http://www.thesaigontimes.vn/Home/giaitri/tanvan/67378/Ba-chuyen-doc-duong.html
Chuyện thứ nhất:
Có dịp ra đường, chắc chắn ai cũng thấy rất nhiều xe tải (nặng và nhẹ) chạy trên đường. Điều đặc biệt đáng nói ở không ít xe tải, ngay chiếc ghế phụ kế bên tài xế, là... hai bàn chân, gác lên táp-lô phía trước. Đôi khi, ta còn thấy “hai bàn chân” này gác lên ô kính cửa lên xuống bên ghế của phụ lái, thò hẳn ra ngoài cửa xe. Gặp đèn đỏ phải dừng lại, nếu là xe tải nhẹ, gầm thấp, thì “hai bàn chân” ấy có khi ngay trên đầu hoặc ngang tai một người đi xe gắn máy hay xe đạp dừng sát bên. Một hình ảnh mất văn hóa. Có thể trách anh phụ xe? Được. Có thể trách anh lái xe? Được, và cũng rất chính xác. Nhưng có vẻ như hơi khe khắt khi trách phụ xe và càng khe khắt hơn khi trách lái xe. Thử xem lại giáo trình đào tạo lái xe hiện hành, không thấy khoản nào nói về “hành vi” này.
Còn trong các chương trình truyền thông trên truyền hình, đài phát thanh, báo mạng và cả pa-nô, áp-phích trên đường thì vấn đề vẫn thường được gọi bằng cụm từ rất hoa mỹ là “văn hóa giao thông” lại có vẻ như chưa nhìn ra “hai bàn chân” này thuộc phạm trù văn hóa. Nhưng không trách lái xe thì trách ai? Phải trách chủ xe, là thể nhân hoặc pháp nhân. Một công ty biết chú trọng đến văn hóa doanh nghiệp thì không thể không nhắc nhở nhân viên của mình về từng hành vi ứng xử, giao tiếp trong nội bộ và cả bên ngoài, bởi điều đó cũng góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của doanh nghiệp. Sẽ thật thất vọng nếu như có một ngày ta bắt gặp xe chở hàng của công ty X, Y, Z nào đó, mà ta vẫn ngưỡng mộ và khâm phục về bước đường khởi nghiệp, lại bỗng dưng xuất hiện “hai bàn chân” trên ô kính cửa xe...
Chuyện thứ 2.
Không biết từ bao giờ mà trên nhiều chiếc xe ô tô con bảng số trắng lại bỗng dưng có một chiếc mũ công an đặt phía trước hoặc đằng sau xe, ở vị trí mà ai cũng có thể thấy được. Cứ lẽ thường mà suy, chắc ý của chủ xe muốn mọi người (đặc biệt là cảnh sát giao thông đang tuần tra kiểm soát trên đường) biết rằng, chủ nhân của chiếc xe này cũng là công an đấy, đừng đụng đến. Chiếc mũ, đúng thật là mũ công an nhưng còn chủ xe có phải công an hay không, thật khó biết. Với thực tế nhiều chiếc xe có “trang bị” chiếc mũ này thì chắc hẳn nó cũng có tác dụng, không nhiều thì ít, khiến cảnh sát giao thông ít khi thổi phạt.
Từ chiếc mũ, có thể thấy rõ hai “não trạng”. Loại thứ nhất thì nghĩ công an là một hình ảnh mà ai cũng phải e sợ, kiêng dè, kể cả cảnh sát giao thông. Chính vì vậy, chiếc mũ công an trên xe có thể trở thành “bảo bối” để tránh những xét hỏi hay xử phạt phiền phức. Loại “não trạng” thứ hai là ỷ thế cậy quyền. Chủ xe có thể là công an thật và tự cho rằng mình có đặc quyền mà người dân bình thường không thể có, ở đây là trong trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, điều đáng nói là việc sử dụng tùy tiện trang phục công an như thế lại không thấy ai bị nhắc nhở hay xử phạt? Bản thân ngành công an cũng không thấy có tiếng nói chính thức nào về việc này để bảo vệ hình ảnh “công an nhân dân” và giữ nghiêm kỷ luật ngành?
Chuyện thứ ba:
Trong giao thông đường bộ, các loại biển báo, biển hiệu trên đường đã trở thành quy ước quốc tế. Đối với các loại xe lưu thông trên đường thì các loại đèn của xe cũng phải tuân theo các chuẩn mực quốc tế nghiêm ngặt như vậy. Cụ thể như đèn lái sau (và đèn thắng), khi chạy xe ban đêm hay khi xe được hãm tốc độ thì đèn phải có ánh sáng đỏ (là màu mạnh nhất trong bảng màu, vừa giúp người lái xe phía sau dễ nhận ra tình trạng xe phía trước, vừa không bị lóa mắt nhờ chụp đèn màu đỏ). Ấy vậy mà hiện nay, khá nhiều xe gắn máy đang chạy trên đường lại có chụp đèn lái màu trắng, gây chói mắt gay gắt cho người chạy xe phía sau. Việc thay đổi chụp đèn như vậy rõ ràng đã vi phạm quy tắc an toàn giao thông. Lại cũng câu hỏi “luật pháp ở đâu?” khi những chiếc xe như vậy vẫn vô tư vi vu trên đường mà không bị xử phạt, và cả nơi sản xuất những chiếc chụp đèn như vậy?
Ý kiển của em:
1. Đề xuất thêm luật để phạt về tội gác chân lên táp lô làm mất mỹ quan đô thị, giống như hồi xưa có vụ xxx có quyền xử lý anh nào đi 2B ra đường mà ở trần áh.
2. xxx GT có thêm đặc quyền dừng xe loại này và kiểm tra giấy tờ, nếu không chứng minh được chủ xe hoặc người đi trong xe là xxx thì phạt đến 10tr đồng, giam bằng lái 1 năm.
3. Cho phép xe ô tô gắn thêm cản trước để gặp mấy thằng 2B láo toét này ủi cho nó phát, cho nó mau lên bàn thờ.