Giao Thông
22/3/19
1.111
2.713
131
34
Chiều 6/6, lửa phát ra từ bãi giữ xe vi phạm, tang vật của CSGT TP.HCM ở TP Thủ Đức. Ngọn lửa khiến khoảng 300 xe máy và 4 ô tô bị thiêu rụi, cột thép, mái tôn nhà kho bị biến dạng, võng xuống. Vậy trong vụ việc này, ai có thể phải chịu trách nhiệm với số phương tiện bị thiêu rụi trên?

Screen Shot 2022-06-07 at 10.16.56.png


khoảng 13 giờ 30 ngày 6.6, tại bãi tạm giữ xe vi phạm thuộc PC08 - Công an TP.HCM (khu phố 6, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM) xảy cháy lớn, nhiều xe máy bị thiêu rụi.

PC08 cho biết, phương tiện bị cháy chủ yếu là xe máy tang vật hoặc xe vi phạm luật Giao thông được PC08 tạm giữ tại bãi xe. Đơn vị này đang phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra nguyên nhân vụ cháy.

PC08 hoặc người đang trực tiếp quản xe phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Luật sư (LS) Trần Minh Cường (Đoàn LS TP.HCM) cho biết, theo các quy định tại Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính, cũng như quy định tại Nghị định 31/2020 (sửa đổi, bổ sung nghị định 115/2013) thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu.

Screen Shot 2022-06-07 at 10.15.57.png

Hàng trăm phương tiện bị cháy rụi
Trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 349, Bộ luật dân sự năm 2015, nghĩa vụ của bên cầm giữ là bảo quản tài sản cầm giữ, không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ. Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ và phải bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.

Như vậy, theo LS Cường, trong trường này phía PC08 hoặc người đang trực tiếp bảo quản xe của người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Screen Shot 2022-06-07 at 10.16.08.png

Hơn 20 xe chữa cháy cùng gần 130 chiến sĩ đến hiện trường hỗ trợ dập tắt đám cháy

Có thể khởi kiện nếu không thương lượng bồi thường

Theo LS Lê Trung Phát, về trách nhiệm tạm giữ, Nghị định 31/2020 (sửa đổi, bổ sung nghị định 115/2013) đã quy định rõ hơn về nơi tạm giữ tang vật là nhà, kho, bãi.

Theo đó, nơi tạm giữ là nhà, kho bãi phải bảo đảm an toàn, an ninh trật tự; có hàng rào bảo vệ, nội quy ra, vào, nội quy về bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy và bảo đảm khô ráo, thoáng khí.

Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện ở ngoài trời thì phải bố trí mái che hoặc có các biện pháp phòng, chống mưa, nắng; Có hệ thống thiết bị chiếu sáng. Vì vậy trách nhiệm của người ra quyết định tạm giữ tang vật sẽ rất cao, nhằm hạn chế thiệt hại xảy ra.

1654512791-498-1654508442-769-thumbnail-width740height555-1654512792-width740height555.jpeg

Ngọn lửa và cột khói cao hàng chục mét

Bên cạnh đó, LS Phát cũng lưu ý, không thể bỏ qua vai trò của các đơn vị bảo hiểm. Vì hiện nay theo quy định, các chủ xe máy phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc. Bởi nếu chủ xe có mua bảo hiểm TNDS bắt buộc, việc bồi thường xe thiệt hại sẽ căn cứ vào mức bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm.

“Như vậy, trước tiên cần phải làm rõ nguyên nhân vụ cháy, làm rõ người chịu trách nhiệm trong việc để bãi tạm giữ xe cháy. Từ đó mới xác định được ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường. Có hay không có việc các đơn vị bán bảo hiểm sẽ phải bồi thường hay chỉ có bên PC08 bồi thường”, LS Phát cho biết.

Riêng đối với các chủ xe, cần chuẩn bị giấy tờ xe, giấy tờ tùy thân, biên bản xử phạt vi phạm hành chính để làm cơ sở liên hệ giải quyết bồi thường. “Trường hợp các bên không tự thương lượng giải quyết được, thì bên bị thiệt hại có thể khởi kiện vụ án dân sự ra tòa để được giải quyết theo quy định của pháp luật”, LS Phát cho biết thêm.

Xem thêm:
Theo Thanh niên
 
Hạng D
16/11/20
2.971
9.426
113
38
Hic, để xem, thống kê thiệt hại, xem BH dân sự, xem mức đền bù bao nhiêu rồi tiếp tục thỏa thuận đền bù. Không chịu thì khởi kiện. Nội thời gian quy trình cho cái vụ này em nghĩ hơn cả năm là nhanh, cái BH tự nguyện chỉ mua cho vui chứ mà bắt nó đền thì đừng có mà mơ, rồi tới anh CA, bắt đền CA ...nghĩ thôi đã thấy mission impossible rồi. Cả năm đi lên đi xuống cho cái xe mấy chục triệu thì .....ai hóng vụ này chìm xuồng luôn không. Huề cả làng cho vui. Rồi lỡ mấy anh CA điều tra nguyên nhân do nguyên nhân bất khả kháng (sét đánh) hay do một cái xe vi phạm nào đó chập mạch thì mấy ảnh vô can, không có trách nhiệm luôn.
 
LOG confirmed
Hạng C
24/2/12
890
30.226
93
Luật sư phát học đâu mà nói tào lao vậy?

"LS Phát cũng lưu ý, không thể bỏ qua vai trò của các đơn vị bảo hiểm. Vì hiện nay theo quy định, các chủ xe máy phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc. Bởi nếu chủ xe có mua bảo hiểm TNDS bắt buộc, việc bồi thường xe thiệt hại sẽ căn cứ vào mức bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm"
 
Hạng B2
3/9/13
276
216
43
HCM
Luật sư phát học đâu mà nói tào lao vậy?

"LS Phát cũng lưu ý, không thể bỏ qua vai trò của các đơn vị bảo hiểm. Vì hiện nay theo quy định, các chủ xe máy phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc. Bởi nếu chủ xe có mua bảo hiểm TNDS bắt buộc, việc bồi thường xe thiệt hại sẽ căn cứ vào mức bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm"
Theo mình hiểu, BH trách nhiệm dân sự bắt buộc là để bồi thường cho người ngồi trên xe có vấn đề tai nạn. Còn đây là cái xe. Nếu LS nói bảo hiểm vật chất hay bảo hiểm thân vỏ xe thì còn hiểu được...
 
Hạng B2
28/7/14
267
2.710
93
48
Hạng D
21/12/17
1.854
2.849
113
41
Bên cạnh đó, LS Phát cũng lưu ý, không thể bỏ qua vai trò của các đơn vị bảo hiểm. Vì hiện nay theo quy định, các chủ xe máy phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc. Bởi nếu chủ xe có mua bảo hiểm TNDS bắt buộc, việc bồi thường xe thiệt hại sẽ căn cứ vào mức bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm.
Theo mình hiểu là bảo hiểm TNDS bắt buộc do mình mua, thì nó sẽ bồi thường cho bên do mình gây tai nạn, mà được xác định là mình có lỗi (bồi thường cho cả người lẫn tài sản).

Còn nếu bên kia có lỗi, thì bảo hiểm TNDS bắt buộc do họ mua sẽ đền cho mình.

Còn trường hợp này là do xe đang đậu trong bãi mà bị cháy, thì ai có nhiệm vụ bảo quản cái bãi xe đó sẽ có trách nhiệm bồi thường, chứ bảo hiểm TNDS bắt buộc của các chủ xe thì không liên quan gì ở đây.

Trường hợp này, nếu muốn bảo hiểm đền thì phải là bảo hiểm tự nguyện, giống như bảo hiểm thân vỏ trên ô tô, đồng thời vụ việc phải được xác định là do tai nạn, sự cố gì đó, chứ không do lỗi của con người gây ra.

Mà thật đáng tiếc là đối với xe máy, bảo hiểm bắt buộc còn chẳng có mấy ai muốn mua, nói gì đến bảo hiểm tự nguyện.

Tóm lại vụ này ai có xe bị cháy thì giải pháp tốt nhất là... nên chuẩn bị mua xe mới.