Hạng D
10/3/17
1.151
1.199
113
5 phương án 'giải cứu' BOT Cai Lậy của Bộ GTVT

  • 14:25 13/04/2018
  • 28
Bộ GTVT đề xuất ưu tiên chọn phương án giữ nguyên vị trí đặt trạm, giảm phí xuống 15.000 đồng/lượt và mở rộng phạm vi miễn, giảm cho các phương tiện.
Sáng 13/4, trao đổi với Zing.vn, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết lãnh đạo Bộ vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang về tình hình tại BOT Cai Lậy. Sau hơn 4 tháng, BOT Cai Lậy vẫn dừng thu phí theo chỉ đạo của Thủ tướng. 5 phương án Bộ trình, Thủ tướng đang xem xét, quyết định.
“Tôi đã đề nghị tỉnh Tiền Giang hỗ trợ tích cực trạm BOT khi có quyết định lựa chọn phương án của Thủ tướng”, Thứ trưởng Nhật chia sẻ.
Giảm giá 15.000 đồng/lượt

Theo Thứ trưởng Nguyễn Nhật, trong văn bản gửi Thủ tướng, Bộ GTVT trình lên 5 phương án. Các phương án được Bộ phối hợp với các cơ quan chuyên môn phân tích ưu, nhược điểm cụ thể.
Theo đó, phương án 1, Bộ GTVT đề xuất giữ nguyên vị trí trạm hiện tại, tiếp tục giảm giá chung cho tất cả các phương tiện qua trạm. Các phương tiện nhóm 1 (xe 4 chỗ) được giảm từ 25.000 đồng/lượt xuống còn 15.000 đồng/lượt.
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
BOT.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Bộ GTVT trình 5 phương án 'giải cứu' BOT Cai Lậy. Ảnh: Hoàng Hà.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Với phương án này, chủ đầu tư phải mở rộng phạm vi miễn, giảm giá cho các phương tiện vùng lân cận. Đối với thị xã Cai Lậy áp dụng miễn giảm thêm xã Long Khánh và phường 2, xã An Cư, Mỹ Hội (huyện Cái Bè). Giảm giá 100% cho các loại xe buýt và các loại phương tiện không sử dụng để kinh doanh; giảm 50% cho các loại phương tiện sử dụng để kinh doanh. Thời gian hoàn vốn đầu tư dự án khoảng 15 năm 9 tháng.
Bộ GTVT phân tích ưu điểm của phương án 1 là không phải bố trí ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Phương án này đạt mục tiêu quan trọng của dự án là phân luồng giảm ùn tắc, tai nạn giao thông ô nhiễm môi trường trung tâm thị xã Cai Lậy. Nhược điểm là phải kéo dài thời gian hoàn vốn.
Phương án 2, chủ đầu tư lập thêm một trạm trên tuyến tránh và thu cả 2 trạm. Với phương tiện nhóm 1, trạm quốc lộ 1 sẽ thu giá 15.000 đồng/lượt, trạm tuyến tránh thu giá 25.000 đồng/lượt.



Tuy nhiên, phương án này sẽ phát sinh 90 tỷ đồng chi phí xây dựng trạm BOT trên tuyến tránh. Ngoài ra, Bộ GTVT lo ngại khi xây thêm trạm BOT trên tuyến tránh sẽ xảy ra ùn tắc ở quốc lộ 1. Bởi các phương tiện sẽ chủ yếu lưu thông trên quốc lộ 1.
Về phương án 3, Bộ GTVT đề xuất nguyên vị trí trạm, mức giá 25.000 đồng/lượt phương tiện nhóm 1. Thời gian thu giá hoàn vốn rút ngắn lại khoảng 7 năm 7 tháng.
'Giải cứu' bằng 1.250 tỷ

Bộ GTVT đề xuất phương án 4, là đặt trạm thu giá trên tuyến tránh. Theo số liệu đếm xe thực tế và nghiên cứu phân luồng chỉ có khoảng 3.800 ôtô các loại lưu thông trên tuyến tránh, phương án tài chính không đảm bảo.
Do vậy, Nhà nước phải sử dụng ngân sách hỗ trợ, theo tính toán sơ bộ phải bố trí ngân sách khoảng 1.250 tỷ đồng vào năm 2019.
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
CaiLay_zing1.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Vị trí trạm thu phí BOT Cai Lậy hiện tại và tiến trình đầu tư, hoạt động của dự án. Đồ họa: Minh Trí.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trước mắt tiếp tục dừng thu giá tại trạm Cai Lậy và thành lập 1 trạm tạm thời trên tuyến tránh. Việc thu phí trên tuyến tránh tiến hành 3 tháng với mức giá 25.000 đồng/lượt. Sau 3 tháng, Bộ GTVT đánh giá đầy đủ tình hình lưu lượng xe, tính toán cụ thể phương án tài chính của dự án và báo cáo Thủ tướng.
Xóa trạm BOT Cai Lậy

Đối với phương án 5, Bộ GTVT đề xuất đàm phán nhà đầu tư chuyển đổi hình thức hợp đồng tương tự như hợp đồng BLT (Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao).
Theo đó, Bộ sẽ xóa bỏ trạm BOT Cai Lậy và dùng vốn Nhà nước thanh toán dần cho nhà đầu tư từ năm 2019 đến 2026. Số tiền thanh toán hàng năm có thể phát sinh lên hơn 2.000 tỷ đồng.
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
CAILAY_zing.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Số tiền ngân sách phải trả cho chủ đầu tư sau 7 năm là hơn 2.000 tỷ đồng. Đồ họa: Văn Chương.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong 5 phương án, Bộ GTVT kiến nghị ưu tiên phương án 1. Theo đó, BOT Cai Lậy sẽ giảm về mức giá thấp nhất so với các trạm BOT trên quốc lộ 1 hiện nay. Ngoài ra, chủ đầu tư phải mở rộng phạm vi giảm phí cho nhiều xã khác.
“Quyết định phương án cho BOT Cai Lậy sẽ được Thủ tướng xem xét thận trọng, tránh ảnh hưởng đến các dự án BOT khác và môi trường đầu tư, đặc biệt là việc triển khai dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam sắp tới”, Thứ trưởng Nguyễn Nhật nói.
Liên tục bị tài xế phản đối

Từ 1/8/2017, BOT Cai Lậy chính thức thu phí. Tuy nhiên, trạm thu phí này liên tục ùn tắc vì lái xe phản đối. Người dân cho rằng việc đặt trạm BOT trên quốc lộ 1 thu phí cho tuyến tránh là bất hợp lý. Họ dùng tiền lẻ, tiền xu… trả phí để cố tình kéo dài thời gian qua trạm.
Ngày 30/11/2017, trạm BOT Cai Lậy thu phí trở lại sau thời gian dừng thu phí. Trong 5 ngày liên tiếp từ 30/11 đến 4/12, BOT Cai Lậy liên tục phải xả trạm để tránh ùn tắc. Riêng ngày 2/12, trạm này phải xả đến 12 lần.
Ngày 4/12, Thủ tướng đã có buổi làm việc với Bộ GTVT và UBND tỉnh Tiền Giang. Thủ tướng khẳng định chủ trương về BOT nhất quán để thu hút nguồn lực đầu tư ngoài vốn ngân sách Nhà nước. Nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện những gì chưa đúng thì cơ quan chức năng phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của dân. Những gì thuộc quy định cũ, những gì chưa hợp lòng dân phải lắng nghe, phải xem xét nghiêm túc và xử lý.
Riêng với Cai Lậy, Thủ tướng quyết định tạm dừng thu phí một tháng và giao Bộ GTVT đánh giá toàn diện và đề xuất phương án xử lý, kết hợp với tỉnh Tiền Giang xử lý cụ thể trên tinh thần hợp lý, hợp tình, hợp lòng dân.
 
Hạng D
10/3/17
1.151
1.199
113
Cái phương án 5 là hợp lòng dân nhất mà các anh lại chỉ đạo ưu tiên phương án 1. Chúng tôi đâu cần giảm giá vé :mad:
 
Hạng D
31/10/14
2.038
4.417
113
Biên Hòa
2000 tỷ chỉ là cái móng tay. Cân nhắc chẳng qua sợ bỏ BOT Cai Lậy thì không lạm thu được ở nhiều nơi khác. Hàng trăm cái BOT đã đang và sắp xây dựng thì sẽ gom được nhiều đấy.
 
Hạng D
4/11/16
1.802
3.931
113
Cứ đúng định nghĩa BOT (Build-Operate-Transfer) mà làm, cái nào xây mới thì phải thu phí, giá mắc rẻ gì cũng được, ai xài thì phải trả tiền. Còn nâng cấp sửa chữa những cái đã có không thuộc phạm trù của BOT nên nhà đầu tư không được quyền thu 1 xu nào hết.
 
Hạng D
4/3/08
1.048
2.135
113
54
Thủ Đức
Cứ đúng định nghĩa BOT (Build-Operate-Transfer) mà làm, cái nào xây mới thì phải thu phí, giá mắc rẻ gì cũng được, ai xài thì phải trả tiền. Còn nâng cấp sửa chữa những cái đã có không thuộc phạm trù của BOT nên nhà đầu tư không được quyền thu 1 xu nào hết.
Thêm zầy nữa chứ bác:
DN phải tự chịu các rủi ro khi không hiệu quả. Làm éo rì mà mấy ảnh cứ phải tính tón cho mệt ;)
 
  • Like
Reactions: nttanmam and VNET
Hạng D
23/10/15
2.780
4.775
113
TPHCM
Cứ đúng định nghĩa BOT (Build-Operate-Transfer) mà làm, cái nào xây mới thì phải thu phí, giá mắc rẻ gì cũng được, ai xài thì phải trả tiền. Còn nâng cấp sửa chữa những cái đã có không thuộc phạm trù của BOT nên nhà đầu tư không được quyền thu 1 xu nào hết.
Đúng anh !
 
  • Like
Reactions: nttanmam
Hạng D
23/10/15
2.780
4.775
113
TPHCM
Qúa béo khi đầu tư vào BOT trải mặt nhựa đường cũ 300 tỷ , nếu mua lại thì phải mất 1250 tỷ . Béo quá mà...
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
6/12/17
172
69
28
49
Cái phương án 5 là hợp lòng dân nhất mà các anh lại chỉ đạo ưu tiên phương án 1. Chúng tôi đâu cần giảm giá vé :mad:
Dân Việt Nam chỉ biết đếm 1-2-3 vô, nên PA 4-5 khó thực thi lắm.
1-2-3 cái nào cũng thiệt cho dân
 
Hạng F
29/10/14
8.730
11.647
113
Phương án nào thì cũng tiền của dân hết. Lấy ngân sách ra thì cũng là tiền thuế của dân. Mịa nó. Làm ăn thô lỗ mang tiền thuế của dân ra bù