Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.775
18.752
113
Lâm Đồng
Năm 2019 ngành ô tô Việt Nam có những điểm gì nổi bật? Xu hướng mua, bán và sử dụng xe tại Việt Nam như thế nào? Mời các bác cùng tìm hiểu qua bài viết sau

5 xu hướng nổi bật của ngành ô tô Việt Nam năm 2019


Bán tải hạ nhiệt, xe MPV lên ngôi, xe lắp ráp trở lại, Toyota không còn thương hiệu “thần thánh”, khách hàng mua ô tô ngày càng trẻ... là những xu thế nổi bật của thị trường ô tô năm 2019.

1. Phân khúc bán tải hạ nhiệt

Phân khúc xe bán tải đã không còn quá “sốt” như cách đây 1 năm. Nguyên nhân chủ yếu là do dòng bán tải không còn được ưu đãi phí trước bạ như trước.

Từ 10/4, Nghị định 20/2019 áp dụng cách tính phí trước bạ xe bán tải bằng 60% mức thu xe con, tức tăng lên khoảng gấp ba lần so với mức trước đó (2%). Tùy mẫu xe, khách Việt có thể phải chi thêm hàng chục triệu đồng để đăng ký xe bán tải. Điều này khiến giá lăn bánh của dòng xe này tăng khá nhiều.

5 xu hướng nổi bật của ngành ô tô Việt Nam năm 2019


Ngoài ra, sau một khoảng thời gian “làm mưa làm gió”, xe bán tải đã giảm sức hút với số đông khách hàng. Yếu tố rẻ, đa dụng của các mẫu bán tải cũng đã bị phân khúc MPV vượt mặt.

Thời gian trước, những mẫu bán tải hàng hot thậm chí còn được bán theo kiểu “bia kèm lạc”. Tuy nhiên, khách hàng giờ đây có thể thoải mái chọn xe, thương lượng giá cả, khuyến mãi.

2. Phân khúc MPV lên ngôi

Xu thế sử dụng xe MPV bắt đầu sôi động từ năm 2018. Nhưng đến năm 2019, phân khúc này phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết và có những cột mốc ấn tượng trước các dòng sedan truyền thống.

Lợi thế về thiết kế rộng rãi, chở được nhiều người, vị trí ngồi lái cao, giá thành hợp lý… là những yếu tố khiến cho MPV ghi điểm trước khách hàng.

Theo thống kê từ VAMA, năm 2017 lượng tiêu thụ các dòng xe MPV đạt 15.300 chiếc, nhưng chỉ một năm sau đã tăng lên 20.300 xe (năm 2018). Chỉ tính đến cuối tháng 11/2019, tổng lượng xe MPV bán ra trên thị trường đã lên mức 34.531 chiếc. Dự đoán đến hết năm, doanh số MPV 2019 sẽ gấp đôi 2018.

5 xu hướng nổi bật của ngành ô tô Việt Nam năm 2019

Chỉ mới tính doanh số 11 tháng nhưng doanh số xe MPV năm 2019 đã tăng gần gấp đôi so với năm 2018

Đáng nói nhất chính là sự nổi lên của dòng Mitsubishi Xpander. Dù là tân binh trong phân khúc MPV nhưng Xpander đã đạt được những thành công nhất định. Doanh số của Xpander tính từ đầu năm 2019 đến nay là 17.306 chiếc, tương đương mỗi tháng bán trên 1.500 chiếc. Thậm chí, ở tháng 10 và 11 Xpander còn vượt qua cả mẫu xe Toyota Vios “thần thánh” để đạt top 1 doanh số.

Đối thủ được đánh giá cao nhất trong cuộc đua với Xpander tại Việt Nam là Ertiga. Nhưng Ertiga vẫn chưa thể bứt phá chủ yếu là do thiếu hụt nguồn cung. Đây là điều khá đáng tiếc cho hãng xe Nhật.

Các mẫu MPV khác của Toyota như Avanza, Rush (SUV lai MPV) cũng có một năm thành công. Nhưng rõ ràng mức bán (200-300 chiếc/ tháng) không thể bằng Xpander do chính sách giá và trang bị chưa hợp lý.

Các mẫu MPV cao cấp và nhiều chỗ ngồi hơn như Peugeot Traveller, Ford Tourneo, Kia Sedona, Kia Rondo cũng bán khá tốt. Đương nhiên doanh số của các mẫu này không thể so sánh với các mẫu MPV phổ thông hay Xpander.

5 xu hướng nổi bật của ngành ô tô Việt Nam năm 2019


3. Toyota không còn thương hiệu “thần thánh”

Bị vượt mặt bởi nhiều dòng xe ở những phân khúc khác nhau, Toyota không còn là “thánh doanh số” trên các bảng xếp hạng nữa.

5 xu hướng nổi bật của ngành ô tô Việt Nam năm 2019


Dù vậy, các dòng xe thương hiệu của Toyota như Vios, Fortuner, Innova, Camry, Hilux vẫn đạt doanh số rất tốt so với nhiều hãng. Một số dòng như Vios, Fortuner, Camry vẫn là những “gương mặt” đại diện phân khúc với doanh số vượt khá xa so với phần còn lại.

Không phải Toyota mất tích trên bảng xếp hạng. Nhưng các dòng xe Toy không còn đứng hạng nhất như một lẽ tất nhiên nữa. Ví dụ như với Toyota Vios, dòng này vẫn nhường top 1 cho những mẫu xe khác Xpander, Accent, i10. Dù vậy, nếu xét về doanh số tổng cả năm thì Vios vẫn là 1 “tượng đài” khó vượt qua.

4. Xe lắp ráp là xu thế thị trường

Sự thay đổi của chính sách đòi hỏi các hãng phải có bước đi phù hợp với ưu tiên hiện nay là lắp ráp.

Những năm 2017-2018, các hãng xe loay hoay với việc chuyển đổi từ lắp ráp sang nhập khẩu để hưởng ưu đãi thuế 0% từ ASEAN. Nguyên nhân là vì Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) cho phép thuế nhập khẩu ôtô từ khu vực này về Việt Nam giảm theo lộ trình từ 40% xuống 30% từ năm 2017 và về 0% vào năm 2018.

Tuy nhiên, đến năm 2019, với sự chỉ đạo quyết liệt của chính phủ về một nền công nghiệp sản xuất ô tô, các chính sách và lộ trình chính sách ưu đãi cho công nghiệp sản xuất ô tô lần lượt lộ diện. Có thể kể đến như: Kiểm soát chặt chẽ hơn xe nhập khẩu (Nghị định 116), ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện 0% theo lộ trình (Nghị định 125), đề xuất miễn thuế nhập khẩu linh kiện cho ôtô điện lắp ráp trong nước (dành cho xe xanh phát triển nội địa)…

5 xu hướng nổi bật của ngành ô tô Việt Nam năm 2019


Điều này khiến cho các hãng một lần nữa phải chuyển dịch từ nhập khẩu sang lắp ráp xe trong năm 2019-2020 tới.
  • Hyundai Thành Công, Trường Hải và VinFast (Hyundai, Mazda, Kia, Peugeot, BMW và VinFast) với hầu hết dòng xe đều lắp ráp trong nước.
  • Toyota quay lại lắp ráp Fortuner.
  • Mitsubishi cũng chuyển Outlander từ nhập khẩu sang lắp ráp. Xpander nhập khẩu Indonesia có doanh số quá tốt nên hãng Mitsu cũng dự định sẽ lắp ráp xe trong năm 2020.
  • Ford xác nhận Escape sẽ lắp ráp và bán tại Việt Nam trong năm tới.
  • Có nguồn thông tin cho rằng Honda đang cân nhắc quay lại lắp ráp CR-V…
5. Khách hàng mua ô tô ngày càng trẻ

Có lẽ đây là hiện tượng mà hầu hết mọi người đều nhận ra. Tuổi đời của những khách hàng mua ô tô ngày càng trẻ ra. Nếu trước đây, phải đến trên 30-40 tuổi, các khách hàng mới có nhu cầu và đủ điều kiện để mua xe hơi thì ngày nay đã khác. Nhóm khách hàng 20-30 tuổi tại Việt Nam mua xe hơi không còn quá hiếm.

Dù nguồn tài chính của nhóm khách hàng này đến từ tự thân hay từ gia đình thì cũng không thể phủ nhận được việc nhóm này có tồn tại và ngày càng mở rộng. Sự trẻ hóa của khách hàng mua ô tô kéo theo nhiều hiệu ứng:

Chú trọng vào ngoại hình xe: Nhóm khách hàng trẻ ưa thời trang và ngoại hình xe hơn. Điều này khiến cho các mẫu có màu sơn đẹp, body thể thao, đèn pha/ hậu hiện đại… gây được chú ý.

Nhu cầu cá nhân hóa xe: Các phiên bản đặc biệt, gói độ/ phối màu sơn chính hãng được tung ra liên tục. Các xưởng độ nội ngoại thất cũng có nhiều việc để làm hơn.

5 xu hướng nổi bật của ngành ô tô Việt Nam năm 2019


Sự tiện nghi và công nghệ: Nhóm trẻ cũng sẵn sàng tiếp cận các công nghệ mới trên xe hơi.

Ngoài ra, khi nhu cầu ở các nhóm khách hàng thay đổi thì cũng là lúc các hãng xe hơi thay đổi không chỉ về thiết kế xe, mà còn là hình thức tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng.

Khả năng kết nối: Smartphone phát triển, nhu cầu kết nối giữa xe và điện thoại ngày càng cần thiết, nhất là ở nhóm khách hàng trẻ. Giờ đây, việc xe có hỗ trợ Apple Carplay và Android Auto hay không, khả năng định vị và kết nối điện thoại có tốt hay không được khách hàng rất quan tâm.

Tính an toàn: Cùng với tiện nghi, ngoại hình, động cơ xe, tính an toàn của xe hơi cũng được chú trọng hơn. Đặc biệt ở nhóm khách hàng trẻ, số túi khí, các công nghệ trợ lái, hỗ trợ an toàn giao thông… vô cùng quan trọng.

Các bác có đồng ý với những xu thế của ngành ô tô mà em vừa đề cập?

Trong năm 2019, các bác còn nhận ra những xu hướng/ trend nào nữa của ngành ô tô? Xin vui lòng chia sẻ bên dưới
 
Hạng D
7/3/18
1.171
2.435
113
6.Một năm sau miễn thuế khu vực asean Thị trường ôtô Việt Nam vẫn thuộc thế giới thứ 3: Giá cao, ít mẫu mã, Công nghệ bị cắt nhiều, bia lạc thoải mái...
7. Sau khi Hyundai nắm được thị phần ôtô Việt Nam thì chính sách của Hyundai rất giống Honda: giá cao, Công nghệ bị cắt xén nhiều...
 
  • Like
Reactions: tktung
Hạng C
25/6/14
637
775
93
5. Khách hàng mua ô tô ngày càng trẻ

Có lẽ đây là hiện tượng mà hầu hết mọi người đều nhận ra. Tuổi đời của những khách hàng mua ô tô ngày càng trẻ ra. Nếu trước đây, phải đến trên 30-40 tuổi, các khách hàng mới có nhu cầu và đủ điều kiện để mua xe hơi thì ngày nay đã khác. Nhóm khách hàng 20-30 tuổi tại Việt Nam mua xe hơi không còn quá hiếm.

Chuẩn luôn, mà trẻ thì cũng phải hơn 50% là không ưa Toy rồi
 
Lạc quan thì chưa thấy, cái mà thấy trước mắt thuế nhập Asian bằng 0, thuế tiêu thụ đặc biệt thì trên trời, giá xe thì trên mây mà option thì cắt gần hết, 10 năm nữa nếu công nghệ phụ trợ Việt Nam không phát triển, chính phủ không thay đổi chính sách thì cũng đừng mơ có xe giá rẻ.
 
  • Like
Reactions: tktung
Hạng B2
2/5/18
304
224
43
Thế kỷ 21 đã qua 2 thập kỷ. Thế giới đã chuyển sang giai đoạn xe điện, xe tự lái còn số đông người Việt Nam thì vẫn vừa làm vừa ước. Chán!
 
Hạng D
22/1/19
4.528
8.406
113
Lạc quan thì chưa thấy, cái mà thấy trước mắt thuế nhập Asian bằng 0, thuế tiêu thụ đặc biệt thì trên trời, giá xe thì trên mây mà option thì cắt gần hết, 10 năm nữa nếu công nghệ phụ trợ Việt Nam không phát triển, chính phủ không thay đổi chính sách thì cũng đừng mơ có xe giá rẻ.
Cái quan trọng nhất em thấy vẫn là hạ tầng giao thông đường bộ ở các trung tâm lớn (và cũng là thị trường lớn trong nước) thôi. Nhà nước giải quyết được câu chuyện đó thì mọi thứ về ngành công nghiệp ô tô sẽ thay đổi một cách chóng mặt. Giờ người dân ở các thành phố lớn mua xe về mà không có đường để chạy rồi từ đó sẽ đẻ ra hàng loạt các hệ lụy khác thì thật là không nên chút nào. Một cựu cố vấn chính phủ nào đó mà em không nhớ tên đã phát biểu "Chúng ta thật sự không biết mình muốn gì ở cái ngành này". Người Việt giờ đã đủ khá giả để không còn coi ô tô là xa sỉ phẩm mà là phương tiện. Ngành công nghiệp ô tô muốn lớn thì nó cần phải có thị trường "màu mỡ" mà dễ nhất là bắt đầu từ thị trường trong nước. Nhưng ngặt nỗi, cắt cái thuế tiêu thụ đặc biệt đi một phát là đường sá Sài Gòn, Hà Nội sẽ rơi vào cảnh như Jakarta hay New Delhi ngay. Tính ra thì VN không thiếu đất đai, nhưng các trung tâm lớn (như Đông Nam bộ hay khu vực xung quanh Hà Nội) thì lại quá đông đúc. Đó vừa là vấn đề của quy hoạch đô thị, vừa là vấn đề của tầm nhìn phát triển kinh tế. Người dân ở các nơi không có nhiều lựa chọn về sinh kế ngoài việc tìm đến các trung tâm lớn kiểu như vậy. Đó mới thật sự là vấn đề của VN bây giờ và em nghĩ nó nằm ở tầm vĩ mô luôn bác à. Chứ không đơn giản là vài loại thuế, hay mấy cái nhà máy sản xuất linh kiện phụ trợ đâu.