I. Giới Thiệu Về Bạch Truật:
- Tên Khoa Học: bạch truật có tên khoa học là Atractylodes macrocephala Koidz , thuộc dòng họ khoa học Leguminnosae
- Phân Bố: bạch truật thường xuất hiện ở bên Trung quốc là chủ yếu, nay được lan sang Việt Nam thường thì nó mọc hoang ở vùng cao của phía bắc của bộ phận nước ta .
- Thành phần Hóa Học: Humulene, b-Elemol, a-Curcumene, Atractylone, 3b Acetoxyatractylone, Selian ,Diene-8-One, Eudesmo, [Palmitic acid]
- Bộ Phận Dùng : Dùng thân rễ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, ruột màu trắng ngà, củ rắn chắc có nhiều dầu là tốt.
Bạch truật
II: Công Dụng Hay Tác Dụng Của Bạch Truật
Hình 2 ( Công Dụng Chữa Bệnh Của cây bạch truật)- bạch truật chữa bệnh gì
- Công dụng của bạch truật
- Tác dụng lợi tiểu, làm giảm phù đối với phù nhẹ.
- Nước sắc có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt.
- Tác dụng của bạch truật :Ức chế sự đông máu.
- Tốt cho tiêu hóa, đặc biệt người tiêu hóa kém, phân sống, tiêu chảy, hỗ trợ điều trị cho người có tiền sử bị viêm loét dạ dày .Tốt hơn khi bạn sử dụng thảo dược bạch truật tự nhiên
III: Cách Sử Dụng Bạch Truật
Hình 3 (Cách sử Dụng cây bạch truật)
Một số phương pháp sử dụng bạch truật hiệu quả :
Để uống bạch truật đúng cách
Ngày dùng từ 6 – 12gram dưới dạng thuốc sắc. Có thể kế hợp dùng với các vị thuốc khác. Rửa qua, để ráo nước .Cho vào ấm đun với nước sôi khoảng tầm 2 lít nước . Đậy lắp ấm bạch truật một thời thời gian lại và sử dụng uống bạch truật tự nhiên theo dạng thuốc .Trên đây là các bước pha bạch truật đúng cách mà Thảo dược tấn phát hướng dẫn. và cách pha bạch truật để uống sao cho có công dụng tốt nhất .
Một số bài thuốc từ bạch truật điều trị bệnh :
- Tác Dụng Bổ Ích Cường Tráng: Trên thực nghiệm thuốc có tác dụng làm tăng trọng chuột, tăng sức bơi lội, tăng khả năng thực bào của hệ thống tế bào lưới, tăng cường chức năng miễn dịch của tế bào, làm tăng cao IgG trong huyết thanh, có tác dụng tăng bạch cầu và bảo vệ gan, tăng sự tổng hợp Protêin ở ruột non .
- Có sức ảnh Hưởng tốt đến Ruột: đối với ruột cô lập của thỏ: lúc ruột ở trạng thái hưng phấn thì thuốc có tác dụng ức chế, ngược lại lúc ruột đang ở trong trạng thái ức chế thì thuốc có tác dụng hưng phấn. Tác dụng điều tiết 2 chiều đó của thuốc có liên quan đến hệ thống thần kinh thực vật, do đó Bạch truật có thể chữa được táo bón và tiêu chảy
IV: Tác Dụng Phụ Hay Lưu Ý Khi Sử Dụng bạch truật
- Người âm hư, đại tiện táo, háo khát nước không nên dùng.
- Người ra nhiều mồ hôi, Trẻ sơ sinh không dùng.
- Không sử dụng bạch truật khi không rõ nguồn gốc xuất xứ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
VI: Những Người Nên Sử Dụng Bạch Truật
Để sử dụng bạch truật hiệu quả thì sau đây là những đối tượng sử dụng bạch truật và người sử dụng bạch truật
- Bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa: Ăn uống khó tiêu, phân sống do tỳ vị hư
- Bệnh nhân viêm đại tràng, tiêu chảy lâu ngày
- Bệnh nhân viêm loét dạ dày
VII. chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bị đau đại tràng
Bệnh nhân viêm đại tràng mạn cần lưu ý:
- Nguyên tắc chung: phải ăn uống hợp vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi không ăn thức ăn đã bị ôi thiu, thức ăn được chế biến từ thực phẩm nhiễm bệnh, thức ăn tanh sống.
- Khi bị đi lỏng: phân nát, đi ngoài nhiều lần trong ngày: không nên ăn rau sống, hoặc các loại có chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”; khi ăn trái cây thì cần gọt vỏ (kể cả nho); không ăn chuối, nhất là chuối tiêu; không ăn các loại quả đóng hộp, trái cây khô. Bệnh nhân viêm đại tràng mạn nên ăn cháo đặc, súp, ăn làm nhiều lần, không nên ăn một lúc no quá.
- Khi bị táo bón: bệnh nhân nên ăn những thức ăn có bổ sung nhiều chất xơ chứa trong các loại hoa quả và rau xanh. Ăn cơm nhai kỹ. Nên tránh ăn thức ăn có nhiều lượng dầu, mỡ như món xào, chiên.
Nguồn bài viết:
https://duoclieutanphat.com/thao-duoc/mua-ban-bach-truat-tai-tphcm-o-dau/