Hạng B2
5/5/19
196
813
94
36
thành phố HCM
Lái xe trên cao tốc: Đọc một số bài và các ý kiến về việc lái xe trên cao tốc bản thân mạn phép chia sẻ tám lưu ý để các bác tài có một chuyến đi thú vị.

Thứ nhất, điều tiên quyết để lái xe an toàn là phải nắm rõ luật - điều tiên quyết của mỗi tài xế ngồi sau vô lăng

Thứ hai, khi lái xe đầu óc phải thoải mái, đừng ấm ức với những bác tài khác đi không giống ý mình. Khi đầu óc tài xế căng thẳng sẽ làm cho khả năng phân tích, xử lý tình huống, quan sát... bị kém đi rất nhiều, gây ảnh hưởng đến bản thân. Tập thói quen mặc kệ sự đời thôi, ông nào lái ẩu, lái thiếu ý thức cũng mặc kệ mình cứ đúng đường đúng luật mà đi. Bản thân mình thấy điều này khá quan trọng vì tài xế VN mình nhiều người lái theo cảm giác, thích thì nhá đèn vượt, thích thì bấm còi,... đôi khi mình phải luyện tinh thần thép thì mới vững vàng tâm lí được

Thứ ba, chú ý biển báo trên đường cao tốc (mỗi đường cao tốc lại có chỉ dẫn khác nhau tùy tình hình thực tế). Đường có bao nhiêu làn, chia làn thế nào, tốc độ các làn là bao nhiêu, khoảng cách an toàn giữa xe trước và xe sau... lưu ý tốc độ tối đa và tốc độ tối thiểu. Không được đi quá tốc độ tối đa thì ai cũng biết rồi nhưng tốc độ tối thiểu thì rất khó để xử phạt. Vì tốc độ tối thiểu còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế trên đường.

Ngoài ra tầm nhìn, kinh nghiệm, phân tích tình huống của mỗi bác tài là khác nhau (xi-nhan phải rẽ trái, xe mở cua để quay đầu, người say rượu và ngủ gật lái xe...). Cứ chăm chăm chạy với tốc độ cho phép mà không phân tích tình huống rất dễ xảy ra tai nạn hoặc 'dính' lỗi không làm chủ tốc độ. Khoảng cách giữa xe trước vào xe sau trên cùng một làn đường, lỗi này cũng khó "bắt" vì chỉ dựa vào ước lượng bằng mắt của mỗi người.

5 kinh nghiệm khi lái xe trên cao tốc cho các bác


Thứ tư, nên đi trên làn đường nào - điều này phụ thuộc vào biển báo (tốc độ, loại xe) và trình độ của người lái xe. Nhiều người tranh cãi về vấn đề này thì cũng xin chia sẻ như sau: Nếu là đường bốn làn, biển báo chỉ quy định tốc độ chạy trên làn đường (không quy định loại xe) thì thường sẽ gồm hai làn đồng tốc phía sát tim đường, một làn có tốc độ thấp hơn nằm ở giữa và một làn đường dừng khẩn cấp phía lề đường. Không tính làn đường dừng khẩn cấp, tôi sẽ phân tích ưu nhược điểm của từng làn:

Làn tốc độ thấp có ưu điểm: di chuyển chậm, dễ căn đường (cái này là do tâm lý khi phải căn một bên)... Nhược điểm, thường phải vượt xe tải vì những xe này chở hàng nặng lưu thông với tốc độ thấp. Khi xe tải gặp đường dốc lên, đường lồi lõm, đường "chờ lún"... thường phải giảm tốc độ và khi lấy lại tốc độ sẽ rất chậm. Đường xe tải đi nhiều thường xấu, nhiều vệt bánh xe. Những người mới lái đi làn này mỗi lần phải vượt là một vấn đề không dễ.

Làn đồng tốc có ưu điểm là lưu thông được tốc độ cao, tầm nhìn tốt... Nhược điểm là khó căn hai bên (với lái mới), tốc độ tối đa lớn. Người mới lái đi làn này thường hay chệch tay lái, không bám được làn nên cảm thấy đi làn này nguy hiểm.

Làn đồng tốc sát tim đường, ưu điểm là tốc độ cao, quan sát tốt, chỉ phải căn một bên đường... Nhược điểm là tốc độ tối đa hay bị xe sau nháy đèn, bấm còi xin vượt. Với lái mới mà "bò" ra làn này họ thường kệ, không quan tâm vì chuyển làn là cả một vấn đề lớn.

Với các ưu nhược điểm ở trên thì dễ thấy tại sao những người mới lái, đi với tốc độ thấp lại thích đi làn sát tim đường. Chỉ ra như vậy không phải để cổ vũ người mới lái cứ "bò" ra làn tốc độ cao để đi mà là để những người này tự nâng cao tâm lý, kỹ năng tay lái của mình không gây ảnh hưởng đến người khác. Đối với những người lái lâu năm thì có thể thông cảm cho những người mới lái.

Thứ năm, vượt phải - Có thực tế là tình trạng xe đi làn trái trong cùng đi với tốc độ chậm nhưng khi có xe sau xin vượt trái lại không cho vượt, nhất là xe tải.
Theo kinh nghiệm, nếu có một chiếc xe đi làn bên trái, trong cùng đi chậm, bạn cần bảo đảm xe phía sau đang cách bạn một khoảng an toàn, quan sát vạch kẻ đường để bảo đảm đoạn đường đó được phép chuyển làn, bật xi-nhan phải, thận trọng cho xe chuyển sang làn bên phải, tắt xi nhan và tăng tốc độ sao cho bảo đảm không vượt quá tốc độ quy định.

Việc tắt xi-nhan có hàm ý là bạn không vượt xe phía trước mà chỉ chuyển làn mà thôi. Sau khi chạy một đoạn đủ xa với hàm ý đã chuyển hoàn toàn sang làn bên phải, bạn lại thực hiện chuyển làn ngược lại sang bên trái theo đúng quy tắc an toàn đã nêu. Việc chuyển làn với mục đích vượt xe theo cách trên sẽ rất hữu ích nếu chẳng may bạn bị CSGT dừng xe với lỗi vượt phải.

Tại Khoản 4, Điều 14, Luật Giao thông đường bộ quy định khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải: Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; Khi xe điện đang chạy giữa đường; Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
Ngoài ra, với phương tiện là ôtô, theo quy định tại Điểm c, Khoản 5, Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì người điều khiển ôtô có thể vượt phải trong trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.

Dài dòng vậy đủ rồi, có gì các bác bổ sung thêm, chúc các bác luôn vạn dặm bình an
 
  • Like
Reactions: klnk and triet gpvn
Hạng F
18/2/13
5.650
13.844
113
Saigon & Dalat
Thứ năm, vượt phải - Có thực tế là tình trạng xe đi làn trái trong cùng đi với tốc độ chậm nhưng khi có xe sau xin vượt trái lại không cho vượt, nhất là xe tải.
Theo kinh nghiệm, nếu có một chiếc xe đi làn bên trái, trong cùng đi chậm, bạn cần bảo đảm xe phía sau đang cách bạn một khoảng an toàn, quan sát vạch kẻ đường để bảo đảm đoạn đường đó được phép chuyển làn, bật xi-nhan phải, thận trọng cho xe chuyển sang làn bên phải, tắt xi nhan và tăng tốc độ sao cho bảo đảm không vượt quá tốc độ quy định.
Việc tắt xi-nhan có hàm ý là bạn không vượt xe phía trước mà chỉ chuyển làn mà thôi. Sau khi chạy một đoạn đủ xa với hàm ý đã chuyển hoàn toàn sang làn bên phải, bạn lại thực hiện chuyển làn ngược lại sang bên trái theo đúng quy tắc an toàn đã nêu. Việc chuyển làn với mục đích vượt xe theo cách trên sẽ rất hữu ích nếu chẳng may bạn bị CSGT dừng xe với lỗi vượt phải.
Tại Khoản 4, Điều 14, Luật Giao thông đường bộ quy định khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải: Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; Khi xe điện đang chạy giữa đường; Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
Ngoài ra, với phương tiện là ôtô, theo quy định tại Điểm c, Khoản 5, Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì người điều khiển ôtô có thể vượt phải trong trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.
Quy chuẩn 41/2016 đã quy định cụ thể Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều.
Quy chuẩn 41/2019 đã cắt bỏ khái niệm này. Tuy nhiên điểm d khoản 5 Điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông quy định như sau
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: … d) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;
Như vậy tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều, sẽ không bị xử phạt lỗi Vượt phải nếu xe vượt tuân thủ các quy định về an toàn.
tham khảo link Nghị định số 100/2019/NĐ-CP
 
  • Like
Reactions: HMinh
Hạng F
27/6/12
5.023
11.900
113
Cao tốc VN thì mấy thằng tải, cont rùa bò lại hay lết lane sát tim.
 
Hạng B2
19/11/10
165
3.013
133
Cao tốc thì mình cứ theo nguyên tắc chạy phải, vượt trái, Tốc độ thì bằng tốc độ tối đa cho phép - 10km/h.