Khách mua xe tại Việt Nam ngày càng lựa chọn kỹ càng và đòi hỏi nhiều trang bị, tính năng hơn thay vì quá chú trọng thương hiệu như trước đây. Vì thế, nhiều trang bị dần trở thành nhất định phải có trong tiêu chí chọn mua xe của khách hàng Việt.
Với xu thế phát triển theo thời gian, những trang bị tiện nghi, an toàn và hỗ trợ lái từng được xem là những trang bị chỉ có trên các mẫu xe đắt tiền thời điểm cách đây 10 năm nhưng ngày nay, các trang bị này đã dần trở thành trang bị tiêu chuẩn trên một số mẫu xe phổ thông tại thị trường Việt Nam, mang lại sự an toàn, tiện lợi hơn cho người dùng.
Ở một khía cạnh khác, sự phổ biến của internet, mạnh xã hội khiến người mua xe trở nên "thông thái" hơn, họ nhận thức được sự cần thiết của các trang bị tiện nghi, an toàn hiện đại. Chính vì thế, nhiều trang bị họ luôn quan tâm tới mỗi khi mua xe, không có là không mua.
Dưới đây là 5 trang bị dần trở thành mặc định trong suy nghĩ khách mua xe hơi tại Việt Nam:
1. Kiểm soát hành trình (Cruise control)
Ngày nay, hệ thống điều khiển hành trình (Cruise Control) đã dần trở nên phổ biến trên ô tô và gần như các mẫu xe phổ thông đều đã dần trang bị tính năng này. Thậm chí, nhiều mẫu xe ngày nay còn được trang bị hệ thống điều khiển hành trình thích ứng (Adaptive Cruise Control) cho phép xe giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước, đồng thời phanh và điều chỉnh tốc độ khi phát hiện các phương tiện hay vật cản khác dựa vào các radar ở phần đầu xe.
Mang nhiều ưu điểm hỗ trợ vận hành thoải mái, hệ thống kiểm soát hành trình đã dần trở nên phổ biến trên các dòng xe hiện nay. Từ bán tải, SUV, sedan, hatchback… ở nhiều phân khúc khác nhau. Trang bị cần thiết này đã trở thành một tiêu chí mua xe, đồng thời giúp tăng sức cạnh tranh cho xe.
Cụ thể hơn, hầu hết các mẫu xe phân khúc B hay bán tải cỡ trung đều có trang bị cruise control, trong khi các mẫu xe đơn cử như Suzuki Ciaz hay bán
Isuzu D-Max thế hệ mới thiếu vắng trang bị này đã khiến nhiều khách hàng Việt quay lưng, khó bán.
Vậy, kiểm soát hành trình Cruise Control là gì? hoạt động ra sao?
Với nhiệm vụ chính là giữ ga, duy trì tốt độ giúp người lái nhàn nhạ hơn khi lái xe trên các đoạn đường dài – hệ thống kiểm soát hành trình (Cruise Control) ra đời.
Về cơ bản, hệ thống điều khiển hành trình (Cruise Control) giúp tự động điều khiển góc mở bướm ga, giúp người lái không cần phải đạp chân ga. Hệ thống này phát huy lợi ích khi người lái chạy trên đường cao tốc hay đường trường vắng vẻ trong các hành trình dài. Chính vì sự tiện lợi này, hệ thống Cruise Control giúp việc điều khiển xe trở nên thoải mái và giảm căng thẳng mệt mỏi hơn, bên cạnh việc giúp xe tiết kiệm nhiên liệu.
2. Cân bằng điện tử
Hệ thống cân bằng điện tử đã trở thành trang bị có trên các dòng xe phổ thông như hầu hết các phân khúc sedan hạng B như Toyota Vios hay Honda City. Ngoài ra, công nghệ này cũng có mặt trên các dòng xe hạng A giá rẻ như Hyundai Grand i10 hay VinFast Fadil. Tuy nhiên, không phải mẫu xe nào cũng có cân bằng điện tử. Cụ thể ở phân khúc sedan hạng B là mẫu Suzuki Ciaz hay phân khúc A có Toyota Wigo hay Suzuki Celerio.
Là một trong bị an toàn cần thiết, các mẫu xe giá rẻ được trang bị hệ thống cân bằng điện tử còn giúp gia tăng độ cạnh tranh trong phân khúc và thường được nhiều khách hàng am hiểu chọn lựa hơn.
Hệ thống cân bằng điện tử là gì? tác dụng ra sao?
Hệ thống cân bằng điện tử (ESP) hay còn được biết đến với các tên gọi khác (tùy hãng) như ESC, VSC, VSA… là một thống giúp ổn định thân xe, kiểm soát cân bằng động điện tử giúp cải thiện và tăng cường ổn định cho xe bằng cách phát hiện, giảm thiểu trượt quay của các bánh xe đang bị mất khả năng bám đường, dựa vào tín hiệu từ cảm biến tốc độ ở bánh xe. Về cơ bản, hệ thống cân bằng điện tử hoạt động cùng với hệ thống phanh ABS và cả hệ thống kiểm soát lực kéo.
Ngoài ra, một số hệ thống cân bằng điện tử còn giúp giảm công suất động cơ cho đến khi xe được kiểm soát. Cân bằng điện tử giúp thiểu giảm nguy cơ xe bị mất lái trong những tình huống người lái phải đánh lái gấp để tránh chướng ngại vật hay khi người lái điều khiển xe vào cua hay vị văng đuôi (oversteer), văng đầu (understeer).
Hệ thống cân bằng điện tử lần đầu tiên được giới thiệu và sử dụng trên mẫu xe sang Mercedes-Benz S-Class Coupe thế hệ C140 (sau này gọi là dòng CL thế hệ đầu tiên) sau đó là mẫu S-Class sedan (W140) vào năm 1995. Đây là kết quả hợp tác giữa hai Mercedes-Benz và Tập đoàn công nghệ Bosch. Ngày nay, hệ thống cân bằng điện tử là một trong những công nghệ an toàn tiêu chuẩn với các dòng xe bán ra ở thị trường châu Âu. Hay tại thị trường Mỹ, hệ thống này trở thành trang bị bắt buộc phải có trên tất cả các xe ô tô mới từ năm 2012.
Nghiên cứu do Cục An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) thực hiện, công nghệ này đã cứu sống khoảng 9.000 người từ năm 2008 đến năm 2015 và NHTSA đã kết luận rằng hệ thống cân bằng điện tử giúp giảm 56% các vụ tai nạn xe ô tô gây tử vong (ở xe SUV). Đó là một vấn đề lớn ở Mỹ, nơi mà khách hàng yêu thích những chiếc SUV hay crossover.
3. Phanh tay điện tử
Ngày nay, phanh tay điện tử đã trở thành món trang bị mang tính cạnh tranh giữa các mẫu xe vì nó hút khách. Nhiều khách mua xe đề cao trang bị này mà sẵn sàng bỏ qua nhiều mẫu xe sử dung phanh tay cơ.
Cụ thể hơn người ta hay so hai mẫu SUV
Mitsubishi Pajero Sport có phanh tay điện tử với mẫu Toyota Fortuner dùng phanh tay cơ. Ở các phân khúc phổ thông khác như CUV 5 và 5+2 chỗ như Mazda CX-5, Honda CR-V hay Hyundai SantaFe thì trang bị phanh tay đã trở thành Tiêu chuẩn.
Phanh tay điện tử có ưu điểm gì?
Bên cạnh tính thẩm mỹ và gài phanh tay một cách nhẹ nhàng, thì phanh tay điện tử còn mang nhiều ưu điểm hơn phanh tay thông thường như: tự động gài phanh (Lock) khi đỗ xe, để số P và tắt máy. Bên cạnh tự nhả phanh tay (Unlock) khi xe di chuyển, giảm rủi ro bó phanh.
Việc trang bị phanh tay điện tử còn giúp nội thất thêm gọn gàng hơn, ít chiếm nhiều diện tích như phanh tay truyền thống. Chưa hết, phanh tay điện tử còn hoạt động song song với chế độ giữ phanh tự động (Auto hold) giúp tự động giữ phanh khi xe dừng, mà người lái không cần phải đạp chân phanh.
4. Phanh tự động khẩn cấp
Ngày nay, các mẫu xe phổ thông ở các phân khúc sedan và CUV cỡ C và D đã dần được trang bị hệ thống cảnh báo va chạm và phanh tự động khẩn cấp, thông qua các gói trang an toàn và hỗ trợ lái.
Các mẫu xe phổ thông tiên phong trang bị tính năng này tại Việt Nam là Ford Focus từ năm 2013 và và
Ranger Wildtrak từ năm 2015.
Tùy thuộc và hãng xe, mà các gói trang bị có tên tọi khác nhau như
Honda Sensing (trên các dòng như CRV), gói Toyota Safety Sense (trên
Corolla Cross), gói Mazda i-Activsense (trên Mazda3 hay CX-5 i-Activsense), gó Subaru Eyesight (trên Forester hay Outback) … Đa số các trang bị này đều có mặt trên các phiên bản cao cấp. Việc mẫu xe sở hữu gói trang bị an toàn này còn giúp tăng sức cạnh tranh trong phân khúc.
Phanh tự động khẩn cấp hoạt động ra sao? quan trọng thế nào?
Hệ thống phanh tự động khẩn cấp hoạt động cùng với hệ thống cảnh báo va chạm là trang bị công nghệ hiện đại đã có trên các mẫu xe tại thị trường Việt Nam. Trang bị này giúp người lái tránh được nguy cơ va chạm khi lơ là, hay xử lý và phán đoán chậm trong các tình huống mang tính bất ngờ ở phía trước như phương tiện hay chướng ngại vật.
Hệ thống phanh tự động phanh khẩn cấp Automatic Emergency Braking (AEB) hoạt động với hệ chống cảnh báo va chạm Forward Collision Warning (FCW). Về cơ bản, máy tính sẽ dựa vào các tính hiệu từ camera, radar… gửi về để xử lý bao gồm nhiều cấp độ như cảnh báo nguy cơ va chạm bằng âm thanh, rung vô lăng để cảnh báo người lái khi phát hiện nguy cơ xảy ra va chạm. Sau đó can thiệp sâu hơn như phanh khẩn cấp thậm chí là đánh lái để tránh tình huống va chạm.
5. Cửa gió sau
Cửa gió điều hòa cho hàng ghế sau là một trang bị tiện ích mang lại sự thoải mái cho người ngồi ở phía sau, đây là trang bị cần thiết với những quốc gia có khí hậu khắc nghiệt như ở Việt Nam. Hiện tại, trang bị này đang dần có trên các mẫu xe phổ thông giá rẻ.
Chính vì thế, trang bị cửa gió điều hoà phía sau đang là một lợi thế cạnh tranh ở các dòng xe giá rẻ, xe phổ thông như Hyundai Accent (từ năm 2019) hay mới đây nhất là
Hyundai Grand i10 thế hệ mới – duy nhất trong phân khúc. Ở nhiều mẫu xe không có cửa gió, một số khách hàng đã chọn giải pháp độ cửa gió điều hoà phía sau với hiệu quả thấp hơn đồ “zin” của hãng.
Nhận xét chung
Những món trang bị tiện nghi, an toàn và hỗ trợ lái trong bài viết đang dần được trang bị trên xe ô tô tại thị trường Việt Nam. Đây là một trong số những trang bị trên xe được nhiều khách hàng quan tâm khi so đo quyết định giữa các mẫu xe trong tầm giá.
Hơn nữa, việc nâng cấp thêm những món trang bị này luôn được các hãng xe quan tâm, để cập nhật và nâng cấp cho các dòng xe, đồng thời xem những trang bị này là yếu tố cần thiết để cạnh tranh với các đối thủ, và người dùng được hưởng lợi nhiều hơn so với trước đây.
Các bác quan tâm đến trang bị, tính năng nào trong bài viết? Ngoài ra, các bác còn thấy trang bị nào đang dần trở thành mặc định trong suy nghĩ khách mua xe hơi tại Việt Nam nữa không? hãy để lại bình luận bên dưới.
>>> Xem thêm