Bữa nay nghiên cứu về máy lạnh để gắn cho DS, tình cờ gặp lại bài viết này, dù đã đọc cách đây mấy năm nhưng nay đọc lại mới phát hiện vài điều ... khủng khiếp he he he, bài này đăng cho Thứ Sáu ngày 13 mà !
Thứ sáu, 13 Tháng tư 2007, 14:45 GMT+7
Chơi xe cổ kiểu Sài Gòn
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
Thay vì một vài cá nhân thích sưu tầm, ngày càng có nhiều người chơi xe cổ ở Sài Gòn rủ nhau lập thành hội, lên lịch họp đều đặn, tổ chức những chuyến đi xa.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"] [/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
Đầu tiên phải nói đến xe 2 bánh. Vespa, Mobylette và Lambretta là những cái tên được người chơi xe cổ rất thích sưu tầm. Nhiếp ảnh gia Hải Đông là người đầu tiên cho cô dâu chú rể cưỡi Vespa cổ. Trong một thời gian dài, anh gây cơn “sốt” album hình cưới với xe Vespa, đến độ cô dâu nào cũng đòi chụp hình với Vespa. Nhiếp ảnh gia Thanh Hải lại có cái thú sáng chế ra kiểu xe “độc”, không giống ai. Có trong tay hơn 10 chiếc, hầu hết không còn là xe “zin” mà có khi đầu Vespa, đuôi Lambretta hoặc ngược lại.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
Rapper Tiến Đạt được xem là nghệ sĩ có nhiều xe cổ nhất hiện nay. Anh đang sở hữu 3 chiếc Mobylette, 2 chiếc Vespa, 1 chiếc Vespa mini, 1 chiếc Lambretta, tất cả đều được sản xuất từ những năm 1960. Chưa kể anh còn có 3 sườn xe Mobylette gói trong bao tải, vì chủ nhân chưa tìm được đủ phụ tùng lắp ráp.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Tại thành phố hiện nay có hai hội chơi Vespa cổ. Một, thường tập trung vào tối thứ sáu hàng tuần tại Bách Tùng Diệp (góc Lý Tự Trọng - NKKN). Nhóm này đến đây để gặp gỡ, trao đổi thông tin cho nhau về xe cổ, phụ tùng thay thế và cách “trị bệnh” cho những con xe này. Hội thứ hai thường tụ tập vào sáng chủ nhật tại Nhà thờ Đức Bà, vừa hóng mát, vừa “phô” cho người đi đường chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những chiếc Vespa, Lambretta hay Mobylette cổ dựng san sát.[/font][/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Ngoài hai hội này, còn có hội Mobylette với gần 20 hội viên, trong đó có gần nửa là chị em. Người ít thì một xe, người nhiều thì 5, 7 chiếc Mobylette. Các hội xe này đều tổ chức những chuyến đi chơi xa, tận Đà Lạt tham dự festival hoa.[/font][/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Xe con bọ được chuộng[/font][/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Đang được ưa chuộng, săn tìm nhiều hiện nay là loại xe Volkswagen con bọ. Ở Việt Nam hiện nay còn khoảng 300 xe loại này, riêng hội những người đam mê xe con bọ tại thành phố tập hợp gần 100 xe. Họ thường tổ chức những chuyến du lịch xa đi Huế, Vũng Tàu, Phan Thiết, Đà Lạt… như một cuộc diễu hành đủ màu sắc.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
Không chỉ TPHCM, mà hiện nay Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai cũng có những hội con bọ. Anh Hùng, chủ một garage chuyên sưu tầm xe con bọ, có gần 50 chiếc, cho biết: “Xe cổ được thế giới công nhận, phải là xe sản xuất từ 1948 đến 1958. Tại VN hiện nay xe con bọ còn lại chủ yếu từ đời 1955 đến 1974”. Chẳng cần biết bọ nào cổ, bọ nào chưa cổ, giới chơi vẫn muốn được làm chủ ít nhất một con. Anh Hùng cho biết thêm: “Những chuyến du lịch xa, chưa bao giờ con bọ phải nằm đường. Con bọ đều được lắp đặt phụ tùng, linh kiện mới của chính hãng mua từ nước ngoài về”.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Được xếp vào loại “quý tộc, đẳng cấp cao” là những người thích sưu tầm xe độc. Một cao thủ trong giới là Ty audio đang sở hữu hai xe mà giới chơi xe cổ nhìn phải thèm “đứt lưỡi”. Một chiếc Austin Mini Cooter (sản xuất sau 1970) và đặc biệt hơn chiếc kia là Austin Healey (sản xuất năm 1964), chiếc xe độc nhất vô nhị tại Việt Nam và cũng là của hiếm trên thế giới (trị giá 150.000 USD). Ngoài ra, anh còn cả chục xác xe (tất nhiên cũng toàn xe độc) mà giá mỗi “xác” cũng từ 100.000-200.000 USD.[/font][/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Thú chơi cũng lắm công phu[/font][/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
Hai, ba năm trước, Vespa hay Mobylette chỉ chừng 2 đến 5 triệu. Bây giờ, dân đầu nậu “hét” tới 10 triệu cho một chiếc Mobylette và 12-15 triệu cho một chiếc Vespa. Phục chế xe 2 bánh còn đơn giản, với loại 4 bánh, “để biến một bà già 80 thành một hoa hậu phải mất ít nhất cả năm trời”, anh Ty nói. Nhanh thì 6 tháng, bằng không phải mất 3 đến 5 năm để biến một đống sắt vụn thành một con bọ mỹ miều, xinh xắn. Đống sắt vụn có giá từ 10 đến 30 triệu, sau khi hoàn chỉnh giá lên khoảng 100 triệu.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
Tuy nhiên, vì muốn giữ được kiểu dáng nguyên thủy, nên ngồi vào con bọ là phải chịu sự nóng nực, chấp nhận hít khói, bụi vì không có máy lạnh như xe đời mới. Riêng anh Ty, chỉ có thể khoe chiếc Austin Healey vào buổi tối. “Xe mui trần đem ra chạy giữa trời nắng nóng, người ta tưởng tôi điên", anh Ty hài hước nói. Anh Đức, một Việt kiều, từng phải bỏ của chạy lấy người vì tội nổi hứng thích con bọ. Anh mua một xác xe con bọ hết 1.000 USD, đầu tư thêm 35.000 USD tiền “mông má”, chỉ sau một lần trưng bày đã phải bán lại với giá chỉ 10.000 USD.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
Mỗi chiếc xe cũ, xe cổ lại gắn với một câu chuyện riêng với người đi sưu tầm. Trong giới văn nghệ sĩ, thỉnh thoảng vẫn kể cho nhau nghe chuyện Hải Victor Inox săn tìm xe Lambrette đầu bò. Biết một vị giáo sư có chiếc xe này, anh lân la làm quen, năn nỉ vị giáo sư để lại xe cho mình nhưng bị từ chối. Sau 10 năm, vị giáo sư qua đời, giỗ đầu, gia đình mời anh đến, tặng luôn chiếc Lambrette đầu bò mà chẳng chịu lấy một đồng nào.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"](Theo
CAND)[/font]