Hạng D
2/12/03
1.896
4.496
113
Vietnam
Các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đã tiếp nhận 9.000 vụ thiệt hại tài sản và xe cơ giới với tổng yêu cầu bồi thường 7.000 tỷ đồng.

7.000 tỷ đồng yêu cầu bồi thường bảo hiểm sau bão Yagi

Thông tin trên được Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) công bố tính đến 17h ngày 12/9, qua số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp. Con số sẽ còn tiếp tục tăng những ngày tới.

Tổng số tiền yêu cầu bồi thường về người và tài sản ước tính khoảng 7.000 tỷ, trong đó chiếm phần lớn là bồi thường tài sản và xe cơ giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tiếp nhận 18 yêu cầu bồi thường thuộc nghiệp vụ sức khoẻ, ghi nhận 14 khách hàng tử vong sau bão.

Cục quản lý giám sát cho biết, đây là những số liệu sơ bộ ban đầu trong bối cảnh thiệt hại do bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra. Số liệu về số vụ tổn thất và giá trị chi trả bồi thường bảo hiểm vẫn chưa thống kê được toàn diện, đầy đủ.

Với thị phần đứng đầu trong mảng bảo hiểm phi nhân thọ, Tổng công ty Bảo hiểm PVI cập nhật đến chiều 11/9, ghi nhận hơn 500 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản, ước tổng mức khiếu nại tổn thất hơn 2.000 tỷ đồng. Con số này vẫn chưa bao gồm các yêu cầu bồi thường bảo hiểm xe cơ giới và con người. "Đây có thể là tổn thất lịch sử không mong muốn của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và PVI nói riêng", doanh nghiệp này cho biết.

Một "ông lớn" khác trên thị trường là Bảo hiểm Bảo Việt cũng cho hay đến sáng 12/9, doanh nghiệp này tiếp nhận 692 vụ tổn thất với tổng bồi thường ước tính 950 tỷ đồng. Các yêu cầu bồi thường tập trung vào bảo hiểm con người, tài sản như bảo hiểm xe ôtô, nhà tư nhân, các công trình xây dựng, nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị, cầu cảng và hàng hóa.

Dưới đây là danh sách một số doanh nghiệp bảo hiểm tiếp nhận yêu cầu bồi thường lớn:

Cập nhật đến ngàyDoanh nghiệpSố yêu cầu bồi thườngGiá trị khiếu nại bồi thường
(tỷ đồng)
11/9Bảo hiểm PVI5002.000
11/9Bảo hiểm Bảo Việt690950
11/9Bảo hiểm MIC900230
10/9Bảo hiểm BIC500200
11/9Bảo hiểm Agribank400100
9/9Bảo hiểm PTI340150
9/9Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH – BHI)350N/A
9/9Bảo hiểm VietinBank400N/A

Bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) và hoàn lưu bão đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Đây là cơn bão có tốc độ tăng cấp bất thường và có cường độ mạnh nhất 30 năm.

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm chủ động, nhanh chóng xác định thiệt hại, bồi thường và trả tiền bảo hiểm cho bên mua, người thụ hưởng bị thiệt hại. Đơn vị này cho biết các doanh nghiệp bảo hiểm đã dồn toàn lực, huy động nhân lực, tập trung cao nhất đến trực tiếp hiện trường tại khu vực xảy ra thiệt hại. Qua đó, doanh nghiệp chủ động nắm bắt nhanh, chính xác tình hình tổn thất, giám định, tạm ứng bồi thường, hỗ trợ khách hàng nhanh chóng khắc phục hậu quả.

Cùng với đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã bổ sung nhân sự, trực hotline để sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7, nhằm ghi nhận thông báo thiệt hại và tư vấn khách hàng triển khai các thủ tục để được chi trả bồi thường bảo hiểm.

Có thể xem tại đây:

>>>> Xem thêm:

Mong là các công ty bảo hiểm thực hiện đúng hợp đồng bảo hiểm
 
  • Like
Reactions: Osin
Hạng F
7/8/17
7.782
10.819
113
đóng tiền thì nhanh k biết giải ngân thế nào đây.
 
Hạng B2
26/7/15
362
535
93
69
BH mẹt dài như cái bơm, kaka.............. :D
 
Hạng B2
1/12/14
173
184
43
Pvi 500 vụ tận 2000 tỷ
B.Việt 690 vụ nhưng chỉ có 950 tỷ
Sao lại có sự chênh lệch lớn vậy nhỉ ?!
Liberty cũng là tổ chức BH lớn tóp đầu ở VN, cũng ko thấy trong danh sách
 
  • Like
Reactions: BHBaovietsaigon
Hạng F
29/10/16
12.194
25.729
113
Pháp
Các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đã tiếp nhận 9.000 vụ thiệt hại tài sản và xe cơ giới với tổng yêu cầu bồi thường 7.000 tỷ đồng.


Thông tin trên được Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) công bố tính đến 17h ngày 12/9, qua số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp. Con số sẽ còn tiếp tục tăng những ngày tới.

Tổng số tiền yêu cầu bồi thường về người và tài sản ước tính khoảng 7.000 tỷ, trong đó chiếm phần lớn là bồi thường tài sản và xe cơ giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tiếp nhận 18 yêu cầu bồi thường thuộc nghiệp vụ sức khoẻ, ghi nhận 14 khách hàng tử vong sau bão.

Cục quản lý giám sát cho biết, đây là những số liệu sơ bộ ban đầu trong bối cảnh thiệt hại do bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra. Số liệu về số vụ tổn thất và giá trị chi trả bồi thường bảo hiểm vẫn chưa thống kê được toàn diện, đầy đủ.

Với thị phần đứng đầu trong mảng bảo hiểm phi nhân thọ, Tổng công ty Bảo hiểm PVI cập nhật đến chiều 11/9, ghi nhận hơn 500 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản, ước tổng mức khiếu nại tổn thất hơn 2.000 tỷ đồng. Con số này vẫn chưa bao gồm các yêu cầu bồi thường bảo hiểm xe cơ giới và con người. "Đây có thể là tổn thất lịch sử không mong muốn của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và PVI nói riêng", doanh nghiệp này cho biết.

Một "ông lớn" khác trên thị trường là Bảo hiểm Bảo Việt cũng cho hay đến sáng 12/9, doanh nghiệp này tiếp nhận 692 vụ tổn thất với tổng bồi thường ước tính 950 tỷ đồng. Các yêu cầu bồi thường tập trung vào bảo hiểm con người, tài sản như bảo hiểm xe ôtô, nhà tư nhân, các công trình xây dựng, nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị, cầu cảng và hàng hóa.

Dưới đây là danh sách một số doanh nghiệp bảo hiểm tiếp nhận yêu cầu bồi thường lớn:

Cập nhật đến ngàyDoanh nghiệpSố yêu cầu bồi thườngGiá trị khiếu nại bồi thường
(tỷ đồng)
11/9Bảo hiểm PVI5002.000
11/9Bảo hiểm Bảo Việt690950
11/9Bảo hiểm MIC900230
10/9Bảo hiểm BIC500200
11/9Bảo hiểm Agribank400100
9/9Bảo hiểm PTI340150
9/9Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH – BHI)350N/A
9/9Bảo hiểm VietinBank400N/A

Bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) và hoàn lưu bão đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Đây là cơn bão có tốc độ tăng cấp bất thường và có cường độ mạnh nhất 30 năm.

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm chủ động, nhanh chóng xác định thiệt hại, bồi thường và trả tiền bảo hiểm cho bên mua, người thụ hưởng bị thiệt hại. Đơn vị này cho biết các doanh nghiệp bảo hiểm đã dồn toàn lực, huy động nhân lực, tập trung cao nhất đến trực tiếp hiện trường tại khu vực xảy ra thiệt hại. Qua đó, doanh nghiệp chủ động nắm bắt nhanh, chính xác tình hình tổn thất, giám định, tạm ứng bồi thường, hỗ trợ khách hàng nhanh chóng khắc phục hậu quả.

Cùng với đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã bổ sung nhân sự, trực hotline để sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7, nhằm ghi nhận thông báo thiệt hại và tư vấn khách hàng triển khai các thủ tục để được chi trả bồi thường bảo hiểm.



>>>> Xem thêm:

Mong là các công ty bảo hiểm thực hiện đúng hợp đồng bảo hiểm
Các doanh nghiệp Còn tư nhân thì ráng chịu, vì không đóng bảo hiểm. Cái cần thiết đóng 10 năm dùng 1 lần thôi, giá cũng đâu có đắt.


Chuyên gia Trần Nguyên Đán, giảng viên Đại học Kinh tế TP HCM lý giải, thực tế loại
bảo hiểm rủi ro mọi tài sản với chung cư chưa phổ biến tại thị trường Việt Nam.
 
Hạng D
16/11/20
2.984
9.486
113
38
Tam tai của sao kê phông bạt, thất hạn của bảo hiểm rủi ro. Mà thấy toàn cam kết cho NV ghi nhận, đánh giá kịp thời tác hại thôi chứ việc xác minh xong, chi trả thấy mấy anh lờ qua quá đi.