Những chuyện đáng tiếc xảy ra trong trường học thời gian gần đây đặt ra một câu hỏi lớn về trách nhiệm quản lý và vận hành trong môi trường giáo dục.
Việc nhận trách nhiệm có giải quyết được vấn đề hay những sự việc tương tự lại có thể xảy ra với những nguy cơ đang hiện hữu hàng ngày trong môi trường giáo dục đó?
Chúng ta cần lan toả thông điệp phải
vận hành trường học 1 cách an toàn và có trách nhiệm cụ thể,có hành động thiết thực,có giải pháp đảm bảo an toàn khả thi.
Rất cần sự chia sẻ của mọi người để cùng chung tay lan toả thông điệp này tới các cấp lãnh đạo,các nhà làm giáo dục.
(copy và sharing thoải mái)
AN TOÀN TRONG TRƯỜNG HỌC
NHỮNG RỦI RO CỤ THỂ VÀ PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG
I.LỜI DẪN
An toàn trong trường học là công tác cấp bách phải thực hiện để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra với học sinh và thầy cô . Việc xây dựng nội dung, quy chế hoạt động an toàn trong nhà trường là cần thiết , cũng như cần phải thành lập Ban An Toàn & Vệ Sinh Học Đường để duy trì và thực hiện
II. NHIỆM VỤ/CHỨC NĂNG CỦA Ban An Toàn & Vệ Sinh Học Đường
- Thành lập Ban An toàn & vệ sinh học đường có trách nhiệm xây dựng bộ tiêu chí đánh giả rủi ro trong nhà trường , qua đó xây dựng phương án kiểm tra đánh giá định kỳ , thiết lập và tiến hành các phương án khắc phục để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình dạy và học của học sinh và giáo viên .
- Hiệu trưởng là Trưởng Ban và là người chịu trách nhiệm chính
- Các Trưởng khoa/phòng / Giáo viên chủ nhiệm là thành viên
- Bộ phận hành chính/ bảo vệ là thành viên và là người thực thi các hoạt động. Cơ cấu tối thiểu có 1 người tốt nghiệp trung cấp điện công tác trong bộ phận hành chính/bảo vệ . Trưởng phòng hành chính/bảo vệ là phó ban thường trực
- Định kỳ 1 tháng 1 lần Ban An toàn Vệ sinh học đường đi kiểm tra các hạng mục ( theo chi tiết ở dưới ) , phó ban thường trực hoặc trưởng ban là trưởng đoàn kiểm tra, ít nhất phải có ½ thành viên có mặt tham dự cuộc kiểm tra định kỳ . Trưởng Ban duyệt danh sách kiểm tra định kỳ theo yêu cầu công việc thực tế.
III. XÁC ĐỊNH CÁC NGUY CƠ RỦI RO
- ĐƯA ĐÓN HỌC SINH
- : Có bao nhiêu học sinh nhà trường đưa đón ? Bao nhiêu học sinh phụ huynh đưa đón hoặc tự đi ? Quy trình điểm danh , quy trình thông báo khi học sinh vắng mặt bất thường
- : Có các hợp đồng đưa đón với các bên liên quan không , các phương tiên đưa đón có đảm bao an toàn , được kiểm định định kỳ không ? Lộ trình của các phương tiện đi nhà trường có nắm và theo dõi kiểm soát được không ?
- BAO QUANH TRƯỜNG
- Bao gồm cổng trường , giao thông vào /ra trường có hợp lý không ? Có bị xung đột không ? Giờ cao điểm /thấp điểm ? Phương án phân luồng giao thông đã có hay chưa ?
- Cổng trường có an toàn không ? Khả năng cánh cổng có bị đổ hay không ? Mức độ vững của cánh cổng ? Cơ cấu chuyển động , bánh xe , bản lề cổng ? Trụ cổng có gãy nứt, có nguy cơ đổ ?
- Hệ thống tường bao của trường có ổn định không ? Có đoạn nào xuống cấp, nứt , gãy ? Có trụ tường nào lún, sụt không ?
- SÂN TRƯỜNG
- Quy hoạch sân trường như thế nào ? Các khu vực quy hoạch có hợp lý không ?
- Các công trình có độ cao trong sân trường ( cột cờ, sân khấu, các cây cao , công trình khác …) Đánh giá nguy cơ gãy , đổ như đối với trụ cổng.
- Về cây xanh : phải có lịch sử cây , trồng thời điểm nào . Đặc điểm sinh học của cây ( rễ cọc hay rễ chùm ) , có phù hợp trồng trong sân trường ? Phải có hợp đồng chăm sóc, tỉa cây với đơn vị chức năng và thực hiện tối thiểu 3 tháng/lần .
- Các cống / hố..trong sân trường có an toàn không ? Nắp cống, nắp che có bị vỡ hay mục , có khả năng học sinh kẹt chân vào khi chạy qua không ?
- TRONG LỚP HỌC/THƯ VIỆN / PHÒNG CHỨC NĂNG
- Quạt trần / Quạt gắn tường đã dùng bao năm ? Hệ thống cánh quạt, mô-tơ, giá gắn vào trần /tường còn bao nhiêu % ? Hộp số còn điều khiển được không ? Có dễ bị chập điện khi xoay hộp số ?
- Công-tắc điện : Khả năng bảo đảm an toàn, không bị gãy vỡ ? Có cái nào phải gắn băng keo không ?
- Dây điện hành lang/ lớp học : đánh giá theo tiêu chí an toàn điện
- Bàn ghế : có chắc chắn, không bung sút , có bị long ốc, có đinh trồi lên không ?
- Các khung ảnh/ giá / kệ trong lớp có vít cố định , có chắc chắn hay không ?
- MÁI NHÀ/ TRẦN LỚP HỌC
- Trần thạch cao có bị ngấm , có bị ố vàng ? Ở dưới khu vực ngấm / ố vàng có học sinh ngồi hay không ? Phương án khắc phục ?
- Mái nhà có bị dột / Đinh vít mái tôn có bị bung sút , khả năng tốc mái khi gió lốc hay không ?
- CĂNG-TIN- NHÀ ĂN
- Các thực phẩm nào đang bán trong căng-tin nhà ăn , của các nhà sản xuất nào , có đat tiêu chuẩn VSATTP hay không ?
- Tuyệt đối không cho phép bán các sản phẩm nhà làm cho học sinh . Danh mục sản phẩm bán cần được duyệt và đích thân hiệu trưởng ký duyệt
- Bếp ăn cho học sinh phải được đánh giá theo yêu cầu ATVSTP . Các suất ăn phải được lưu mẫu tại phòng y tế hàng ngày
- HÀNH LANG/CẦU THANG
- Khi mưa hành lang có bị hắt nước, trơn trượt ? Có đủ rộng an toàn cho học sinh ? Ban-công có đủ độ cao ? Có khả năng học sinh trèo lên ban công hay không ? Có các lỗ thoáng quá rộng gây nguy hiểm hay không ?
- Cầu thang các tay vịn còn chắc chắn ? Các bậc cầu thang có bậc nào hư, gãy ? Có các gờ giảm trượt té ?
- NHÀ VỆ SINH
- Có an toàn không ? Có dễ bị đột nhập từ phía ngoài ?
- Có thoáng / khô ráo / có mùi không ?
- Có đủ nước sạch / giấy vệ sinh
- Có người lau chùi hàng ngày không ? Có ai đánh giá việc lau chùi không ?
- VỀ AN TOÀN PCCC-PCCN
- Công cụ dụng cụ PCCC có đầy đủ, có được kiểm định không ? Quy hoạch đường thoát hiểm trong nhà trường phải cụ thể, rõ ràng và không được vi phạm lấn chiếm ( để xe máy, ghế đá …)
- Phải diễn tập thoát hiểm định kỳ , có khu vực tập kết , phân công người phụ trách, điểm danh và hướng dẫn thoát nạn
- MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
- Mức độ an toàn khu dân cư, vị trí có nguy hiểm không ? Xung quanh trường học có kênh, rạch , công trình nguy hiểm không? Tệ nạn xã hội tại khu vực trường học như thế nào ?
- Mức độ kết nối với khu dân cư, chính quyền, phường xã . Kết hợp với phường xã để đánh giá, giảm thiểu những tác động xấu tới trường học .Xây dựng theo tình hình cụ thể từng đơn vị .
IV. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Xây dựng bộ câu hỏi theo các tiêu chí chi tiết của phần III , các mức độ trả lời phân theo ba
cấp xanh / vàng / đỏ .
Cấp xanh : tiếp tục thực hiện bình thường và theo dõi định kỳ
Cấp vàng : có phương án khắc phục , xử lý . Có thời gian để theo dõi , phân công cụ thể người xử lý, theo dõi và báo cáo kết quả lại Ban An Toàn để chuyển qua cấp xanh .
Cấp đỏ : Phải xử lý ngay , khắc phục tại chỗ . Nếu cần thời gian phải có phương án bảo đảm an toàn cho học sinh như ngăn cách khu vực cấm tạm thời cho đến khi xử lý xong . Phân công người xử lý và báo cáo cụ thể .
Nguyên tắc là phải xử lý triệt để , không để các lỗi lặp lại lần này qua lần khác . Với các trường hợp bất khả kháng như trường học nằm trong khu vực dân cư có nhiều tệ nạn xã hội thì Ban An Toàn phải xây dựng các phương án trang bị kỹ năng mềm cho các em học sinh , cũng như kết hợp chặt chẽ với PHHS trong việc đưa đón con tới trường bảo đảm an toàn cao nhất .