Hạng B2
16/5/19
361
556
93
35
Các dự án vốn đầu tư nghìn tỷ hoàn thành trong năm qua giúp kết nối các tỉnh thành Đông Nam Bộ như TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

4 tuyến đường hoàn thành năm 2021 kết nối miền Đông


Khởi công năm 2017, dự án đường 319 nối cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây tổng vốn gần 1.000 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức BOT, được xem là dự án trọng điểm phát triển trục kinh tế phía Đông TP HCM. Công trình hoạt động 3 tháng trước rút ngắn khoảng cách đi lại giữa TP HCM và huyện Long Thành, Nhơn Trạch - các trung tâm công nghiệp của Đồng Nai.

nutgiaotanvan-1640674895-6149-7671-6215-1641093484.jpg


Điểm đầu của tuyến tại ngã ba Bến Cam (huyện Nhơn Trạch) và điểm cuối tại nút giao với đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây; tổng chiều dài hơn 9,4 km, trong đó tuyến chính dài 2,39 km, rộng 16 m và các nhánh rẽ dài hơn 7 km với chiều rộng 8 m. Trên tuyến có 4 cầu được xây dựng mới gồm: cầu vượt sông Đồng Môn, cầu Hàng Điều 1, cầu Hàng Điều 2 và cầu vượt đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Tháng 5/2021, tỉnh Bình Dương thông xe nút giao Mỹ Phước - Tân Vạn với đường ĐT 741 giúp thông suốt tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn giai đoạn 1 đến Bến Cát dài hơn 41 km. Tháng trước, tuyến đường từ Mỹ Phước đến Bàu Bàng dài 11 km cũng được thông xe.


nut-giao-13-1624970438-6734-1640700830.jpg


Việc đưa vào hoạt động hơn 50 km tổng mức đầu tư 43.000 tỷ đồng đã giúp kết nối giao thương giữa các khu công nghiệp của Bình Dương với các bến cảng TP HCM và Đồng Nai. Ngoài ra, tuyến đường còn kết nối Bình Dương với Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên khi đi lại thuận lợi hơn trước.

Giai đoạn 1, đường Mỹ Phước - Tân Vạn (được thiết kế 6 làn xe, dài 26 km) đã thông xe từ năm 2015. Giai đoạn 2 từ vị trí giao nhau đường ĐT 741 đến hết khu công nghiệp Mỹ Phước 3 (10 làn xe, dài 15,5 km) do vướng giải tỏa nên dự án bị chậm suốt nhiều năm. Việc hoàn thành dự án được xem là bước đột phá của Bình Dương sau một năm chịu nhiều thiệt hại do Covid-19.

Ở khu vực Đông Nam Bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu được cho là "điểm sáng" trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông. Năm 2021, tỉnh này đưa vào hoạt động hai tuyến đường quan trọng giúp kết nối các địa phương, giao thương hàng hóa.

Tuyến đầu tiên nối từ quốc lộ 56 tránh TP Bà Rịa đến xã Tân Hải (thị xã Phú Mỹ) được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khánh thành tháng 12/2021, dài hơn 12 km, 4 làn xe, vận tốc thiết kế 70 km/h.

Đây là trục giao thông chính nối tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với Đồng Nai, đi các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Công trình cũng rút ngắn cung đường chở hàng hóa từ các khu công nghiệp và hệ thống cảng biển Cái Mép – Thị Vải, Long Sơn ra cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đến các khu vực Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Duong-Phuoc-Hoa-Cai-Mep-4-1636-3795-2119-1640700830.jpg


Ngoài ra, năm qua Bà Rịa - Vũng Tàu đưa vào hoạt động 5 km tuyến đường Phước Hòa - Cái Mép vốn đầu gần 1.000 tỷ đồng, sau gần 5 năm thi công. Công trình giúp kết nối tuyến huyết mạch là quốc lộ 51 vào cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, giúp hàng hóa từ các tỉnh Đông Nam Bộ đến cảng và ngược lại được thuận lợi.

Vùng Đông Nam Bộ rộng gần 24 nghìn km2, hơn 17 triệu người (thống kê năm 2019), gồm TP HCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tây Ninh. Đây là vùng kinh tế năng động nhất cả nước nhưng hạ tầng giao thông quá tải, chưa theo kịp quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

Hiện, các tuyến đường quan trọng nhất của vùng là quốc lộ 1, 13, 20, 22, 51, đường Vành đai 2; cầu Phú Mỹ; đại lộ Đông Tây; cao tốc TP HCM – Long Thành... Tương lai vùng sẽ có thêm đường Vành đai 3, 4, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu; cao tốc TP HCM – Mộc Bài; cao tốc TPHCM – Chơn Thành;. cao tốc Bến Lức – Long Thành... giúp tăng tính liên kết vùng.

Nguồn: VNE
 
Last edited by a moderator: