Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
10/10/11
3.769
753
113
Kính Các Bác Mợ!
Theo yêu cầu tha thiết cùa toàn thể anh em S.O.S. Em đang hình dung ra cung đường khá mới như sau:
SG-Châu Đốc 207km
Châu Đốc - Hà Tiên 130km
Hà Tiên -Cà Mau 200km
Cà Mau - Đất Mũi (Đi Tàu)
Cà Mau -SG 300km

Ta quất cung này 30/4 nha. Cho em xin tí gạch đá luôn.

Em phát thảo CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN:
Ngày 01 (27/04/2013): HỒ CHÍ MINH - CHÂU ĐỐC 270km
Xuất phát lúc 4g sang ngày 27/04/2013
Địa Điểm: Chọn sau.
Trên đường chiêm ngưỡng cầu Mỹ Thuận
11h30: Đoàn dùng cơm trưa tại nhà hàng. Chiều: tham quan: Miếu Bà Chúa Xứ, Tây An Cổ Tự, Lăng Thoại Ngọc Hàu, mua sắm đặc sản tại Chợ Châu Đốc

18h30: Ăn tối tại nhà hàng. Dạo phố Châu Đốc, Sinh hoạt tự do.

Ngày 02 (28/04/2013): CHÂU ĐỐC - HÀ TIÊN 130km
07h00: Đoàn ăn sáng. Đoàn khởi hành đi Hà Tiên, trên đường ghé tham quan: Châu Lăng - Xà Tôn thưởng thức đặc sản Thốt Nốt, tham quan nhà Mồ Ba Chúc: nơi lưu lại tội ác của vụ thảm sát Pôlpôt năm 1978,… vào Hòn Chông tham quan Hang Cá Sấu, chùa Hang – ngắm hòn Phụ Tử, tiếp tục đoàn đến Hà Tiên nhận phòng.
11h30: Đoàn dùng cơm trưa tại nhà hàng với những món đặc sản.
Chiều: Đoàn tham quan: chùa Sắc Tứ Tam Bảo, lăng Mạc Cửu, Thạch Động thôn Vân, bãi biển Mũi Nai tại đây có thể chơi trên hệ thống ống trượt độc đáo hấp dẫn, ngắm toàn cảnh núi biển nên thơ từ trên cao tham quan đặc sản tại chợ Hà Tiên.
18h30: Ăn tối tại nhà hàng và tự do dạo phố.

Ngày 03 (29/04/2013): HÀ TIÊN - RẠCH GIÁ - CÀ MAU 220km

07h00: Ăn sang tại Ks,
08h30 đoàn rời Hà Tiên
11h30 Ăn trưa tại Rạch Giá
Ghé tham quan đền thờ Nguyễn Trung Trực nơi thờ vị anh hùng dân tộc – mua đặc sản tại trung tâm thương mại Rạch Giá, Khu đô thị lấn biển.
14h30 Xuất phát đi Cà Mau
Ngày 04 (30/04/2013): CÀ MAU VÙNG ĐẤT CỰC NAM
07h00: Ăn sáng, khởi hành đi Năm Căn chinh phục những cây số cuối cùng của con đường thiên lý Việt Nam. Đoàn dịch chuyển qua Ca nô cao tốc qua sông cửa lớn, Ông
Trang, Rạch Tàu, rừng tràm, rừng đước bạt ngàn … đoàn đặt chân lên mảnh đất cực nam của tổ quốc, ngắm mũi Cà Mau, khu rừng ngập mặn lớn thứ 2 trên thế giới, chụp hình lưu niệm tại cột mốc tọa độ quốc gia. Dùng cơm trưa với các món đặc sản Cá thòi lòi … Ca nô đưa đoàn về lại Năm Căn. Về lại TP Cà Mau, tham quan vườn chim nổi tiếng nằm giữa lòng thành phố thu hút khách tham quan nét đặc thù của vùng đất phương Nam, du khách tận mắt chiêm ngưỡng hàng vạn con Cò, Cồng Cọc, Le Le, Vạc, Gà nước…
Ngày 05 (01/05/2013): CÀ MAU – BẠC LIÊU – SÓC TRĂNG- SÀI GÒN
07h00: Ăn sáng, khởi hành đi Bạc Liêu ghé tham quan: Nhà Công Tử Bạc Liêu nghe kể về nhà gia đình Hội Đồng Trạch và giai thoại đốt tiền của vị công tử Bạc Liêu nổi tiếng một thời những năm1930, 1940. Tham quan Nhà Thờ Cha Diệp. Đoàn tiếp tục đi qua địa phận Sóc Trăng tham quan chùa Dơi nơi có hàng ngàn con Dơi sinh sống. Ăn trưa tại Sóc Trăng. Về thẳng Sài Gòn Ko ghé Cần Thơ.
Kết thúc hành trình.
 
Last edited by a moderator:
Chủ đề tương tự
Chủ đề tương tự
Chi Hội Phó SOS
4/7/10
4.666
1.924
113
39
Cà Mau
Quất, em lãnh trách nhiệm ăn ở cho đoàn ở Cà Mau - Quê hương tui :D
 
Hạng D
10/10/11
3.769
753
113
Em đang tìm địa điểm ăn chơi và lên chương trình. Em đang chờ ý kiến các bác về cung này.
 
Chi Hội Trưởng S.O.S
8/1/11
21.497
169.302
113
13
tp HCM
trenduonggiobui.wordpress.com
Muỗi Cà mau
15.gif

ĐBSCL khốn khổ vì muỗi.
Trong căn nhà tường rộng rất thoáng mát, đèn điện bật sáng liên tục, anh Bảy Ngô vừa cầm đũa ăn cơm vừa đập muỗi chan chát dù chiếc quạt gió bên cạnh vẫn không ngừng quay. Đứa con trai ngồi bên cạnh không chịu được phải bưng chén cơm chạy ra ngoài ngồi tránh muỗi.
Thời tiết đang bước vào mùa khô hạn nhưng những ngày gần đây, trên địa bàn các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long... muỗi bùng phát dữ dội. Khắp nơi muỗi nhiều vô kể, mọi sinh hoạt của không ít gia đình đều diễn ra trong... mùng vì bị muỗi tấn công.
Ở ấp Phước Thọ Hậu của xã Phước Long (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) trong những ngày này đi đến đâu cũng nghe bà con than bị muỗi chích.
Quá nhiều muỗi nên gia đình chị Thi (huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng) phải giăng mùng ăn cơm để tránh bị muỗi chích.
Theo anh Ngô, chưa bao giờ gặp phải tình trạng muỗi nhiều như thế này, mặc dù nhà nào trong xóm cũng dùng nhiều phương pháp xua muỗi như: đốt nhang, un khói bằng vỏ dừa khô, xịt thuốc, dùng vợt điện... nhưng vẫn bị muỗi tấn công. Để minh chứng điều này, anh tắt chiếc quạt gió và cởi trần. Chiếc áo vừa rời khỏi người, có trên mười con muỗi nhanh chóng đáp vào lưng, thẳng kim hút máu.
Cùng xóm với anh Ngô, từ trước Tết Nguyên đán đến nay, gia đình chị Ngô Thị Tư phải sống chung với muỗi. Chị cho biết: “Đêm 29 tết, cả nhà phải ngồi trong mùng gói bánh tét vì un khói cay cả mắt nhưng vẫn bị muỗi cắn. Đêm nào ngủ cánh tay vô ý để sát mé mùng là sáng ra xuất hiện vô số chấm đỏ trên tay”.
Cũng theo chị Tư, nhiều hôm chồng chị phải bật nhạc lên mới ngủ được vì tiếng muỗi bay vo ve ngoài mùng nghe rất khó chịu như phá phải tổ ong ruồi. Hàng chục vết u nần do muỗi chích nằm san sát trên đôi chân của đứa con trai đang học lớp 6, sợ bị bệnh sốt xuất huyết nên ngày nào chị cũng mắc mùng cho con vào ăn cơm và học bài.
Không ít lần phải đem bô vào mùng cho con... đi vệ sinh. Chị cho biết: “Sợ nhất là lúc cháu đi vệ sinh vào sáng sớm, ra ngồi... cầu tõm chưa đầy ba phút mà muỗi đã cắn sưng cả mông”.
Là vùng nước ngọt, những ngày này rất nhiều ao đìa của bà con ở xã Thạnh Trị, huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) bị nắng nóng vắt cạn. Những đìa còn sót lại một ít nước bùn là nơi muỗi tụ dày dày lớp lớp. Vừa thoa dầu gió vào vết muỗi chích cho đứa con gái út, chị Nguyễn Thị Kim Thi (ấp Trương Hiền) vừa cầm vợt bắt muỗi quơ liên tục. “Ngày nào ăn cơm cũng phải vậy. Cố ăn thật nhanh để ngồi canh muỗi cho con”, chị than.
Không chỉ xuất hiện nhiều ở nông thôn mà ở thị xã Sóc Trăng muỗi cũng nhiều như ong vỡ tổ vào lúc chiều tối. Ở khu vực phường 3, thị xã Sóc Trăng muỗi nhiều vô kể. Mỗi khi trời nhá nhem tối ngồi uống cà phê gần cổng tỉnh đội, chỉ cần đưa tay lên khỏi đầu đập mạnh vào nhau là muỗi chết hàng chục con, hoặc kéo quần dài lên cao một chút là muỗi đậu đen như dính phải... mè.
Theo nhiều người dân ở thành phố Cà Mau, trong vòng hai ba tuần trở lại đây muỗi bỗng dưng xuất hiện ào ào. Anh Trần Thanh Han ở khóm 5, phường 8 than: “Cứ bắt đầu tối thì muỗi bay thành từng bầy và tới tấp tấn công người. Xem truyền hình dù đã bật quạt máy hết cỡ nhưng vẫn bị muỗi cắn đỏ tay chân. Vợt điện bắt muỗi dù để yên một chỗ không cần quơ qua quơ lại mà nó vẫn nổ lắp bắp như bắp rang, khét lẹt”.
Anh Han cho biết thêm, ngay những người ở những nơi “nổi tiếng” là có muỗi nhiều như U Minh, Năm Căn... nhưng khi lên thành phố bị muỗi cắn đành phải “bỏ của chạy lấy người”!
Em Nguyễn Thanh Vẹn, học sinh lớp 12C3 Trường bán công Cà Mau, cho biết: “Sáng vào lớp học muỗi bay nghe vèo vèo. Ở trên thày giảng bài, ở dưới cả lớp đập muỗi chát chát”.
Tại Vĩnh Long, tình hình cũng không khả quan hơn. Các chủ tiệm điện gia dụng ở chợ Vĩnh Long cho biết tuy không vào mùa mưa nhưng khách hỏi mua vợt điện diệt muỗi khá nhiều. Giá 35.000-45.000 đồng/cây mà lại dễ bị hư hỏng. Còn vùng nông thôn, nhiều người như chú Hai Non ở Vũng Liêm thì thắc mắc: “Chưa tới mùa mưa mà sao lóng rày muỗi dữ quá!”.
Theo Tuổi Trẻ, tuy muỗi xuất hiện với mật độ dày đặc nhưng theo đánh giá của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Sóc Trăng, mật độ muỗi gây bệnh cho người không cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Còn theo bác sĩ Đặng Khánh Linh, phó khoa dịch tễ Trung tâm Y tế dự phòng, số bệnh nhân bị nhiễm sốt xuất huyết trong tháng giêng không nhiều, toàn tỉnh có 67 ca, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Cũng theo bác sĩ Linh, muỗi mà bà con cho là “nhiều như trấu” chỉ là muỗi cỏ, không có khả năng lây truyền bệnh cho con người.
Bác sĩ Huỳnh Thanh Tân, trưởng khoa dịch tễ Trung tâm Y tế dự phòng Vĩnh Long, cho biết qua một cuộc điều tra nhỏ cho thấy mật độ muỗi tăng hơn. Tuy nhiên, không có nhiều loại muỗi gây bệnh sốt rét, chỉ có hai loại muỗi là muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết và muỗi thường (hay còn gọi là muỗi cỏ). Theo bác sĩ Tân, nguyên nhân muỗi xuất hiện nhiều có thể do trứng muỗi đẻ vào cuối mùa mưa trước và tồn lưu trong đất, nay gặp thời tiết thuận lợi nên nở rộ.
Tuy nhiên, qua điều tra của bộ phận côn trùng thì số muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết ở Bạc Liêu không đáng kể, chỉ chiếm tỷ lệ 0,2 con/nhà. Song từ nay đến đầu mùa mưa là thời điểm phát triển với số lượng tăng dần của các loại muỗi, và ở nông thôn do tập quán thường xuyên chứa nước mưa trong nhà nên Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh vẫn thường xuyên tuyên truyền, khuyến cáo người dân luôn cho trẻ ngủ mùng để tránh bị muỗi vằn chích gây bệnh sốt xuất huyết...
TTC Trích từ_Ngoisao.net
 
Chi Hội Phó SOS
4/7/10
4.666
1.924
113
39
Cà Mau
Ngay mùa muỗi thì có thể bắt gặp những con muỗi to gấp chục lần con ruồi luôn.
 
Status
Không mở trả lời sau này.