Hạng D
2/12/03
1.895
4.495
113
Vietnam
Quận 1 (TP.HCM) có đến 11 tuyến đường ngập khi mưa, rút nước trước 30 phút. Các quận, huyện khác có 1-4 tuyến đường.

9 tháng đầu năm, toàn TP.HCM có 30 tuyến đường ngập khi mưa

Ảnh VnExpress
Theo báo cáo về tình hình thoát nước năm 2024 ở TP.HCM của Sở Xây dựng TP.HCM, qua tổng hợp tình hình mưa, ngập nước do mưa tính đến ngày 30-9, TP.HCM có 30 tuyến đường ngập trong mưa, thời gian nước rút trước 30 phút.

Cụ thể, quận 1 có 11 đường ngập trong mưa, gồm Calmette, Nguyễn Cư Trinh, Cống Quỳnh, Nguyễn Văn Cừ, Lê Lai, Lê Thánh Tôn, Trương Định, Lê Lợi, Phạm Ngũ Lão, Phạm Viết Chánh, Lê Thị Riêng.

Quận Bình Thạnh có 4 đường gồm Ung Văn Khiêm, Đinh Bộ Lĩnh, Bạch Đằng, Bình Quới.

Quận Gò Vấp có 4 đường gồm Phạm Văn Chiêu, Lê Văn Thọ, Lê Đức Thọ, Phan Huy Ích.

Quận Bình Tân có 3 đường gồm Tân Hòa Đông, Phan Anh, An Dương Vương.

Quận 12 có 2 đường là Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Quá. Huyện Hóc Môn có 2 đường là Song hành quốc lộ 22 và Bà Triệu.

Các đường Nguyễn Thiện Thuật (quận 3), 3 Tháng 2 (quận 10), Trường Sơn (quận Tân Bình) và quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh) cũng ngập trong mưa.

546253bb26509f0ec641.jpg

Người dân đẩy xe chết máy trên đường Đỗ Xuân Hợp (TP Thủ Đức) sau cơn mưa lớn - Ảnh: CHÂU TUẤN

Cùng kỳ năm 2023, số tuyến đường bị ngập trong mưa, thời gian rút nước trước 30 phút là 28 tuyến.

Ngoài 30 tuyến đường ngập trong mưa kể trên, TP.HCM còn 2 tuyến đường ngập theo tiêu chí (độ sâu, diện tích ngập, thời gian nước rút... - PV), gồm Nguyễn Văn Khối (quận Gò Vấp) và Võ Văn Kiệt - Hồ Học Lãm (quận Bình Tân).

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, nguyên nhân gây ngập chủ yếu là cường độ mưa lớn trong thời gian ngắn kết hợp địa hình trũng thấp cục bộ; hệ thống cống hiện hữu thiếu đồng bộ do đầu tư qua nhiều giai đoạn làm giảm tốc độ dòng chảy từ thượng lưu đến hạ lưu.

Bên cạnh đó, tình trạng xả rác, chất thải rắn lấp bít miệng thu và xả thải dầu, mỡ chưa qua xử lý lắng, lọc cũng là nguyên nhân gây ngập.

Hiện các tuyến đường ngập đều đã có kế hoạch thực hiện dự án để giải quyết.

Trước mắt, Sở Xây dựng TP.HCM chỉ đạo Trung tâm Hạ tầng kỹ thuật thực hiện nạo vét các tuyến cống, cửa xả, kênh rạch bị bồi lắng, đặc biệt ưu tiên các vị trí thường xuyên bị ngập nhằm đảm bảo thông thoáng dòng chảy.

Đồng thời, việc vớt rác miệng thu hố ga, khơi thông các vị trí cống bị tắc nghẽn, sửa chữa các vị trí cống xuống cấp, thay thế các nắp bê tông bằng lưới sắt, mở rộng miệng thu nước... cũng được triển khai.

Ngoài ra, các đơn vị cần ứng dụng công cụ cảnh báo ngập trực tuyến và ra quyết định (FEDS) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.

Để giải quyết căn cơ, theo Sở Xây dựng TP.HCM, cần đẩy nhanh các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cầu đường, lắp đặt thay thế hệ thống thoát nước đầu tư đã lâu bị xuống cấp do các chủ đầu tư đang triển khai thực hiện.

Có thể xem tại đây:

>>>> Xem thêm:
Thống kê này có bị thiếu quá không vậy :D
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
24/6/13
278
1.147
98
Một con số thống kê thật kinh khủng, kèm theo các hình ảnh minh họa. Giờ nghĩ tới ra ngoài, bị kẹt xe, thêm ngập lụt là hết muốn luôn....nên chỉ biết gõ bàn phím và shopping online thôi.
 
Hạng F
24/2/20
5.094
8.718
113
37
Kakaka sao em nghe ai đó nói tp chỉ có 1 điểm ngập và có 1 vụ ùn tắc trong 1 năm thôi mà.
 
Hạng B2
27/5/13
452
2.166
93
Vậy cuối cùng thì Quợn nào bèo nhèo ngập ngụa trong nước lụt nhất :D :D :D
 
Hạng B2
8/2/22
453
681
93
Thủ Đức đâu rồi các bác? Thấy mưa toàn ngập Thủ Đức mà báo cáo không có là sao :D
 
  • Like
Reactions: minhhai00
Hạng D
9/2/18
3.675
5.588
113
42
Bà Rịa Vũng Tàu
Không mở rộng, vệ sinh nạo vét kênh mương thì khó nói lắm, đâm đầu vô công trình cầu đường thì cũng vậy thôi.
Thôi sắm lu trữ cho lẹ
 
Hạng B2
18/3/15
405
619
93
Vừa nhập kho tư lệnh chỉnh trang đô thị rồi, hy vọng sẽ khá hơn...