Lời hay ý đẹp, xin gửi tặng các bạn và eryhanguyen:
“Một người có sức khỏe thì có trăm điều ước.
Còn người không có sức khỏe chỉ mong có một điều ước, đó là sức khỏe.”
Hãy quan tâm, và dành một khoảng lặng để nghĩ đến những người đã & đang chăm sóc sức khỏe cho chúng ta và gia đình, như lời tri ân sâu sắc đối với người thầy thuốc - bác sĩ.
“Bác sĩ không được khóc...”
TT - Cơ sở vật chất của bệnh viện ngày một xuống cấp, nỗi khổ của bệnh nhân ai cũng thấy rõ, nhưng gánh nặng oằn trên vai các y bác sĩ thì không phải ai cũng nhận ra, kể cả chính họ...
Mọi ưu tiên dành cho bệnh nhân.
“Mình đã chọn công việc này, mình biết vì sao mình khổ, mọi ưu tiên trong việc giảm tải trước hết phải dành cho bệnh nhân”, bác sĩ Diệp Bảo Tuấn, phó phòng kế hoạch - tổng hợp Bệnh viện Ung bướu, nói với vẻ bình thản đã được tập luyện hơn 20 năm giữa “chợ” ung bướu.
Trong văn phòng chật chội được ngăn ra từ một đoạn hành lang, đề án chống quá tải của Bệnh viện Ung bướu đã được soạn thảo và thực hiện, bổ sung qua mỗi năm. Tất cả giải pháp đều dành cho bệnh nhân: tăng năng suất khám chữa bệnh bằng cách kéo giãn giờ khám từ sáng sớm, xuyên trưa, cả chủ nhật; ứng dụng công nghệ thông tin vào thủ tục hành chính, cộng tác với bệnh viện tuyến dưới để đào tạo, hỗ trợ điều trị...
Đã có thêm hàng chục ngàn lượt bệnh nhân được điều trị nhờ các giải pháp này. Ngay hôm tôi đến, bác sĩ Lê Hoàng Minh, giám đốc, cho biết vừa xuống quận 9 bàn một giải pháp đột phá mới: đề nghị giao các giường, phòng trống cho Bệnh viện Ung bướu, thực hiện kế hoạch giảm 10-15% bệnh nhân nội trú tại cơ sở trong năm 2012 này, trong khi chờ đợi cơ sở mới.
Ở thời điểm hiện tại, mỗi ngày bảy phòng khám của Bệnh viện Ung bướu khám 1.620 lượt bệnh nhân. 213 bác sĩ cùng nhau điều trị 1.807 bệnh nhân nội trú và 9.510 bệnh nhân ngoại trú.
Tôi đi thăm khám bệnh.
Tại phòng khám số 3 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, trung bình mỗi buổi một bác sĩ phải khám từ 100-120 bệnh nhân. Quá tải bệnh viện không chỉ có bệnh nhân phải gánh chịu.
Đầu giường ghi tên hai, ba bệnh nhân, lúc bác sĩ khám nằm trở đầu, lúc bình thường trải chiếu dưới sàn, hành lang, cầu thang bệnh viện đã trở thành hình ảnh quen thuộc, biểu trưng cho sự quá tải ở các bệnh viện cấp 1 từ nhiều năm nay. Bệnh nhân đến rồi đi, rồi lại đến, sự quá tải thì ở lại với bệnh viện, với các y bác sĩ, y tá, điều dưỡng, hộ lý, nhân viên.
Mở cửa phòng khám
Tôi vào phòng khám số 3 Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM) một buổi sáng mà cô y tá gọi là “ngày thường”, nghĩa là không phải ngày cao điểm đông đúc. Phòng chật, chỉ khoảng 15m2, từ cửa đến cuối phòng là bốn cái bàn, cứ hai cái kê sát vào nhau, dành cho ba bác sĩ và một y tá. Dãy tường kề bên là mười mấy chiếc ghế nhựa dành cho bệnh nhân ngồi chờ.
Phòng khám chuyên về tuyến giáp này giản dị đến mức tuềnh toàng. Công cụ khám của bác sĩ là hai bàn tay không và chiếc máy vi tính nối mạng nội bộ để ghi toa chỉ định. Công cụ của cô y tá là tập hồ sơ cứ đầy mãi lên trên cái rổ sắt ngoài cửa và một máy đo huyết áp. Chỉ có thế. Phòng khám bắt đầu mở cửa từ 6g sáng, bên ngoài là “một cái chợ” đúng nghĩa nếu xét về độ ồn ào, nhộn nhịp. Hàng ngàn người ra kẻ vào, và cả chen lấn, xô đẩy, cằn nhằn, cự cãi. Chỉ khác là ở “chợ” này không có hàng hóa và những lời trả giá vui tai, nụ cười khi mua được hàng ưng ý. Mọi người ở đây đều có vẻ mặt lo lắng, buồn bã, dáng điệu nhớn nhác, hoang mang với cuốn sổ khám bệnh trên tay. Loa phóng thanh chốc chốc lại vang lên, hướng dẫn bệnh nhân không lấy số qua “cò”, cẩn thận kẻo bị kẻ gian trà trộn, móc túi, gọi tên ai đó đến đóng tiền... Đứng giữa đám đông ấy, thật khó tin được mình đang ở trong một bệnh viện hàng đầu của Việt Nam.
Nhưng các bác sĩ dường như đã quá quen thuộc để bình thản làm việc trong “cái chợ” của mình. Ngồi ở cuối phòng, chỉ cách cô bác sĩ đồng nghiệp một khoảng bằng chiều ngang hai chiếc bàn ghép lại, bác sĩ Võ Tuấn cắm cúi trong công việc. Đọc số trên sổ khám bệnh, ghi số vào máy tính, hồ sơ bệnh nhân hiện ra, xoay sang bệnh nhân, hai ngón tay cái đặt nhẹ lên cổ tìm hạch, từ tốn hỏi thăm triệu chứng: “Chị đau ở đâu, bao lâu? Đưa hai tay lên xem có run không? Khối u này có thể mổ, tôi sẽ chuyển lên khoa nhé”. Quay vào máy tính kê toa, bấm lệnh in. Trong khi máy in chạy thì bác sĩ lại kéo vào một cuốn sổ khám bệnh khác...
Hết lượt bệnh nhân này đến lượt bệnh nhân khác. Người được chỉ định mổ, người được cho toa thuốc uống, người lại được bác sĩ bảo không sao, chỉ là một khối mỡ thừa. Người lo lắng đi làm thủ tục nhập viện, người thở phào cầm toa thuốc đứng lên, nhưng ngồi cả buổi tôi chẳng nhìn thấy ai mỉm cười. Tất cả bệnh nhân khi được trả lại sổ khám bệnh vẫn nấn ná, quay đi quay lại không muốn rời bàn bác sĩ. Có người khi được chẩn đoán là không có bệnh, không cần uống thuốc, ra đến cửa rồi vẫn còn quay lại hỏi thêm lần nữa, rồi lại ra, lại quay vào hỏi cô y tá.
Xem đồng hồ, mới hơn một tiếng, gần 30 lượt bệnh nhân đã đi qua bàn bác sĩ Tuấn. À, thì ra thế. Chắc hẳn không bệnh nhân nào sau khi đã thức khuya để đi từ nhà, nhà trọ, hay từ những chuyến xe đêm xuyên hàng trăm cây số đến đây xếp hàng rồi ngồi chờ đợi đến lượt lại nghĩ mình chỉ được gặp bác sĩ trong vòng 1-2 phút. Định hỏi nhưng bác sĩ không thể có một phút để trả lời, hàng trăm bệnh nhân đang chờ, cửa phòng luôn bị bật mở bởi những người sốt ruột, thỉnh thoảng lại có một vụ lộn xộn nhỏ xảy ra bên hàng ghế bệnh nhân. Tôi tưởng tượng nếu bác sĩ bỏ ra 10 phút giải thích, hướng dẫn bệnh nhân về bệnh của mình chắc hẳn mọi người sẽ hài lòng, mãn nguyện lắm. Và như thế hàng ngàn người đã lấy số khám bệnh ngoài kia sẽ phải chờ thêm 3-4 ngày. Câu trả lời là đấy rồi.
9g, 10g, 11g bệnh nhân vẫn vào phòng càng lúc càng đông. Phải tăng cường một bác sĩ để bệnh nhân không bị chậm các quy trình xét nghiệm. Cô y tá chuyển sang làm việc đứng để nhường chỗ. Tôi không khỏi sốt ruột, còn các bác sĩ vẫn miệt mài, bình thản, ôn tồn, không hề ra ngoài, không yêu cầu một ngụm nước. 11g50 bác sĩ Tuấn đứng lên bảo đóng cửa. 330 lượt bệnh nhân đã được khám. 13g phòng khám lại sáng đèn...
Nước thì không khóc...
Không giống “cái chợ” như Bệnh viện Ung bướu, quang cảnh Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình (TP.HCM) lại giống như ở bến xe, ga tàu mùa cao điểm. Hàng chục chiếc ghế đá xếp hàng ngang đầy khoảng sân ở giữa các phòng khám và phòng cấp cứu, người đứng, ngồi, nằm la liệt. Chỉ khác là ở đây trên tay mỗi người đều cầm phim chụp, giữa những khoảng trống hiếm hoi giữa các ghế là nạng, xe lăn ngổn ngang.
Các phòng khám chi dưới, cột sống đầy ắp người ngồi chờ, bốn bác sĩ, hai y tá cho mỗi phòng, thay nhau trực khám từ 7g-17g mỗi ngày không nghỉ trưa. Theo thống kê sơ bộ, mỗi phòng khám phải giải quyết được 200-300 lượt bệnh nhân mỗi ngày thì người bệnh mới không phải chờ đến hôm sau. Nhưng rồi bệnh nhân vẫn phải chờ vì có những ca bệnh phức tạp cần thời gian thăm khám lâu. Gần 200 ca cấp cứu mỗi ngày, băngca nằm chờ có lúc phải đẩy ra cả lối vào chật hẹp của xe cấp cứu. Trong báo cáo của bệnh viện, các ca mổ tùy loại phải chờ từ 1-8 tuần, ca phức tạp có khi phải chờ cả năm. Đó là thống kê khi bệnh viện đã triển khai mổ theo yêu cầu, rút ngắn được một nửa thời gian chờ đợi.
“Chúng tôi có 140 bác sĩ, nhưng chỉ có 14 phòng mổ, kể cả cấp cứu, nhiều ca phẫu thuật kéo dài từ sáng tới chiều nên buộc phải để bệnh nhân chờ. Bức xúc lắm nhưng không biết làm thế nào” - bác sĩ Trần Thanh Mỹ, giám đốc Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, vừa mặc áo mổ vừa trả lời. Phòng giám đốc nằm ngay đầu cầu thang, trước khu vực “bến xe” nên cửa đóng rồi vẫn nghe ồn ào, lại luôn luôn có tiếng gõ. Bệnh nhân gõ cửa cằn nhằn sao lâu không được mổ, thắc mắc sao chưa giải quyết bảo hiểm y tế...
Hướng dẫn bệnh nhân tận tình y như một nhân viên hành chính, bác sĩ Mỹ cười: “Tôi ở đây gần 30 năm rồi, riết rồi quen, người ngoài vào không chịu nổi. Mơ ước có điều kiện làm việc tốt hơn từ lâu rồi chứ, nhưng...”. Thành phố đã quy hoạch cho Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình một khu đất để xây mới bên khu Trung Sơn, Q.8 nhưng còn vướng giải tỏa đền bù, vướng dự toán tăng thêm mỗi năm. Ngoài tầm tay bệnh viện.
Không biết bao giờ sẽ có cơ sở mới, và trong khi chờ đợi thì các y bác sĩ cứ căng mình ra để làm thêm giờ, thêm ngày, và còn trực đêm, học thêm để nâng chuyên môn, tiếp cận kỹ thuật mới. Kết thúc buổi khám sáng vào 12g, cô bác sĩ trẻ đứng lên vặn lưng vẻ mệt mỏi và thì thầm giải thích với bạn: “Hôm qua thức tới 4g sáng học bài, ngày mốt thi rồi”.
Bác sĩ nào cũng cười khi quay sang tôi hỏi: “Ngồi xem khám có mệt không, tụi này thì quen rồi”. Quả là không dễ chịu khi phải ngồi cả buổi trong không khí ồn ào, phức tạp, lộn xộn như ở giữa chợ, giữa bến xe, nhưng làm sao mệt được khi nhớ rằng đây là bệnh viện, hàng trăm y bác sĩ đang điều trị, đang cứu người, đang giành lại sự sống ngay trong sự khó chịu ấy. Bệnh viện Ung bướu và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình chỉ là hai trong số rất nhiều bệnh viện đang phải gồng mình với quá tải ở TP.HCM, ở Việt Nam. Không sai khi ví sứ mệnh của ngành y với nước: nuôi dưỡng sự sống bằng cách cho đi chính mình. Và nước thì không khóc.
Bài viết Phạm Vũ Trích từ Báo Tuổi Trẻ 25/02/2012.
Vài dòng lời hay ý đẹp & bài viết trích từ báo Tuổi Trẻ gửi đến anh em Zippo cùng chia sẻ.
“Một người có sức khỏe thì có trăm điều ước.
Còn người không có sức khỏe chỉ mong có một điều ước, đó là sức khỏe.”
Hãy quan tâm, và dành một khoảng lặng để nghĩ đến những người đã & đang chăm sóc sức khỏe cho chúng ta và gia đình, như lời tri ân sâu sắc đối với người thầy thuốc - bác sĩ.
“Bác sĩ không được khóc...”
TT - Cơ sở vật chất của bệnh viện ngày một xuống cấp, nỗi khổ của bệnh nhân ai cũng thấy rõ, nhưng gánh nặng oằn trên vai các y bác sĩ thì không phải ai cũng nhận ra, kể cả chính họ...
Mọi ưu tiên dành cho bệnh nhân.
“Mình đã chọn công việc này, mình biết vì sao mình khổ, mọi ưu tiên trong việc giảm tải trước hết phải dành cho bệnh nhân”, bác sĩ Diệp Bảo Tuấn, phó phòng kế hoạch - tổng hợp Bệnh viện Ung bướu, nói với vẻ bình thản đã được tập luyện hơn 20 năm giữa “chợ” ung bướu.
Trong văn phòng chật chội được ngăn ra từ một đoạn hành lang, đề án chống quá tải của Bệnh viện Ung bướu đã được soạn thảo và thực hiện, bổ sung qua mỗi năm. Tất cả giải pháp đều dành cho bệnh nhân: tăng năng suất khám chữa bệnh bằng cách kéo giãn giờ khám từ sáng sớm, xuyên trưa, cả chủ nhật; ứng dụng công nghệ thông tin vào thủ tục hành chính, cộng tác với bệnh viện tuyến dưới để đào tạo, hỗ trợ điều trị...
Đã có thêm hàng chục ngàn lượt bệnh nhân được điều trị nhờ các giải pháp này. Ngay hôm tôi đến, bác sĩ Lê Hoàng Minh, giám đốc, cho biết vừa xuống quận 9 bàn một giải pháp đột phá mới: đề nghị giao các giường, phòng trống cho Bệnh viện Ung bướu, thực hiện kế hoạch giảm 10-15% bệnh nhân nội trú tại cơ sở trong năm 2012 này, trong khi chờ đợi cơ sở mới.
Ở thời điểm hiện tại, mỗi ngày bảy phòng khám của Bệnh viện Ung bướu khám 1.620 lượt bệnh nhân. 213 bác sĩ cùng nhau điều trị 1.807 bệnh nhân nội trú và 9.510 bệnh nhân ngoại trú.
Tôi đi thăm khám bệnh.
Tại phòng khám số 3 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, trung bình mỗi buổi một bác sĩ phải khám từ 100-120 bệnh nhân. Quá tải bệnh viện không chỉ có bệnh nhân phải gánh chịu.
Đầu giường ghi tên hai, ba bệnh nhân, lúc bác sĩ khám nằm trở đầu, lúc bình thường trải chiếu dưới sàn, hành lang, cầu thang bệnh viện đã trở thành hình ảnh quen thuộc, biểu trưng cho sự quá tải ở các bệnh viện cấp 1 từ nhiều năm nay. Bệnh nhân đến rồi đi, rồi lại đến, sự quá tải thì ở lại với bệnh viện, với các y bác sĩ, y tá, điều dưỡng, hộ lý, nhân viên.
Mở cửa phòng khám
Tôi vào phòng khám số 3 Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM) một buổi sáng mà cô y tá gọi là “ngày thường”, nghĩa là không phải ngày cao điểm đông đúc. Phòng chật, chỉ khoảng 15m2, từ cửa đến cuối phòng là bốn cái bàn, cứ hai cái kê sát vào nhau, dành cho ba bác sĩ và một y tá. Dãy tường kề bên là mười mấy chiếc ghế nhựa dành cho bệnh nhân ngồi chờ.
Phòng khám chuyên về tuyến giáp này giản dị đến mức tuềnh toàng. Công cụ khám của bác sĩ là hai bàn tay không và chiếc máy vi tính nối mạng nội bộ để ghi toa chỉ định. Công cụ của cô y tá là tập hồ sơ cứ đầy mãi lên trên cái rổ sắt ngoài cửa và một máy đo huyết áp. Chỉ có thế. Phòng khám bắt đầu mở cửa từ 6g sáng, bên ngoài là “một cái chợ” đúng nghĩa nếu xét về độ ồn ào, nhộn nhịp. Hàng ngàn người ra kẻ vào, và cả chen lấn, xô đẩy, cằn nhằn, cự cãi. Chỉ khác là ở “chợ” này không có hàng hóa và những lời trả giá vui tai, nụ cười khi mua được hàng ưng ý. Mọi người ở đây đều có vẻ mặt lo lắng, buồn bã, dáng điệu nhớn nhác, hoang mang với cuốn sổ khám bệnh trên tay. Loa phóng thanh chốc chốc lại vang lên, hướng dẫn bệnh nhân không lấy số qua “cò”, cẩn thận kẻo bị kẻ gian trà trộn, móc túi, gọi tên ai đó đến đóng tiền... Đứng giữa đám đông ấy, thật khó tin được mình đang ở trong một bệnh viện hàng đầu của Việt Nam.
Nhưng các bác sĩ dường như đã quá quen thuộc để bình thản làm việc trong “cái chợ” của mình. Ngồi ở cuối phòng, chỉ cách cô bác sĩ đồng nghiệp một khoảng bằng chiều ngang hai chiếc bàn ghép lại, bác sĩ Võ Tuấn cắm cúi trong công việc. Đọc số trên sổ khám bệnh, ghi số vào máy tính, hồ sơ bệnh nhân hiện ra, xoay sang bệnh nhân, hai ngón tay cái đặt nhẹ lên cổ tìm hạch, từ tốn hỏi thăm triệu chứng: “Chị đau ở đâu, bao lâu? Đưa hai tay lên xem có run không? Khối u này có thể mổ, tôi sẽ chuyển lên khoa nhé”. Quay vào máy tính kê toa, bấm lệnh in. Trong khi máy in chạy thì bác sĩ lại kéo vào một cuốn sổ khám bệnh khác...
Hết lượt bệnh nhân này đến lượt bệnh nhân khác. Người được chỉ định mổ, người được cho toa thuốc uống, người lại được bác sĩ bảo không sao, chỉ là một khối mỡ thừa. Người lo lắng đi làm thủ tục nhập viện, người thở phào cầm toa thuốc đứng lên, nhưng ngồi cả buổi tôi chẳng nhìn thấy ai mỉm cười. Tất cả bệnh nhân khi được trả lại sổ khám bệnh vẫn nấn ná, quay đi quay lại không muốn rời bàn bác sĩ. Có người khi được chẩn đoán là không có bệnh, không cần uống thuốc, ra đến cửa rồi vẫn còn quay lại hỏi thêm lần nữa, rồi lại ra, lại quay vào hỏi cô y tá.
Xem đồng hồ, mới hơn một tiếng, gần 30 lượt bệnh nhân đã đi qua bàn bác sĩ Tuấn. À, thì ra thế. Chắc hẳn không bệnh nhân nào sau khi đã thức khuya để đi từ nhà, nhà trọ, hay từ những chuyến xe đêm xuyên hàng trăm cây số đến đây xếp hàng rồi ngồi chờ đợi đến lượt lại nghĩ mình chỉ được gặp bác sĩ trong vòng 1-2 phút. Định hỏi nhưng bác sĩ không thể có một phút để trả lời, hàng trăm bệnh nhân đang chờ, cửa phòng luôn bị bật mở bởi những người sốt ruột, thỉnh thoảng lại có một vụ lộn xộn nhỏ xảy ra bên hàng ghế bệnh nhân. Tôi tưởng tượng nếu bác sĩ bỏ ra 10 phút giải thích, hướng dẫn bệnh nhân về bệnh của mình chắc hẳn mọi người sẽ hài lòng, mãn nguyện lắm. Và như thế hàng ngàn người đã lấy số khám bệnh ngoài kia sẽ phải chờ thêm 3-4 ngày. Câu trả lời là đấy rồi.
9g, 10g, 11g bệnh nhân vẫn vào phòng càng lúc càng đông. Phải tăng cường một bác sĩ để bệnh nhân không bị chậm các quy trình xét nghiệm. Cô y tá chuyển sang làm việc đứng để nhường chỗ. Tôi không khỏi sốt ruột, còn các bác sĩ vẫn miệt mài, bình thản, ôn tồn, không hề ra ngoài, không yêu cầu một ngụm nước. 11g50 bác sĩ Tuấn đứng lên bảo đóng cửa. 330 lượt bệnh nhân đã được khám. 13g phòng khám lại sáng đèn...
Nước thì không khóc...
Không giống “cái chợ” như Bệnh viện Ung bướu, quang cảnh Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình (TP.HCM) lại giống như ở bến xe, ga tàu mùa cao điểm. Hàng chục chiếc ghế đá xếp hàng ngang đầy khoảng sân ở giữa các phòng khám và phòng cấp cứu, người đứng, ngồi, nằm la liệt. Chỉ khác là ở đây trên tay mỗi người đều cầm phim chụp, giữa những khoảng trống hiếm hoi giữa các ghế là nạng, xe lăn ngổn ngang.
Các phòng khám chi dưới, cột sống đầy ắp người ngồi chờ, bốn bác sĩ, hai y tá cho mỗi phòng, thay nhau trực khám từ 7g-17g mỗi ngày không nghỉ trưa. Theo thống kê sơ bộ, mỗi phòng khám phải giải quyết được 200-300 lượt bệnh nhân mỗi ngày thì người bệnh mới không phải chờ đến hôm sau. Nhưng rồi bệnh nhân vẫn phải chờ vì có những ca bệnh phức tạp cần thời gian thăm khám lâu. Gần 200 ca cấp cứu mỗi ngày, băngca nằm chờ có lúc phải đẩy ra cả lối vào chật hẹp của xe cấp cứu. Trong báo cáo của bệnh viện, các ca mổ tùy loại phải chờ từ 1-8 tuần, ca phức tạp có khi phải chờ cả năm. Đó là thống kê khi bệnh viện đã triển khai mổ theo yêu cầu, rút ngắn được một nửa thời gian chờ đợi.
“Chúng tôi có 140 bác sĩ, nhưng chỉ có 14 phòng mổ, kể cả cấp cứu, nhiều ca phẫu thuật kéo dài từ sáng tới chiều nên buộc phải để bệnh nhân chờ. Bức xúc lắm nhưng không biết làm thế nào” - bác sĩ Trần Thanh Mỹ, giám đốc Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, vừa mặc áo mổ vừa trả lời. Phòng giám đốc nằm ngay đầu cầu thang, trước khu vực “bến xe” nên cửa đóng rồi vẫn nghe ồn ào, lại luôn luôn có tiếng gõ. Bệnh nhân gõ cửa cằn nhằn sao lâu không được mổ, thắc mắc sao chưa giải quyết bảo hiểm y tế...
Hướng dẫn bệnh nhân tận tình y như một nhân viên hành chính, bác sĩ Mỹ cười: “Tôi ở đây gần 30 năm rồi, riết rồi quen, người ngoài vào không chịu nổi. Mơ ước có điều kiện làm việc tốt hơn từ lâu rồi chứ, nhưng...”. Thành phố đã quy hoạch cho Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình một khu đất để xây mới bên khu Trung Sơn, Q.8 nhưng còn vướng giải tỏa đền bù, vướng dự toán tăng thêm mỗi năm. Ngoài tầm tay bệnh viện.
Không biết bao giờ sẽ có cơ sở mới, và trong khi chờ đợi thì các y bác sĩ cứ căng mình ra để làm thêm giờ, thêm ngày, và còn trực đêm, học thêm để nâng chuyên môn, tiếp cận kỹ thuật mới. Kết thúc buổi khám sáng vào 12g, cô bác sĩ trẻ đứng lên vặn lưng vẻ mệt mỏi và thì thầm giải thích với bạn: “Hôm qua thức tới 4g sáng học bài, ngày mốt thi rồi”.
Bác sĩ nào cũng cười khi quay sang tôi hỏi: “Ngồi xem khám có mệt không, tụi này thì quen rồi”. Quả là không dễ chịu khi phải ngồi cả buổi trong không khí ồn ào, phức tạp, lộn xộn như ở giữa chợ, giữa bến xe, nhưng làm sao mệt được khi nhớ rằng đây là bệnh viện, hàng trăm y bác sĩ đang điều trị, đang cứu người, đang giành lại sự sống ngay trong sự khó chịu ấy. Bệnh viện Ung bướu và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình chỉ là hai trong số rất nhiều bệnh viện đang phải gồng mình với quá tải ở TP.HCM, ở Việt Nam. Không sai khi ví sứ mệnh của ngành y với nước: nuôi dưỡng sự sống bằng cách cho đi chính mình. Và nước thì không khóc.
Bài viết Phạm Vũ Trích từ Báo Tuổi Trẻ 25/02/2012.
Vài dòng lời hay ý đẹp & bài viết trích từ báo Tuổi Trẻ gửi đến anh em Zippo cùng chia sẻ.
Last edited by a moderator:
Chủ đề tương tự
Người đăng:
VIETNAMRICES
Ngày đăng:
Người đăng:
Thanh Van
Ngày đăng:
Người đăng:
Eric Nguyen 89
Ngày đăng: