Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng C
9/2/12
946
38
48
Rất thích cái kết luận !
033102beer_1_prv.gif

'Nhiều nước không cứu bất động sản'
138%2810%29.jpg
(InfoTV) - "Chính vì cho rằng có thể ngăn giá bất động sản rơi tự do mà một ngân hàng 158 tuổi, lớn thứ 4 ở Mỹ như Lehman Brothers đã sụp đổ", Thạc sĩ Lê Tấn Lam Anh lấy ví dụ để trình bày quan điểm về việc giải cứu địa ốc.
- Giải cứu BĐS: Càng gỡ càng rối
Việc bất động sản rơi tự do xảy ra ở nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ vào mùa hè năm 2007. Khi TS Alan Phan nói đến "rơi tự do", tôi biết ông không ví von, mà nói đúng vì ông đã có kinh nghiệm thực tế về việc này. Chính vì nghĩ mình có khả năng ngăn chặn được sự rơi tự do, mà một ngân hàng đầu tư 158 tuổi, lớn thứ 4 của Mỹ, Lehman Brothers phải phá sản với số nợ 613 tỷ USD.

Từ năm 2008, thuật ngữ "rơi tự do" được sử dụng rất thường xuyên trong các diễn đàn kinh tế quốc tế.

Vào tháng 10/2007, giữa lúc giá bất động sản ở Mỹ rơi tự do, Lehman đã chi đến 22,2 tỷ USD để mua lại một công ty đầu tư phát triển nhà chung cư lớn là Archstone. Họ nghĩ giá địa ốc rơi quá nhiều và sẽ ngừng rơi, nhưng không ngờ nó lao dốc liên tục và trong nửa đầu năm 2008, cổ phiếu của Lehman Brothers mất giá tới 70%.

Các nhà đầu tư mất hết niềm tin khi cổ phiếu giảm thêm 50% vào ngày 9/9/2008. Chính phủ không có ý định cứu và họ cũng chẳng tìm thấy người mua đã khiến tập đoàn này phải nộp đơn phá sản vào ngày 15/9/2008. Đến cuối tháng 8/2008, tập đoàn nắm danh mục khá lớn về bất động sản, khoảng 52 tỷ USD so với tổng tài sản 600 tỷ và vốn chủ sở hữu là 20 tỷ. Điều này cho thấy sự giảm giá bất động sản là không có giới hạn, nên các nhà kinh tế lớn dùng thuật ngữ "rơi tự do".

Ở Việt Nam, một số ngân hàng hay tập đoàn kinh doanh địa ốc cũng có dư nợ trên tổng tài sản lớn gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu. Giả sử bội số là A, nếu bất động sản giảm giá 10%, vốn chủ sở hữu sẽ mất đi A x 10%. Cách sử dụng đòn bẩy nợ rất nguy hại cho nền kinh tế, nhưng các đại gia bất động sản khai thác triệt để. Cách đây vài năm, họ đã bị các chuyên gia kinh tế phê phán.

Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan và lan rộng sang 8 nước trong khu vực, có nguồn gốc từ sự vỡ nợ bất động sản. Theo IMF, trong khoảng 10 năm từ 1985 đến 1995, nền kinh tế của 9 nước này tăng trưởng nóng (8 - 9% một năm), thu hút mạnh mẽ nguồn vốn từ các nước phát triển phương Tây.

Ỷ lại vào nguồn vốn lớn và lãi suất thấp của nước ngoài, các quỹ và ngân hàng cho các nhà đầu tư địa ốc vay không theo hạn mức nào cả. Khi nước ngoài đồng loạt rút vốn, hệ thống tài chính của các nước này suy thoái rõ rệt và địa ốc vỡ nợ.

Theo số liệu Ngân hàng trung ương Thái Lan, 10 năm trước khủng hoảng, dòng vốn nước ngoài vào bất động sản chiếm 21% tổng giá trị đầu tư quốc gia, nhưng từ 1997 đến 1998 giảm mạnh còn 1,8%. Các nhà đầu tư mạnh dạn bán lỗ, thu hồi vốn để đầu tư vào các ngành công nghiệp xuất khẩu và chế tạo máy móc thiết bị. Nhờ vậy mà nền kinh tế của 9 con rồng châu Á phục hồi khá nhanh.

Cũng rất dễ dàng nhận ra rằng diễn biến, nguyên nhân và hậu quả của tình trạng bất động sản đóng băng ở Việt Nam hiện nay rất giống với Thái Lan năm 1997. Những năm trước, kinh tế tăng trưởng nhanh và liên tục, vốn từ nước ngoài rót mạnh vào nhà đất và chứng khoán. Đa số vốn đầu tư nước ngoài vào bất động sản tại Việt Nam là vốn ngắn hạn, đầu tư gián tiếp qua các quỹ nên tiềm ẩn rủi ro rất lớn khi vốn rút ra khỏi thị trường. Động thái lướt sóng địa ốc khiến giá bị đẩy lên cao rất nhanh và trở nên bất hợp lý.

Vỡ nợ và đóng băng bất động sản thực chất đều giống nhau, nhưng ở nhiều nước, các chính phủ đã không cứu, vì họ đã thấy rõ mối nguy hại lớn cho nền kinh tế. Tại Thái Lan, họ còn khuyến cáo các nhà đầu tư bán tháo bất động sản để lấy vốn đổ vào công nghiệp, xuất khẩu và chế tạo máy móc thiết bị, lợi nhuận cao mà ít rủi ro. Từ đó, kinh tế Thái Lan thoát khỏi suy thoái và phục hồi trở lại.
 
Hạng B2
23/9/12
357
8
18
40
Đề nghị anh em và các chú các bác cứ bình tĩnh mà phang phập. Từ giờ đến hết 2015 thì chủ đề này vẫn còn đắt khách lắm. Chúc mọi người sức khoẻ và trí tuệ tránh ngã ngựa trong tình hình nước sôi lửa bỏng.
 
Hạng C
8/4/11
884
11.677
93
Không cứu chẳng phải là không muốn mà là không thể.

Lúc bong bóng bắt đầu phình ra ai cũng thấy nhưng không ai muốn can thiệp (thị trường BĐS tăng trưởng tác động tích cực đến nền kinh tế tổng thể), lúc xẹp hơi thì càng can thiệp càng chết, ngoại trừ khi nội lực của nền kinh tế đủ mạnh để duy trì một mức giá BĐS có phần bất hợp lý.

Có 1 nơi can thiệp thành công là nước Úc vào thời điểm đầu 2009, bằng việc tăng trợ cấp cho người mua nhà lần đầu và giảm phí trước bạ, nhưng sự thành công có sự đóng góp rất lớn từ nền kinh tế ổn định, với ngành khai khoáng được hưởng lợi rất lớn từ Trung Quốc và Ấn Độ. Nói là thành công nhưng giá BĐS cơ bản cũng chỉ đứng yên nhiều năm, và với thu nhập quốc dân tăng dần theo thời gian, mức giá BĐS vốn phi lý dần trở nên hợp lý hơn.
 
Hạng C
9/2/12
946
38
48
em nghĩ giảm khảong 15%- 20% nữa là họp lý, vì đa số khách hàng em thường trả giá tầm mức đó thì hài lòng và vừa túi tiền :D
 
Hạng B2
27/5/11
290
548
63
Theo ví dụ của bài viết thì đây đơn thuần là một deal không thành của doanh nghiệp. Lehman Brothers dự báo thị trường sẽ lên lại nên mới đầu cơ, chứ kg phải mục đích là giải cứu thị trường rồi bị thất bại. Bên mình cũng thiếu gì người ôm bom, không lẽ giờ lại gọi họ là những người giải cứu thị trường à?
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.