Hạng B2
11/2/15
289
513
93
46
HCM CITY
Niên đại Hồng Bàng: “Thời kỳ Hồng Bàng theo truyền thuyết và dã sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879 TCN, là niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay). Về sau người Việt chỉ thấy có ở miền Bắc Việt Nam ngày nay, có thể một phần do sự lấn áp của các tộc người Hoa Hạ từ phương Bắc. Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỉ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, đẻ một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua. Theo thuyết này, người ta cho rằng từ Lạc Long Quân về sau, nước Xích Quỉ được chia ra thành những nước nhỏ, gọi là Bách Việt, dù điều này không có ghi chép lịch sử xác nhận. Đầu thời kỳ đồ đồng, người Việt gồm khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng núi miền Bắc và miền châu thổ sông Hồng và hơn 12 nhóm Âu Việt sống ở vùng Đông Bắc. Để tiện việc trao đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống lại kẻ thù… những bộ lạc Lạc Việt dần được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người đứng đầu tự xưng là Hùng Vương. Có ít nhất 18 đời Hùng Vương cai trị trong thời đại Hồng Bàng, cho đến năm 258 TCN. Các thông tin về các đời vua Hùng dựa nhiều trên các truyền thuyết. Cũng có nhiều bằng chứng khảo cổ học như trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở miền bắc Việt Nam có cùng niên đại với thời kỳ Hồng Bàng, thể hiện một nền văn hóa đồ đồng rất phát triển (văn hoá Đông Sơn). 18 đời vua Hùng: 01. Hùng Vương (tức Kinh Dương Vương – Lộc Tục) 02. Hùng Hiền (tức Lạc Long Quân – Sùng Lãm) 03. Hùng Lân 04. Hùng Việp 05. Hùng Hy (Hi) 06. Hùng Huy 07. Hùng Chiêu 08. Hùng Vỹ (Vĩ) 09. Hùng Định 10. Hùng Hy (Hi) 11. Hùng Trinh 12. Hùng Võ 13. Hùng Việt 14. Hùng Anh 15. Hùng Triều 16. Hùng Tạo 17. Hùng Nghị 18. Hùng Duệ …” Như vậy, theo tôi vua Đế Minh (không rõ tên họ), sinh ra Lộc Tục (làm vua hiệu là Kinh Dương Vương), Lộc Tục sinh ra Sùng Lãm (làm vua hiệu là Lạc Long Quân). Tôi mới suy luận là: tên họ và hiệu khi làm vua là không giống nhau (ví dụ: Nguyễn Huệ (họ Nguyễn, có anh là Nguyễn Nhạc), làm vua lấy hiệu là Quang Trung. Nên họ của vua Quang Trung là họ Nguyễn). Do đó, vua Hùng Vương đầu tiên của nước ta – hiệu khi làm vua là Kinh Dương Vương – có tên họ Lộc Tục, thì họ tất nhiên sẽ là: Lộc. (Có người sẽ hỏi, con của Lộc Tục tại sao không phải là Lộc Lãm mà là Sùng Lãm? Lý do rất đơn giản: vì ngày xưa theo chế độ Mẫu hệ, con lấy họ mẹ chứ không lấy họ cha!) Tuy nhiên, (tôi lại suy luận tiếp, có thể không chính xác) sau khi được cha chia ra 2 cõi riêng biệt trị vì Bắc-Nam. Kinh Dương Vương muốn tạo nên một triều đại mới của mình, nên mới đặt thêm danh xưng vương mới là “Hùng Vương”, bắt đầu bằng chữ “Hùng”, (giống như trong cách đặt tên của vua Minh Mạng – bài Đế Hệ Thi – sau này vậy: Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh – Bảo, Quý, Định, Long Trường – Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật – Thế, Thoại, Quốc, Gia, Xương. Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ, mỗi chữ là tên đầu (chứ không phải họ) cho một ông vua kế vị.) nên sau Hùng Vương thì có: Hùng Hiền, Hùng Lân, Hùng Việp, v.v… (các đời vua Hùng tiếp theo). Vậy “Hùng” là tên đầu (chứ không phải họ) của 18 đời vua Hùng Vương. Tóm lại, theo những suy luận “vỉa hè” của tôi, họ của vua Hùng đầu tiên chính là: Lộc.
P/s:Tài liệu chỉ có giá trị tham khảo,không có giá trị khẳng định hay phủ định.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
15/11/10
2.469
2.612
113
Liên quan gì trên đường thiên lý, xe cộ các kiểu :eek: ?!??
 
Hạng B2
11/2/15
289
513
93
46
HCM CITY
Liên quan gì trên đường thiên lý, xe cộ các kiểu :eek: ?!??
Không nhất thiết là phải liên quan đến xe,10/3 cả nước nghỉ ăn giỗ,giỗ ai,từ đâu mà có ta phài tìm hiểu,phải tự khai sáng cho chính mình.
 
Hạng D
5/2/15
3.616
6.507
113
56
TP.Hồ Chí Minh
Không nhất thiết là phải liên quan đến xe,10/3 cả nước nghỉ ăn giỗ,giỗ ai,từ đâu mà có ta phài tìm hiểu,phải tự khai sáng cho chính mình.
10/3 AL giỗ ông đầu tiên hay ông cuối cùng vậy bác? Không lẽ cả 18 ông đều hy sinh trùng 1 ngày? Em mong lung quá, vì sợ cúng nhầm tên! Giỗ ông 1 mà 18 ông đến thụ hưởng thì e không công bằng chút nào? :D
 
Hạng B2
19/2/19
185
61
56
Giỗ tổ vua Hùng đi du lịch các kiểu nhưng các bác nhớ nhẹ tay lái và vững vàng chân thắng để nó ko biến thành ngày giỗ của mình nhé :D
 
Hạng B2
11/2/15
289
513
93
46
HCM CITY
10/3 AL giỗ ông đầu tiên hay ông cuối cùng vậy bác? Không lẽ cả 18 ông đều hy sinh trùng 1 ngày? Em mong lung quá, vì sợ cúng nhầm tên! Giỗ ông 1 mà 18 ông đến thụ hưởng thì e không công bằng chút nào? :D
Hùng Vương không có thực Trong các tôn giáo Nam Kỳ thì Cao Đài có thờ Hùng Vương. Hoà Hảo không thờ Hùng Vương được thờ ở Báo Quốc từ, ngôi từ này thành lập ngày 01-01-1955, cách chợ cũ Long Hoa về phía Bắc độ hơn trăm thước Cao Đài được lập nhờ cầu cơ và họ có cầu cơ... Hùng Vương Hùng Vương xuất hiện năm 1492 thời vua Lê Thánh Tôn Hùng Vương là một nhơn vật nghiên cứu kỹ là không có thực,một nhơn vật “huyền sử" tức mơ hồ Chí sĩ Phan Bội Châu trong cuốn “Việt Nam quốc sử khảo” có bàn về chuyện”Ai là Tổ nước ta? Người ta với sử nước ta “ hồi 1934 viết vầy nè : “…Sử nước ta từ đời Thái cổ trước Tây lịch 2879 năm cho đến sau Tây lịch 111 năm, tất thảy là việc truyền văn: bảo rằng Hồng Bàng thị mà không biết có Hồng Bàng thị hay không, bảo rằng Lạc Long Quân mà không biết có Lạc Long Quân hay không. Bởi vì lúc đó nước ta chưa có văn tự, chưa có sử sách, chỉ theo ở miệng truyền tai nghe. Nói rằng: người đẻ ra trăm trứng, nửa thuộc về loài rồng, nửa thuộc về loài tiên, cứ theo sinh lí học mà suy ra, thiệt là theo lối thần quỷ mê tín, không đích xác gì. Đến như Hùng Vương 18 đời, thời cũng thảy truyện truyền văn, chớ không biết có thiệt không. Qua đời Hùng Vương mà đến An Dương Vương là người nước Ba Thục. Sau đời An Dương Vương tiếp lấy Triệu Võ Đế, tức là Triệu Đà.... Sách xưa có câu: ‘Vô trưng bất tín’, nghĩa là không có chứng cớ thì không lấy gì làm tin được. Sử nước ta trở về trước nhiều điều vô trưng, thời bỏ quách đi e có lẽ đúng hơn…” Học giả Dương Bá Trạc (1884-1944) là một người Bắc Kỳ chánh gốc viết : “…Sử cũ chép năm 2862 trước Thiên Chúa giáng sinh, cháu thứ ba đời vua Thần Nông nước Tàu tên là Đế Minh đi tuần phương nam đến Ngũ lĩnh lấy bà Vụ Tiên, sinh vua Kinh Dương, vua Kinh Dương sinh vua Lạc Long, vua Lạc Long lấy bà Ẩu Cơ sinh trăm con giai, ấy là tổ trăm đất Việt; lấy thế làm gốc giống người Việt Nam thì nói hoang đường quá; chẳng qua lúc đầu mờ mịt, mới đặt để ra những truyện thần quái, khoe người mình là giống thánh nòi tiên; có lẽ nào một người mà đẻ ra trăm con, rồi sinh sản ra khắp được cả nước; câu ấy thật không đủ tin...” Phan Bội Châu không nghĩ rằng Hùng Vương là có thực, phủ nhận sự tồn tại của Hùng Vương Cái thuyết Hùng Vương là thuyết tuyên truyền,tuyên giáo của triều đình nhà Lê hồi xưa nhằm đề cao lòng ái quốc ái thương nòi Vì bằng chứng rõ ràng nhứt là thuyết Hùng Vương xuất hiện trong “Lĩnh Nam chích quái” hồi năm 1492 thuộc đời Hậu Lê của hoàng đế Lê Thánh Tôn Tức trước đó thờ Lê Lợi ,thời "Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập" không hề có khái niệm Hùng Vương Lê Thánh Tôn trị vì từ tháng 6 năm 1460 đến tháng 3 năm 1497 Thời kỳ cai trị của ông vua này có thể gọi là nước giàu binh mạnh.Đặc biệt vương quốc Chàm ná thở với ông Hoàng đế này rất oai hùng trong đối ngoại thì cũng khôn khéo trong đối nội Để có thể huy động hàng trăm ngàn lính thì cần phải đoàn kết dân tộc Đã có tình trạng dân Việt đồng hóa dân Chàm bằng hôn nhơn nên vua Lê Thánh Tôn cần có thuyết đề cao nguồn cội Trong những năm cai trị đầy oai lực đó “Lĩnh Nam chích quái” và thuyết Hùng Vương đã xuất hiện năm 1492 Như vậy là tuồng cải lương “Tiếng trống Mê Linh” có cảnh dân chúng cùng bà Trưng đánh trống giỗ tổ Hùng Vương là chuyện không đúng sự thực Trong suốt thời các chúa Nguyễn thì sử ít nhắc tới Hùng Vương ,các vua Nguyễn cũng không nhắc trong sử,không có lễ lạc gì lớn Nhưng có thờ trong một cái miếu Tại kinh đô Huế của nước Đại Nam có miếu Miếu Lịch Đợi( Lịch Đại Đế Vương),trong miếu này tại gian tả nhứt (gian bên trái kề chánh gian) thờ các vị vua khai sáng nuớc Việt: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương, Sĩ Vương, Đinh Tiên Hoàng Trên một tấm bia ở đền Hùng Vương tỉnh Phú Thọ ghi việc giỗ Hùng Vương bắt đầu từ thời vua Khải Định năm 1917 Nhưng trên nghi môn Đền Thượng núi Nghĩa Lĩnh Phú Thọ lại ghi bốn chữ đại tự “Nam Việt triệu tổ”cho đền Hùng Vương .cái này không hợp lý .Đáng lẽ phải là “Hùng Vương quốc tổ” or “Hồng Bàng quốc tổ” mới trúng Tại Nam Kỳ thì Hùng Vương không có trong tâm trí và tâm linh người xứ Nam Người Nam thinh thang một xứ,tâm linh một vùng,không cần phải diễn cái thuyết tuyên giáo đó.Quyền lợi tối thượng,đất nào nuôi ta thì ta thờ thần,thờ tiền hiền xứ đó Nam Kỳ trước 1954 ko có dấu vết Hùng Vương Trường Hùng Vương ở quận 5 đối diện xeo xéo bên kia đường là Đại học Y Dược xây năm 1930 với tên ban đầu là Trường Sơ cấp tiểu học Chợ Lớn, rồi Tiểu học Đỗ Hữu Phương ,sau 1954 thành trường Hùng Vương Bịnh viện phụ sản Hùng Vương ban sơ là nhà bảo sanh Chợ Lớn thuộc khoa sản của bịnh viện Lalung Bonaire (nhà thương Nam Việt),năm 1958 đổi tên thành bảo sanh viện Hùng Vương Cái đền thờ Hùng Vương trong Sở Thú có từ sau 1954 thôi,trước đó là Đền kỷ niệm (Temple de Souvenir) Những đền Hùng Vương ở Nam Kỳ có hầu hết sau 1954 Lai về Cao Đài Tại Tây Ninh,Cao Đài có cái đền “Báo Quốc từ”có thờ Hùng Vương. Ngôi miếu thờ này xây xong trong năm 1955,tức về chánh thức Cao Đài cũng "cúng" mừng 10 tháng 3 sau 1954 Trên bàn thờ chánh có chữ “Hùng Vương Quân Chi Thuỷ”. Bên dưới các hàng chữ này còn có hình thờ của ba vị vua triều Nguyễn là: Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân.Có hoàng thân Cường Để và Trình Minh Thế Không có hình Gia Long và các chúa Nguyễn, không có tên các anh hùng Nam Kỳ cụ thể nào, họ kêu chung là "Cứu quốc công thần, Chiến Sĩ Trận Vong" Ngày 10/3 AL Cao Đài giỗ " tổ " Người Cao Đài làm gì cũng “cầu cơ”,có thể nói với đạo này,văn minh và túi khôn nhơn loại mà họ học được là nhờ cầu cơ,gọi hồn tất cả danh nhơn nào mà họ muốn Như nói ở trên Cao Đài từng cầu cơ Hùng Vương-một nhơn vật hư cấu Họ mập mờ trong viết lách tuyên truyền .
P/s:Theo internet.
 
Hạng D
21/8/08
1.615
459
83
SG
FB Nguyễn Gia Việt

Tổ đại bác thụt hoài không tới

Ko nhứt thiết ngày mùng 10 tháng 3 mới nhớ tổ tiên,ta có tổ tiên trên bàn thờ và ngày nào cũng đốt nhang kỉnh tổ tiên ông bà
Trong nhà người Nam Kỳ hay đề chữ 九 玄 七 祖 Cửu Huyền Thất Tổ trên bàn thờ
Đó là tổ tiên của chúng ta
Cửu huyền là chín đời máu huyết ,là cửu tộc, gồm : Cao, Tằng, Tổ, Khảo, Kỷ, Tử, Tôn, Tằng, Huyền.
Có nghĩa trên mình bốn bực là: ông Sơ, ông Cố, ông Nội, Cha, giữa là mình và dưới mình bốn bực nữa là: Con, Cháu, Chắt, Chít
Thất Tổ là tổ tiên bảy đời ,tính từ ông nội của mình đi ngược lên sáu đời nữa
Cửu Huyền (Nho) và Thất Tổ (Phật ) đan xen với nhau
Thực tế dân Nam Kỳ không trọng và bày ra dòng tộc như Bắc Kỳ
Theo nguyên tắc người Nam Kỳ chỉ thờ và làm đám giỗ trên bàn thờ có 4 đời thôi .Qua hết ông bà sơ .
Có câu “Ngũ đại mai thần chủ”,tức đời thứ 5 là đốt bài vị không giỗ nữa
Nhưng thực tế dân Nam Kỳ cúng tới ông bà cố thôi,mà cúng rất nhỏ .Tới ông bà sơ là hết cúng
Có câu 直系 trực hệ ,tức máu mủ ruột rà mới gọi nhau là gần gũi
Thành ra kêu dân Nam Kỳ phải “cúng” tổ Hùng Vương ,phải quay đầu chổng mông hướng về “đất tổ” Phú Thọ, về Hà Nội ,rồi nhịn ăn,hốt của mà cung tiến lễ vật ,cống nộp và “thần phục” kiểu "Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long..." e nó hơi ….bị sến và thường quá
Máu lợt nhách ,không còn dính gen luôn
Nói kiểu đó thì dân Brasil phải có nghĩa vụ gào thét cống nộp cho Bồ Đào Nha,dân Argentina phải bị Tây Ban Nha hốt vét,Huê Kỳ phải triều cống cho Anh mãi mãi sao?
Dân gian Việt Nam có câu " Mồ cha không khóc lại khóc đống mối" để chỉ những người không biết phân biệt giá trị đúng sai thực giả phải trái
Ông sơ còn không thờ,mắc gì đi thờ ông ‘tổ’ xa và lâu mút mùa Lệ Thủy.
Huống hồ Hùng Vương là một mớ huyền sử, "giả sử" tùm lum tà la
Nhơn vật nào có công khai khẩn và góp phần vun bồi cho đất Nam Kỳ này mới là tổ tiên của ta
Ngày nay đâu đó trên đất Nam, xưng quanh xóm làng có những cái mả cổ sụp nứt, tróc núm, có những cái cái đình gần sập, banh nóc vì không có tiền tu sửa có bàn thờ Thành Hoàng, tiền hiền, hậu hiền lạnh tanh
Thưa! Đó là tổ tiên ta đó
Những người hao tốn máu xương khai khẩn, bảo vệ, dựng lên Lục Tỉnh cho con cháu có đất cắm dùi, có miếng đất làm nhà để ở, để chôn mình tới ngày nay
Ngậm ngùi muốn khóc
Các bạn ghé vô cái đình nào đó xá một xá không chừng có ý nghĩa hơn lạy Hùng Vương á
Nói vầy ko có nghĩa xức phạm Hùng Vương
Nhưng chỉ muốn nói rằng, ta lạy tổ có thực chứ ko lạy tổ mơ hồ xa lắc
56947147_801659170205518_3675998960310288384_n.jpg

57024020_801659190205516_1644489213237788672_n.jpg

57029168_801659206872181_2742125563803074560_n.jpg