Hạng C
18/10/14
594
616
93
Mới đây nhất là vụ tai nạn thương tâm ở Đà Nẵng làm 4 người chết, 3 người bị thương nặng. Vụ tai nạn xảy ra khi xe ô tô con đi qua ngã tư thì bị xe khách đâm vào và đẩy đi khoảng 50m.


Đôi khi bạn lúng túng với những đường ưu tiên, không ưu tiên, với các ngã ba, ngã tư, vòng xuyến…và không biết có nên cho xe đi trước hay không, nhường đường như thế nào, tránh xe ở các đường giao nhau ra sao…Những điều này sẽ được giải đáp khi bạn nắm được bảy nguyên tắc xử lý sa hình.

Sa hình là việc bố trí các xe đi với những tình huống giao thông như thường gặp trên thực tế xe chạy.

Giải sa hình (xử lý tình huống giao thông) là người điều khiển phương tiện giao thông phải vận dụng tổng hợp các kiến thức về Luật giao thông đường bộ, chọn cách đi đúng Luật.

Đối với các sa hình phức tạp ở các loại đường khác nhau, trước khi xử trí, chọn cách đi cho các phương tiện đúng Luật, cần phải phân tích đặc điểm đường sá (đường rộng hay hẹp, ưu tiên hay không ưu tiên, đường giao nhau là ngã ba, ngã tư hay thành vòng xuyến), đặc điểm của phương tiện (có những loại phương tiện nào, phương tiện đang đứng ở vị trí nào và muốn rẽ theo hướng nào), các loại biển báo nào có ở trên đường sắp di chuyển tới.

Khi đã quan sát đặc điểm của sa hình, người điều khiển xe cần điều khiển xe theo bảy nguyên tắc xử lý sa hình như sau:

1. Xe có đường riêng

Các loại xe có đường riêng như: Tàu hỏa, tàu điện hay xe ôtô buýt, khi đường riêng cắt ngang đường bộ thì quyền ưu tiên thuộc về các loại phương tiện chạy trên đường riêng.

hinh_1_fjhq.jpg

Hình 1.
Trên hình 1: Tàu hỏa có đường riêng được đi trước, xe ôtô con phải dừng lại nhường đường.

hinh_2_nuue.jpg

Hình 2.
Trên hình 2: Khi băng qua đường riêng, phải lựa chọn có đủ khoảng cách từ giới hạn đường riêng đó đến đuôi xe liền trước không nhỏ hơn 1,5a ( a là chiều dài thân xe).

2. Quyền bình đẳng các xe trên đường giao nhau

Khi tới đường giao nhau, xe thô sơ và xe cơ giới đều có quyền bình đẳng ngang nhau, xe nào vào nơi đường giao nhau trước thì xe đó được đi trước.

hinh_6_utow.jpg

Hình 6.
Trên hình 6:Xe lam vào nơi đường giao nhau trước, do đó được đi trước mặc dù xe ôtô cứu thương là xe có quyền ưu tiên theo Luật Giao thông đường bộ. Sau đó đến xe ôtô cứu thương và cuối cùng là xe ôtô con.

3. Xe ưu tiên theo Luật Giao thông đường bộ

Một số xe cơ giới có quyền ưu tiên, được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới, theo thứ tự ưu tiên.

hinh_3_duad.jpg

Hình 3.
Trên hình 3: Xe ôtô cứu thương có quyền ưu tiên theo Luật Giao thông đường bộ nên được đi trước. Xe mô tô đi trên đường ưu tiên vẫn phải nhường đường cho xe cứu thương.

hinh_4_hssv.jpg


Hình 4.
Trên hình 4: Xe ôtô chữa cháy được quyền ưu tiên đi trước các xe khác khi qua đường giao nhau theo thứ tự ưu tiên thứ nhất, do đó theo hướng mũi tên xe ôtô chữa cháy.

hinh_5_ppdo.jpg


Hình 5.
Trên hình 5: Xe ôtô công an (CA) là xe có quyền ưu tiên theo Luật Giao thông đường bộ nên được đi trước mặc dù xe ôtô con và xe ôtô tải đang đi trên đường ưu tiên. Khi xe ôtô công an đã đi phía bên phải xe ôtô con không vướng nên được quyền đi tiếp theo. Lúc này phía tay phải xe ôtô khách không vướng, lẽ ra được đi nhưng xe ôtô tải đang đi trên đường ưu tiên do đó được đi trước, xe ôtô khách đi sau cùng.

4. Xe ở trên đường ưu tiên

Tại những nơi giao nhau giữa một đường ưu tiên và một đường không ưu tiên hoặc giữa một đường chính và một đường phụ thì quyền ưu tiên dành cho xe chạy rên đường ưu tiên và trên đường chính bất kỳ từ hướng nào tới.

hinh_7_jisw.jpg


Hình 7.
Trên hình 7: Xe ôtô con đang đi trên đường ưu tiên nên mặc dù trên phải vướng xe ôtô khách vẫn được đi trước, sau đó đến xe ôtô tải và cuối cùng là xe ôtô khách.

5. Xe có quyền bên phải

Khi các xe đến đường giao nhau đồng cấp, cùng một lúc thì xe nào rẽ phải và bên phải không vướng sẽ được đi trước.

hinh_8_jtur.jpg

Hình 8.
Trên hình 8: Xe ôtô tải và xe ôtô khách đều rẽ phải nên cùng được ưu tiên đi trước, xe ôtô con rẽ trái đi sau cùng.

hinh_9_ocda.jpg

Hình 9.
Trên hình 9: Bên phải các xe ôtô đều vướng, chỉ có xe môtô bên phải không vướng nên được đi trước, tiếp theo là xe ôtô tải,rồi đến xe ôtô khách và cuối cùng là xe ôtô con.

6. Xe cùng đoàn, cùng hướng

Các xe đi cùng đoàn, cùng hướng thì khi xe đầu đoàn đã vào phần đường giao nhau, các xe cùng đoàn được ưu tiên bám theo nhau để qua đường giao nhau.

hinh_10_wbpm.jpg

Hình 10.
Trên hình 10: Xe số 2 đi đầu đoàn đã vào phần đường giao nhau nên được đi trước, xe số 3 và xe số 4 cùng đoàn được.

7. Hai xe đi ngược chiều nhau

Khi các xe đến đường giao nhau đều cùng một lúc, thì những xe rẽ trái phải nhường đường cho xe đi thẳng và xe rẽ phải đi trước.

hinh_11_zwha.jpg


Hình 11.
Trên hình 11: Xe ôtô tải rẽ phải được đi trước, xe ôtô con rẽ trái phải nhường đường cho xe ôtô khách đi thẳng, xe ôtô con đi sau cùng.

* Thông tin bài viết tham khảo từ Giáo trình đào tạo người lái xe mô tô hai bánh của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
 
Hạng D
4/2/08
4.601
6.473
113
TPHCM
mấy cái này để thi lý thuyết và phân xử khi có tai nạn, còn thực tế thì anh nào cứng thì đi trước, anh nào nhát tay thì cứ từ từ bò...
 
  • Like
Reactions: quangtienpham
Hạng B2
8/2/12
240
907
103
Quên cái vụ giải sa hình đi bác, ở VN ra đường chẳng thằng nào nghĩ tới cái vụ đường ưu tiên đâu, mình tự lo cho mình thôi, qua đường giao nhau thì phải nhìn phải, nhìn trái, chân thủ thắng, đường khuất thì cứ phải stop 1 cái rồi quan sát trước khi qua.
 
Hạng B2
24/12/09
103
8
18
15
Lý thuyế nhưng khi tai nạn xảy ra thì áp dụng để xác định lỗi đó nha
 
  • Like
Reactions: nt.08437
Hạng B2
7/4/15
152
269
93
48
Xe 2b có áp dụng số 6. Xe cùng đoàn cùng hướng được không các bác ? :3dcuoi:
 
Hạng D
15/11/10
2.469
2.612
113
Xe ai chấm cao hơn thì ưu tiên hơn :D Ra giao lộ em 1.0 với anh 2.5 đua thử :D