nạn.

Giữ khoảng cách an toàn.

Nhờ biết được khoảng cách chiếu sáng của đèn chiếu sáng, bạn dễ ước tính được khoảng cách an toàn. Đèn pha (hight beam) có khoảng cách chiếu sáng khoảng 150 mét và đèn cốt (low beam), 50 mét. Nếu bạn chạy xe dưới tốc độ 80 km/giờ nên giữ khoảng cách với xe phía trước trong tầm chiếu sáng của đèn cốt. Chỉ khi chạy ở tốc độ trên 80 km/giờ đến 120 km/giờ mới giữ khoảng cách với xe trước trong tầm chiếu sáng của đèn pha.

Điều chỉnh ánh sáng bảng đồng hồ và tắt đèn khoang lái

Từ trong tối nhìn ra chỗ sáng thấy rõ hơn từ chỗ sáng nhìn vào chỗ tối. Điều chính độ sáng của bảng đồng hồ vừa phải, tắt đèn trong buồng lái giúp bạn nhìn thấy ngoài xe rõ hơn.

Tránh nhìn vào đèn pha xe đi ngược chiều

Đây là cách tốt nhất để tránh cho bạn khỏi bị chói mắt nếu chẳng may gặp phải tài xế điều khiển xe ngược chiều thiết lịch sự. Bạn nên hướng mắt về phía lền bên phải.
Tránh bị phân tâm

Lái đêm, tầm nhìn của bạn không được tốt như ban ngày phả ứng của bạn cũng chậm hơn. Ban ngày bạn phải tránh bị phân tâm khi lái xe, ban đêm bạn phỉa tập trung chú ý nhiều hơn. Phải tuyệt đối tránh những nguyên nhân có thể khiến bạn mất tập trung như đã đề cập ở phần 1.

Đi xe ban đêm có một số điểm lợi : mát mẻ, đường vắng, lốp xe không bị nóng nên lâu mòn. Một số người ban ngày bận việc thích tổ chức đi hành hương vào đêm để không bỏ mất công việc kinh doanh vào ban ngày. Nhưng bạn phải suy xét kỹ, lợi bất cập hại. Giao thông ban đêm tiềm năng xảy ra tai nạn gấp 3 lần ban ngày.

10. Lỗi thiết kế và sản xuất

Sẽ là thiếu công bằng nếu chúng ta trút hết trách nhiệm cho người lái xe mỗi khi xảy ra tai nạn mà quên đi trách nhiệm người thiết kế và sản xuất. Trách nhiệm thiết kế và sản xuất được gọi chung là trách nhiệm sản phẩm. Pháp luật ở mọi quốc gia yêu cầu sản phẩm được sản xuất phải đạt tiêu chuẩn an toàn tối thiểu. Nhiệm vụ giám sát chất lượng sản phẩm ô tô được giao cho Cơ quan An toàn Giao thông. Với hơn 100 năm phát triển, những quy định về tiêu chuẩn về an toàn của sản phẩm ngày càng được nâng cao, nhưng lỗi sản phẩm vẫn còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông.
Khi bị Cơ quan An toàn Giao thông phát hiện 1 bộ phận của chiếc xe có lỗi, nhà sản xuất ô tô phải tiến hành 2 việc :
- Triệu hồi và khắc phục khiếm khuyết sản phẩm.
- Chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do lỗi sản phẩn của mình gây ra.

Những lỗi sản phẩm thường dẫn đến tai nạn bạn cần quan tâm là:

Phanh yếu là nguyên nhân chính gây tai nạn

Ở những xe đời mới được trang bị hệ thống phanh thủy lực kép, nếu 1 hệ thống bị hỏng hệ thống còn lại vẫn có thể dừng xe. Ở những xe hiệu suất cao thường được trang bị phanh đĩa ở cả 4 bánh. Xe phổ thông được trang bị phanh đĩa ở 2 bánh trước, 2 bánh sau là phanh tang trống kém hiệu quả hơn. Phanh tang trống sẽ không ăn khi bố phanh bị nóng.

Xe đời mới hầu hết được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh (ABS),ngăn ngừa được hiện tượng trượt bánh là nguyên nhân phổ biến của tai nạn ô tô.

Dù tiết kiệm tiền bạc, để an toàn bạn nên mua 1 chiếc xe có hệ thống phanh kép (dual-circuit brake systems), 2 bánh trước là phanh đĩa và xe có trang bị hệ thống ABS.

Lốp xe lạc hậu và hư hỏng
Lốp xe radial an toàn hơn loại lốp bias-ply đã ra đời cách đây 25 năm. Nhưng cho dù bạn trang bị lốp radian những vấn đề có thể xảy ra là lốp không bám đường và bị nổ. Lốp không bám đường thường là do không bơm đủ hơi hoặc bị mòn, bạn cần kiểm tra thay lốp mỗi khi đi được khoảng 8.000 km. Lốp bị nổ có thể dẫn dến tai nạn nghiêm trọng do lốp đã cũ, mòn không đều hoặc bơm quá căng. Lốp mòn không đều do cân chính không đúng cánh hay hệ thống treo bị hỏng. Lốp mòn không đều khiến xe chạy không đúng hướng mong muốn và có thể dẫn đến tai nạn.
25 nguyên nhân hàng đầu tai nạn giao thông (P.5)
Hệ thống lái và hệ thống treo kém dẫn đến tai nạn

Hệ thống treo có nhiệm vụ giữa cho tất cả các bánh xe tiếp xúc tốt với mặt đường một cách ổn định. Trong khi hệ thống lái giúp ta đi đúng hướng, tránh được chướng ngại vật và tai nạn tiềm năng. Để bảo đảm an toàn, bạn cần đưa xe đến garage kiểm tra hệ thống lái và hệ thống treo mỗi khi đi được 16.000 km.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
4/2/14
2.878
3.542
113
Hay, bổ ích; nhiều xe chạy ngược chiều mà low beam như hight beam
 
Hạng B2
5/8/14
475
524
93
49
Anh em vào diễn đàn thì đa số đều biết chút về luật và tinh thần member rất ok rồi! như cách xử lý đèn ban đêm chẳng hạn, nhưng vẫn còn một số đông tài xế (em thấy xe du lịch nhiều hơn xe tải) đều xử lý rất kém (thiếu ý thức) cứ bật pha vào mặt người ta dù đã ra tín hiệu (đá đèn) nhưng vẫn bình chân như vại! thách thức người khác! chắc em nghĩ người ta biết xe (người lái xe đối diện) chửi về hành động coi thường pháp luật này (vì có thể gây tai nạn cho người khác) nhưng vẫn bất chấp để có ngày cầm biên bản phạt vì tội coi thường người khác chắc mới kịp nhận ra!
 
Tập Lái
6/4/15
32
61
18
Anh em vào diễn đàn thì đa số đều biết chút về luật và tinh thần member rất ok rồi! như cách xử lý đèn ban đêm chẳng hạn, nhưng vẫn còn một số đông tài xế (em thấy xe du lịch nhiều hơn xe tải) đều xử lý rất kém (thiếu ý thức) cứ bật pha vào mặt người ta dù đã ra tín hiệu (đá đèn) nhưng vẫn bình chân như vại! thách thức người khác! chắc em nghĩ người ta biết xe (người lái xe đối diện) chửi về hành động coi thường pháp luật này (vì có thể gây tai nạn cho người khác) nhưng vẫn bất chấp để có ngày cầm biên bản phạt vì tội coi thường người khác chắc mới kịp nhận ra!
Điều này cũng dễ hiểu thôi bác. Các xe du lịch đèn pha hầu hết đều rất sáng + ý thức kém + tâm lý thích thể hiện = vi phạm luật giao thông, coi thường người khác. Đôi khi tự mình gánh hậu quả do gây tai nạn cho người khác và chính bản thân.
Tài xế trên các xe du lịch, xe con, bên cạnh các bác tài lớn tuổi cũng rất nhiều các bạn trẻ mới lấy bằng, thiếu kinh nghiệm thực tế, tính bồng bột nên đôi khi dẫn đến hậu quả khôn lường.
Có lần ngồi cạnh thằng bạn em lái xe, mới lấy bằng, ngựa non háu đá. Chiếc Civic đi đường toàn ổ trâu ổ gà mà nó phi không dưới 40km/h, gặp anh đi Fortuner ngược chiều, anh ta đã đá pha mấy lần, e ngồi bên cũng nhắc nó, cu cậu coi như không biết. Có phải là không biết dùng thật hay cố tình không biết. Thật không hiểu nổi, e cũng chẳng ngồi xe với nó thêm lần nào nữa.
 
Hạng D
4/2/08
4.603
6.480
113
TPHCM
một số bác tài chỉ biết 2 loại đèn thôi bác: đèn cố định (pha hay cốt đều không quan tâm) và đèn để đá. nên khi lên xe là bật pha hay cốt cũng chẳng để ý
 
  • Like
Reactions: Jackie Huy
Hạng B2
22/12/14
334
218
43
36
HCM
Xe tải, xe khách ai 2 đèn là bật pha, ai 1 đèn là bật Cos. Bác để ý cái chóa nó phản xạ là thấy thôi, mình hay đi QL20 về quê vợ nên xe tải, Trang, Bưởi gì mình gặp hoài nên có thể nói phần lớn là nó Cos do nhiều em để pha mình đá pha 4 em Xenon của xe là nó cụp ngay, chẳng qua do ai đi Sedan thì cái đèn nó cao quá nên nó cỡ nào nó cũng chói vào mắt cả. SUV thì đỡ hơn.

Các bạn thiếu ý thức phần lớn là xe con, xe cá nhân nhiều hơn xe tải, xe khách đó. Mấy bạn xe cá nhân đá pha 10 xe thì hết 8 xe chẳng ai chịu cụp xuống. Mà pha là pha Xenon chứ chẳng phải Halogen mới đau.