Thảo Luận Chung 3 năm, làm xong 800km cao tốc

Hạng D
2/12/03
1.983
4.690
113
Vietnam
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quyết tâm thi công "3 ca, 4 kíp", xuyên lễ xuyên Tết của toàn ngành GTVT, đến nay cả nước đã có hơn 2.000km đường bộ cao tốc được đưa vào khai thác.

Riêng từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tổng chiều dài đường bộ cao tốc được đưa vào khai thác lên tới hơn 800km, mang đến cơ hội phát triển lớn cho các địa phương có cao tốc đi qua.

Kỳ 1: Cao tốc đến đâu, làm giàu đến đó

Hàng loạt dự án cao tốc đưa vào khai thác giúp các địa phương thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, khi quãng đường ngắn lại, tốc độ di chuyển nhanh hơn nhiều so với lưu thông trên quốc lộ 1.

Du lịch hưởng lợi trực tiếp

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, gia đình anh Lê Văn Toàn, ngụ quận Bình Thạnh ( TP.HCM), có chuyến đi nghỉ dưỡng ở Nha Trang (Khánh Hòa) bằng ô tô 7 chỗ. Lộ trình gia đình anh chọn đi cao tốc từ TP.HCM đến các điểm du lịch. Tổng thời gian vừa đi, vừa nghỉ dọc đường cho quãng đường khoảng 380km là hơn 5 giờ.

3 năm, làm xong 800km cao tốc

Ô tô nườm nượp lưu thông trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đoạn qua tỉnh Đồng Nai ngày 26/4. Ảnh: Vĩnh Phú.

Dậy sớm bắt đầu xuất phát từ 5h sáng, anh chạy xe một mạch đến Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) mất khoảng 2 tiếng rồi ghé trạm dừng chân gần nút giao Ba Bàu ăn sáng, nghỉ ngơi tầm 30 phút. Sau đó, anh rẽ vào cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, trên lộ trình tiếp tục dừng xe 15 phút tại trạm dừng nghỉ tạm tại nút giao 709 cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, sau đó chạy thẳng một mạch đến Nha Trang.

"Đi cao tốc vừa nhanh, an toàn, lại có trạm dừng nghỉ tạm. Sau này đi du lịch dù có thu phí tôi vẫn chọn lộ trình cao tốc", anh nói.

Trải nghiệm của gia đình anh Toàn cũng là chia sẻ của nhiều tài xế, gia đình có ô tô chọn đi cao tốc thay cho lộ trình quốc lộ 1.

Theo thống kê của các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, việc nối liền mạch các đoạn cao tốc từ TP.HCM đến Khánh Hòa giúp du lịch địa phương tăng trưởng đáng kể.

Ông Trần Quốc Nam, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Thuận đánh giá, các tuyến đường bộ cao tốc đưa vào vận hành, điểm nghẽn giao thông đối ngoại của tỉnh nhà đã cơ bản được tháo gỡ. Quý I/2024, tổng lượng khách đến Bình Thuận ước đạt khoảng 2,2 triệu lượt, tăng khoảng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu ước đạt 5.700 tỷ đồng. Tiếp nối đà tăng, năm 2024, ngành du lịch Bình Thuận đặt chỉ tiêu đón 9,5 triệu lượt khách.

Theo ông Lê Huyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, ngay sau khi hai tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây đưa vào khai thác, cơ hội đã mở toang với ngành du lịch. Tính riêng năm 2023, tỉnh đón tiếp hơn 2,9 triệu lượt du khách, đạt hơn 107% kế hoạch, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn thu từ hoạt động du lịch hơn 2.300 tỷ đồng.

Đón cơ hội đầu tư

Ông Huyền cho hay, khi cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo tiếp tục được đưa vào khai thác, hành trình từ TP.HCM đến Ninh Thuận chỉ còn 280km so với 350km theo lộ trình đi quốc lộ 1.

3 năm, làm xong 800km cao tốc

Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo thông xe, quãng đường từ TP.HCM đến Ninh Thuận chỉ còn 280km, thay vì 350km nếu đi quốc lộ 1. Ảnh: Vĩnh Phú.

"Giao thông thuận lợi, nhiều doanh nghiệp đón đầu xu thế đầu tư hàng loạt khu du lịch cao cấp, các khu công nghiệp. Đến nay, tỉnh đã cấp chủ trương đầu tư cho 52 dự án du lịch với tổng vốn hơn 52 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có 25 dự án đã đưa vào hoạt động với số vốn hơn 4.000 tỷ đồng, còn lại 32 dự án đang triển khai", ông Huyền nói.

Hưởng lợi nhờ cao tốc, dịp hè năm 2024, ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa cũng đặt ra những kỳ vọng lớn. Theo thống kê, tổng lượng khách đến Khánh Hòa (chủ yếu dòng khách từ phía Nam) tham quan, nghỉ dưỡng dịp lễ 30/4 - 1/5 vừa qua đạt gần 1 triệu lượt, công suất phòng bình quân của các cơ sở lưu trú đạt hơn 87%. Các khu nghỉ dưỡng 4 - 5 sao khu vực ven biển có công suất trên 90%.

"Đường bộ cao tốc thông suốt từ TP.HCM đi Nha Trang, khách du lịch ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam đi bằng đường bộ đến Khánh Hòa rất thuận lợi. Đó là lý do lượng khách đổ về địa phương dịp đầu hè tăng so với các năm", bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa phân tích.

Tại Thanh Hóa, việc hoàn thành, nối thông 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam (Mai Sơn - QL45, QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu) qua tỉnh này với tổng chiều dài gần 100km cũng đang mang đến cơ hội phát triển lớn về kinh tế nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng.

Ông Mai Xuân Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, có cao tốc, thời gian lưu thông từ Hà Nội về Thanh Hóa chỉ còn hơn 2 tiếng đã giúp Thanh Hóa đón lượng khách kỷ lục. Trong 5 ngày nghỉ lễ dịp 30/4 - 1/5, tỉnh đã đón 1,5 triệu lượt khách, tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm 2023.

Kể từ ngày khánh thành tuyến cao tốc đến nay, toàn tỉnh đã thu hút được 66 dự án (gồm 49 dự án đầu tư trong nước, 17 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài) với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 15.240 tỷ đồng và hơn 276 triệu USD.

"Phát huy tối đa lợi thế, tỉnh đã bố trí khoảng 9.000 tỷ đồng đầu tư một số dự án quy mô từ 4-8 làn xe kết nối các tuyến đường trọng điểm với dự án cao tốc", ông Liêm cho hay.

Tại huyện Diễn Châu, Nghệ An, sau khi tuyến cao tốc đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt thông xe 30km đầu tiên, địa phương cũng đang đặt kỳ vọng lớn trong thời gian tới. Lãnh đạo huyện cho hay, năm 2023, tổng giá trị sản xuất toàn huyện ước đạt 19.696 tỷ đồng. Năm 2024, huyện đặt mục tiêu tăng thêm 10%.

Địa phương có cao tốc đều tăng trưởng cao

Đại diện Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) cho biết, hành lang kinh tế Bắc - Nam có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đi qua địa phận 32 tỉnh/thành phố, tác động đến 62,1% dân số, đóng góp 65,7% tổng sản phẩm trong nước, ảnh hưởng đến 74% các cảng biển (loại I, II), 75% các khu kinh tế của cả nước.

Đặc biệt, trục xương sống này kết nối 4 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối với 16/23 cảng hàng không với 91% lưu lượng hành khách.

Theo kết quả nghiên cứu trong quy hoạch mạng đường bộ Việt Nam, dự báo đến năm 2030 nhu cầu vận tải trên hành lang kinh tế Bắc - Nam sẽ đạt bình quân khoảng gần 127 triệu hành khách/năm và xấp xỉ 268 triệu tấn hàng hóa/năm. Trong đó, lĩnh vực đường bộ dự kiến đảm nhận khoảng 85,89 triệu hành khách/năm (chiếm 68%) và 150,28 triệu tấn hàng hóa/năm (chiếm 56%).

"Trên hành lang Bắc - Nam, quốc lộ 1 được đầu tư mở rộng đã mang lại hiệu quả nhất định, song tốc độ lưu thông chưa cao, thường xảy ra ùn tắc và tai nạn. Việc nối thông tuyến cao tốc Bắc - Nam sẽ đáp ứng được nhu cầu vận tải rất lớn thời gian tới", đại diện Cục Quản lý đầu tư xây dựng nhận định, đồng thời cho biết, theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mạng lưới đường bộ cao tốc gồm 41 tuyến với tổng chiều dài khoảng 9.014km.

Triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII, Đảng, Quốc hội đã ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, trong đó có hệ thống đường cao tốc. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác khoảng 2.001km đường cao tốc, đang xây dựng 1.681km; đang chuẩn bị đầu tư khoảng 805km, dự kiến đầu tư giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 653km.

Thực tế cho thấy, các địa phương có đường bộ cao tốc kết nối đều có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân cả nước. Đơn cử, giai đoạn 2011-2019 tốc độ tăng GRDP bình quân của các tỉnh, thành phố: Lào Cai 10,23%/năm, Yên Bái 7,15%/năm, Phú Thọ 8,06%/năm, Hải Phòng 12,89%/năm, Quảng Ninh 9,91%/năm, Hải Dương 8,62%/năm, Tiền Giang 6,88%/năm, Long An 10,23%/năm… Trong khi tốc độ tăng GDP bình quân cả nước đạt khoảng 6,3%/năm.

ĐBQH Phạm Văn Hòa, Đồng Tháp:
Hút đầu tư nhờ cao tốc


Thực tế thời gian qua cho thấy, các tuyến cao tốc được đưa vào khai thác đang tạo ra giá trị lớn cho kinh tế xã hội địa phương.

Điển hình ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, từ tuyến TP.HCM - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận, mới đây, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2 tiếp tục được đưa vào khai thác, thời gian thông thương đến TP.HCM - trung tâm kinh tế của cả nước được rút ngắn đáng kể. Đó là hiệu quả có thể nhìn thấy được, là yếu tố quan trọng để địa phương có điều kiện tốt trải thảm đỏ mời nhà đầu tư.

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga, Hải Dương:
Hàng hóa thoát cảnh "được mùa, mất giá"


Hạ tầng giao thông có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế như đẩy mạnh đầu tư các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Riêng với nông sản, nếu giao thông không thuận tiện, câu chuyện "được mùa, mất giá" diễn ra thường xuyên.

Về thu hút đầu tư nước ngoài, thực tiễn cho thấy, những dự án thường đổ về các tỉnh có điều kiện thuận lợi nhất về giao thông. Ở Đồng bằng sông Hồng trên trục Hà Nội - Hải Dương, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Bắc Ninh… khi hệ thống giao thông được cải thiện, nguồn đầu tư nước ngoài tăng đáng kể, các khu công nghiệp được lấp đầy.

ĐBQH Trần Hoàng Ngân, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội:
"Lộ thông thì tài thông"


Với xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, đầu tư công vẫn là chủ lực. Khi đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ, lập tức đầu tư tư nhân sẽ phát triển.

Khi giao thông thuận lợi, các doanh nghiệp sẽ đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, vận tải cũng phát triển, từ đó hỗ trợ đầu tư phát triển, "lộ thông thì tài thông".

Tại sao chúng ta thấy vốn đầu tư của nước ngoài và đầu tư tư nhân ở lĩnh vực nông nghiệp còn thấp? Tôi cho rằng, một trong những nguyên nhân là hạ tầng giao thông chưa tốt. Mặt khác, nếu chi phí logistics cao quá, doanh nghiệp sẽ không mặn mà việc đầu tư. Muốn chi phí này thấp đi thì hạ tầng giao thông phải được đồng bộ và có tính kết nối cao.
>>>> Xem thêm:
 
Hạng B2
2/8/23
195
244
43
44
trạm nghĩ tạm thấy gớm tolet bốc mùi kinh khủng.Xây đc CT ko lo chuyện giải quyết nhu cầu mà lo thu phí thì hay
 
Hạng F
7/8/17
7.874
11.027
113
trạm nghĩ tạm thấy gớm tolet bốc mùi kinh khủng.Xây đc CT ko lo chuyện giải quyết nhu cầu mà lo thu phí thì hay
:D trước khi lên e ghé cây xăng làm trước r nhịn 1 phát về tới Dầu Giây mới dám đi. 300km mà chán thật. Dân ý thức như kẹc, lon nước chai nhựa nilon quăng đầy đường,đi đái sao cho nó k văng ra ngoài cũng k làm dc, mà có văng thì cũng lấy nước tạt 1 phát có sao. Túm lại là ý thức như cái quần.
 
Hạng B2
9/3/21
200
231
43
trạm nghĩ tạm thấy gớm tolet bốc mùi kinh khủng.Xây đc CT ko lo chuyện giải quyết nhu cầu mà lo thu phí thì hay
Từ từ làm, cc gì cũng chửi đc. Lên ct cho đi thì chửi toilet, chứ thử chậm 3 tháng xây toilet coi m có lật tung mã người ta lên chửi k. Bớt chửi đi ku
 
Hạng C
11/7/06
765
10.466
93
Sang năm thông thêm một đống cao tốc nữa, quá đã. Nhiệm kỳ này hạ tầng giao thông quá ngon.
 
CKG confirmed
Hạng B2
18/12/19
426
352
63
44
Giao thông là mạch máu quốc gia, cụ thủ tướng mới làm quyếc liệc thiệt. Quá đã!
 
Hạng B2
2/8/23
195
244
43
44
Từ từ làm, cc gì cũng chửi đc. Lên ct cho đi thì chửi toilet, chứ thử chậm 3 tháng xây toilet coi m có lật tung mã người ta lên chửi k. Bớt chửi đi ku
Chưa bít thằng nào lớn tuổi hơn đâu nha nhóc.Mày có thấy từ nào tao chửi.Mày thất học hay đầu óc có vấn đề thằng nhóc