Giao Thông
22/3/19
1.115
2.720
131
34
Thiết kế vận tốc 80-120 km/h, song ô tô thường phải chạy tốc độ "rùa bò" trên các cao tốc từ TP HCM đi miền Tây, Đông Nam Bộ do nhỏ hẹp, quá tải.

Ba cao tốc kết nối TP. HCM đều đang trong tình trạng quá tải, có thể thành "thấp tốc" bất cứ lúc nào

Cảnh kẹt xe ngán ngẩm ở cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Chiều 30/7, dòng ôtô nối đuôi nhau san sát trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, hướng về các tỉnh miền Tây. Ngoài lượng xe tăng cao do ngày cuối tuần, một số tài xế tìm cách dừng đỗ tại khu vực gần trạm thu phí để dán thẻ ETC, khiến giao thông thêm lộn xộn, ùn ứ kéo dài vài trăm mét. Nhiều xe bóp còi inh ỏi, giành đường nhau.

Tại đoạn cao tốc gần nhánh rẽ qua quốc lộ 1 (thị xã Cai Lậy, Tiền Giang), ôtô 4 chỗ đang chạy bị sự cố tấp vào lề đường, nhiều xe phía sau phải thắng gấp. Tài xế nói may mắn thời điểm xe hỏng vào ban ngày chứ còn ban đêm rất nguy hiểm vì cao tốc chưa có làn dừng khẩn cấp. Xe trước gặp sự cố dễ gây tai nạn cho các xe chạy nhanh phía sau.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 51 km, rộng 16 m, 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, đưa vào khai thác cuối tháng 4 năm nay sau 13 năm triển khai. Tuyến đường giúp giảm tải cho quốc lộ 1, rút ngắn gần nửa thời gian TP HCM đi Mỹ Thuận. Nhà đầu tư cao tốc đã đưa ra mức phí 108.000-432.000 đồng mỗi lượt, song chưa áp dụng.

Dù mới hoạt động, tuyến đường này đã được xem quá tải. Sau ba tháng vận hành, cao tốc phục vụ hơn 21 triệu ôtô, bình quân mỗi ngày 30.500 lượt. Trên cao tốc cũng ghi nhận khoảng 500 sự cố xe chết máy, nổ lốp... được lực lượng cứu hộ giải quyết. Hơn 50 vụ xe va chạm trên cao tốc thời gian qua, cùng cả nghìn cuộc gọi khẩn cấp của lái xe thông qua tổng đài.

Ba cao tốc kết nối TP. HCM đều đang trong tình trạng quá tải, có thể thành "thấp tốc" bất cứ lúc nào



Nối với cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, tuyến TP HCM - Trung Lương hiện cũng quá tải trầm trọng sau 12 năm đưa vào khai thác. Tuyến cao tốc đầu tiên ở miền Nam dài gần 62 km, 4 làn xe, đến nay thường xuyên ùn tắc nhưng vẫn là trục giao thông chính nối TP HCM về miền Tây, cùng với quốc lộ 1.

Ông Nguyễn Văn Thành, Cục trưởng Quản lý đường bộ 4 (Tổng cục Đường bộ), nói sau khi dừng thu phí từ đầu năm 2019, lượng xe qua cao tốc TP HCM - Trung Lương tăng đột biến, hơn 35% so với trước, với khoảng 52.000 ôtô mỗi ngày; cao điểm lễ, tết xe tăng hơn 50% nên thường xuyên ùn ứ. Tuyến đường hiện cho xe chạy tốc độ 100 km/h, nhưng ôtô chỉ có thể di chuyển 60-70 km/h, nhiều thời điểm còn chậm hơn.

Ngoài ùn tắc, tai nạn cũng gia tăng trên tuyến do tình trạng xe chạy dưới tốc độ tối thiểu hoặc thường xuyên đi vào làn dừng khẩn cấp. Trong ba năm dừng thu phí, gần 500 vụ tai nạn giao thông lớn nhỏ được ghi nhận trên tuyến. Tình trạng đường xuống cấp, hư hỏng tăng nhanh, khiến đơn vị quản lý thời gian gần đây phải chi hơn 243 tỷ đồng khắc phục.

Ở phía Đông kết nối TP HCM với khu vực Đông Nam Bộ, trục huyết mạch TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, sau 7 năm khai thác đang đối mặt áp lực giao thông lớn, liên tục ùn tắc. Tuyến này hiện được xem có lưu lượng xe lớn nhất trong các cao tốc toàn quốc, bình quân từ 45.000-50.000 lượt mỗi ngày, cao điểm lễ, Tết hơn 60.000. Vài ngày gần đây, giao thông trên cao tốc thêm căng thẳng do triển khai thu phí không dừng. Toàn tuyến dài 55 km, cho xe chay tối đa 120 km/h, song nhiều tài xế mất hơn ba tiếng mới có thể đi qua.

Ba cao tốc kết nối TP. HCM đều đang trong tình trạng quá tải, có thể thành "thấp tốc" bất cứ lúc nào


Ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hoá TP HCM, nói các tuyến cao tốc phía Nam đang trở nên "thấp tốc" do đã quá tải, nhưng xe vẫn phải dồn đến vì ít lựa chọn khi nhiều tuyến đường khác chưa được đầu tư. Miền Tây có nhiều thế mạnh nông nghiệp, thuỷ sản... nhu cầu giao thương hàng hoá rất lớn, song giao thông phát triển kém, ảnh hưởng đến nhu cầu của doanh nghiệp.

Cũng theo ông Quản, hiện có nhiều bất cập ở các tuyến cao tốc gây bức xúc cho các doanh nghiệp vận tải. Điển hình như tuyến TP HCM - Trung Lương, tình trạng xe chạy dưới tốc độ tối thiểu, gây ùn tắc, tai nạn, nhưng chưa được giải quyết do thiếu vai trò của các đơn vị chức năng. Chưa kể phần lớn ôtô chạy chậm trên cao tốc đều chở quá tải hoặc đã cũ, không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật.

"Cao tốc xây dựng với tiêu chuẩn riêng, cao hơn các đường thông thường giúp xe chạy nhanh, an toàn... Người dân, doanh nghiệp cũng đã trả tiền tương xứng cho dịch vụ, song không được hưởng đúng lợi ích là chưa công bằng", Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hoá TP HCM nói.

Mới đây, để giảm áp lực giao thông ngày càng lớn về miền Tây, TP HCM, Long An và Tiền Giang đều đề xuất sớm mở rộng cao tốc TP HCM - Trung Lương lên 8 làn ôtô. Việc nâng cấp được đánh giá thuận lợi do đã giải phóng mặt bằng từ trước. Hiện, cao tốc này cũng có doanh nghiệp đề xuất được đầu tư.

Trước đó, tỉnh Tiền Giang kiến nghị sớm triển khai giai đoạn hai mở rộng cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, tổng vốn hơn 9.500 tỷ đồng, trong đó xây thêm làn dừng khẩn cấp giúp xe chạy an toàn. Địa phương lý giải giai đoạn một của tuyến cao tốc được tính toán đầu tư hơn 10 năm trước, nên khi hoàn thành không phù hợp thực tế. Ngoài ra, giai đoạn đầu cao tốc chưa có làn dừng khẩn cấp, chỉ bố trí 11 điểm dừng nên dễ xảy ra tai nạn, ảnh hưởng công tác cứu hộ.

Ba cao tốc kết nối TP. HCM đều đang trong tình trạng quá tải, có thể thành "thấp tốc" bất cứ lúc nào

Cao tốc Long Thành - Dầu Giây thường xuyên ùn ắc ở trạm thu phí

Hai tuyến đường trên khi được đầu tư, cùng việc hoàn thành các dự án cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (dài 30 km), giúp nối liền hệ thống cao tốc trục dọc từ TP HCM đến Cần Thơ, góp phần giảm ùn tắc và tăng khả năng chuyên chở hàng hoá, hành khách giữa thành phố và cách tỉnh miền Tây.

Với cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, hồi tháng trước Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nói một trong nguyên nhân dẫn đến ùn tắc trên trên tuyến này do chưa thu phí không dừng (ETC). Hiện, cao tốc đã lắp đặt ETC, khi hoạt động ổn định giúp xe thoát nhanh khỏi các trạm thu phí hơn trước. Ngoài ra, ùn ứ trên tuyến còn do các nhánh rẽ kết nối với cao tốc quá nhỏ, nhất là khu vực quốc lộ 51. Chủ đầu tư cao tốc được Bộ giao nghiên cứu khắc phục.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết kỳ vọng nhất là dự án mở rộng cao tốc sắp được triển khai. Công trình mở rộng từ 4 lên 8 làn xe trên đoạn dài gần 24 km, từ nút giao An Phú (TP HCM) đến vị trí giao dự kiến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, trong đó xây thêm cầu Long Thành 2, xoá "nút thắt cổ chai" ở khu vực. Tổng kinh phí thực hiện dự án ước tính gần 13.000 tỷ đồng, khi hoàn thành giúp tăng khả năng khai thác trên tuyến và đáp ứng nhu cầu đi lại khi sân bay Long Thành vận hành năm 2025.

Xem thêm:
Theo Vnexpress
 
Hạng C
7/10/19
927
1.372
58
45
Giờ đi quốc lộ lại là lựa chọn sáng suốt ít nhất trung bình tính ra cũng còn dc 60km/h. Lúc kẹt cao tốc chỉ mơ được tốc độ này. Mới hôm qua ngày 31/7 mình đi 2 xe về từ Thủy điện Đa mi QL 55. 1 xe về cao tốc Long Thành, còn mình đi quốc lộ. kết quả xuất phát lúc 11h trưa,mình tới cầu Sài gòn lúc 3h30 cho quang đường xấp xỉ 180km, xe kia tới SG lúc 6h20. Kẹt cao tốc....
 
Hạng B2
18/12/19
358
494
63
33
Thấp tốc lâu nay chứ còn có thể cái gì nữa :rolleyes:
 
Hạng B1
21/4/22
50
72
18
43
Nói đi cũng phải nói lại, ý thức nhiều thằng óc chó lái xe. Toàn rúc vào làn khẩn cấp xong tạt đầu ra. Đi phố thì giờ cao điểm rúc hết vào lane xe máy, ngồi xe hơi máy lạnh mát chết mẹ còn sân si với người chạy xe máy nắng mưa bên ngoài.
 
  • Like
Reactions: newbieq7