RE: Bấm còi vs. không bấm còi
Trường phái buông xuôi, chán nhưng cũng makeno, chả dại can thiệp :
- "Đừng so sánh tiếng còi ở ta với ở tây, khi mà giao thông chẳng có ở nước nào lại lộn xộn và bát nháo như ở Việt Nam. Cứ nhìn cung cách người ta đi lại ngoài đường như thế nào thì biết ngay cung cách làm việc của họ. Nhà nước ta đang cố gắng cải cách hành chính và cải thiện giao thông, song có lẽ với ý thức của người tham gia giao thông và cả ý thức của cả những người, những cơ quan giữ gìn trật tự an toàn giao thông như hiện nay thì xem ra ngày càng bế tắc hơn.
Chỉ khi nào người tham gia giao thông tự giác, có ý thức đi theo làn đường thì giao thông mới trở nên văn minh được mà lúc đó thì tiếng còi đôi khi trở nên lạc lõng và thậm chí người ta còn xấu hổ khi dùng còi một cách vô ý thức."
- "Dừng lại ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã vì đèn đỏ ở đây chờ đến 90s, ấy vậy mà một người đàn ông chạy chiếc wave biển số 19 nhấn còi inh ỏi chỉ để nhích lên 50cm. Thật bực mình vì tiếng còi dội thẳng vào tai, có thể không kìm được nên mình đã buột miệng nói: "Ông này điên à, còi gì mà còi lắm thế, có đi được đâu mà còi". Tức thì người đàn ông đó xuống xe giáng cho mình 1 cú đấm sượt mang tai làm chiếc kính của mình vỡ tan.
Choáng vô cùng. Cho nên mỗi khi ra đường mình phải gắn tai nghe vào tai và mở nhạc hết volume để không nghe thấy những tiếng còi đáng ghét đấy nữa kẻo chuốc họa vào thân."
- "Giao thông ở Vietnam là vấn nạn mà khách nước ngoài du lịch đều rất sợ. Do có nhiều xe 2 bánh giao thông trên cùng một lane, đôi khi chạy lấn qua các lane khác, nên khi muốn vượt qua một xe khác, xe sau phải nhấn kèn để báo hiệu, phòng khi xe trước bất chợt lách ra ngoài gây tai nạn. Ngoài việc báo hiệu trên, nhấn kèn còn được lạm dụng để hối thúc xe trước chạy nhanh, nhường đường, hù dọa, phô trương... tạo nên một cảnh tượng hỗn loạn đặc trưng của giao thông Vietnam.
Giáo dục trong học đường, công sở, đoàn thể... để mọi người nhận thức được một nếp sống văn minh hơn khi sử dụng công lộ. Chỉ cho mọi người thấy rằng hình ảnh hỗn loạn trên đường phố là biểu hiện của con người không văn minh, một đất nước không văn minh dưới cái nhìn của cả người trong và ngòai nước. Ngoài ra, cần có hình phạt thích hợp, để ngăn ngừa tái phạm cũng như tòng phạm."
- "Không thể so sánh giao thông ở Vietnam với các nước khác. Vì mỗi nơi đều có đặc điểm riêng. Tôi lái xe trên 15 năm ở Úc, xe nào chạy trên lane xe đó, muốn sang lane chỉ cần bật đèn signal chứ không dùng còi. Trên đường giao thông, tôi thấy còi xe chỉ gặp trong 3 trường hợp sau:
+ Cảnh cáo (có hàm ý chửi) tài xế xe khác chạy ẩu, dễ gây tai nạn. Nhưng trước khi bấm còi, cần nhìn xem tài xế xe kia có phải dân anh chị hay không? Vì đã có người bị đánh, bị bắn chết chỉ vì bấm còi cảnh cáo nhằm dân anh chị!
+ Tại các giao lộ, khi đèn đỏ chuyển qua xanh, nhưng tài xế xe trước không để ý cứ đứng mãi, xe sau sẽ nhấn kèn (rất ngắn) để nhắc nhở.
+ Gặp người quen trên đường.
Hy vọng giao thông Vietnam sẽ ngày được cải thiện hơn, nhất là các thói quen xấu mà các lái xe ở Vietnam có thể khắc phục được."
Vậy các bác theo trường phái nào?
Xin mời bình chọn
?