Hạng B2
24/12/07
100
13
0
Bạn có là người lái xe hơi an toàn và thân thiện không?
Xin áp dụng những đề nghị sau đây để trở nên người lái xe lịch sự.

1-Tôn Trọng Người Lái Xe Khác[/H2] Lái xe một cách lịch sự là điểm then chốt để tránh tai nạn xe cộ. Xin luôn luôn nhớ rằng mình không phải là người duy nhất sử dụng trục lộ giao thông công cộng. Do đó mọi người cần phải tuân theo một số quy luật:
-Nhường tay mặt, nhường xe có quyền ở ngã ba, ngã tư đường;
-Giữ khoảng cách an toàn với xe trước để có đủ thì giờ đối phó với chuyện bất thường xảy ra.
-Nếu có thể được, giữ tốc độ cố định khi lái xe, vừa an toàn vừa đỡ hao xăng.
-Không nên thay đổi làn đường quá thường xuyên và bất thình lình để tránh đụng vào xe khác hoặc xe khác đụng vào mình;
-Nhường xe cấp cứu, xe nhân viên công lực để họ dễ dàng hoàn tất nhiệm vụ.
-Trên xa lộ, sắp tới đường có xe vào, nên lái sang lằn trái, nếu thấy an toàn, để nhường đường, tránh tai nạn đụng nhau.
-Luôn luôn dùng đèn báo hiệu khi quẹo phải, trái để người khác biết ý định của mình.
-Khi kẹt xe, không nên lái vào ngã ba ngã tư đường để rồi phải ngừng xe giữa giao điểm, gây trở ngại lưu thông.
-Không lái xe trên lề xa lộ (highway shoulder).
-Đang lái trên làn đường bên trái, nếu xe sau muốn vượt, chuyển sang làn đường bên phải để nhường đường.
-Trên xa lộ nhiều làn đường, nếu thấy dấu hiệu “làn trái chỉ để vượt” –left lane for passing only- thì nên nhớ là làn này không dành cho lái nhanh mà chỉ để cho người muốn vượt. Sau khi vượt, nên trở lại làn phải. Lái chậm, cản trở lưu thông trên làn trái có thể lãnh giấy phạt.
-Dùng còi xe càng ít càng tốt.
-Thấy người lái xe đang trong tình trạng kích động, bất bình, đừng làm hoàn cảnh trầm trọng hơn: tránh mắt nhìn mắt, đừng tỏ vẻ khó chịu, lái cách xa họ một chút. Nếu thấy họ có thể gây tai nạn cho mình, kêu 9-1-1.

2-Chia xẻ xa lộ với xe vận tải[/H2] Nhiều xe vận tải cân nặng tới 50 tấn và cần khoảng cách cả trăm thước để ngừng.Vì thế, nên hết sức cẩn thận khi lái gần các xe này. Sau đây là mầy điều cần lưu ý:
-Nên giữ một khoảng cách an toàn sau xe vận tải. Khi xe phía trước đi qua một vật cố định, ta sẽ an toàn nếu có thể đếm hai giây đồng hồ trước khi ta qua vật đó.
-Đừng len vào giữa xe vận tải và đường uốn cong, vì tài xế xe lớn có thể không nhìn thấy mình khi họ quẹo mặt.
-Sau khi vượt xe vận tải, chỉ trở lại làn đường cũ khi nhìn thấy toàn bộ hai đèn pha của xe vận tải trên kính chiếu hậu.
-Không bao giờ chạy qua phía sau xe vận tải đang lùi

3-Chia Xẻ Đường Đi Với Người Đi Xe Đạp và Xe Gắn Máy[/H2] -Đừng theo họ quá sát;
-Để ý các xe hai bánh thay đổi đường đi vì thời tiết xấu hoặc trở ngại giao thông;
-Để ý tránh xe hai bánh khi quẹo hoặc lùi.

4-Nhường đường[/H2] Khi tới gần xe cấp cứu có chớp đèn, luật bắt buộc ta phải lái trên làn cách xa xe cấp cứu và giảm tốc độ 20 mile dưới tốc độ cho phép. Vi phạm là lãnh giấy phạt.

5-Cài Dây An Toàn[/H2] Ngồi ghế trước, nếu mang dây an toàn, khi đụng xe có thể giảm nguy cơ tử vong tới 50%.
Tùy theo địa phương, nhưng nói chung luật pháp đều đòi hỏi tài xế và người ngồi ghế phía trước phải mang dây an toàn. Vi phạm là lãnh giấy phạt.

Dây an toàn có công dụng:
-Phân phối sức đụng của tai nạn trên các phần có cấu trúc mạnh của cơ thể;
-Giữ người và ghế ngồi ở lại trong xe khi tai nạn xảy ra;
-Giúp ta kiểm soát được xe trong khi lái;
-Cùng với túi không khí an toàn (air bag) giúp ta bảo vệ cơ thể.

6-Dây an toàn trẻ em[/H2] Trẻ em dưới 17 tuổi phài mang dây an toàn hoặc ghế an toàn trẻ em, dù là ngồi phía trước hay phía sau. Trẻ em dưới 5 tuổi và cao dưới 39 inc (99cm) phải ngồi trong ghế an toàn
Điều cần ghi nhớ khi mua ghế an toàn cho trẻ em:
a-Bé sơ sinh tới 1 tuổi, nặng tới 35 lbs (15kg): ghế quay về phía sau, cột dây ngực ngang với nách
b-Bé từ 1-4 tuổi hoặc từ 20-40lbs (9-18kg): ghế quay mặt về phía trước
c-Bé từ 4-8 tuổi hoặc nặng trên 40lbs (18kg) dùng ghế booster seat

-Nên nhớ rằng tai nạn xe cộ là nguyên nhân tử vong số 1 ở trẻ em.
-Đọc kỹ lời hướng dẫn của nhà sản xuất về cách dùng cũng như trở ngại của dây an toàn;
-Để ý dùng đúng ghế cho chiều cao và sức nặng của em bé;
-Trẻ em cần ngồi trong ghế an toàn thích hợp cho tới khi nặng 60 lb (27kg) hoặc 8 tuổi;
-Luôn luôn cài dây giữ em bé vào ghế và nhớ cột ghế vào xe;
-Nếu xe có túi không khí an toàn, để trẻ em dưới 12 tuổi ngồi ghế sau.

7-Thuộc lòng các dấu hiệu an toàn giao thông[/H2] -Đèn Vàng có nghĩa là lái xe chậm lại và NGỪNG trước khi đèn lưu thông đổi sang đỏ. Nhiều tai nạn xảy ra vì có người vô tình hoặc cố ý vượt đèn vàng.
-Đèn Đỏ hoặc bảng NGỪNG đòi hỏi ta Ngừng xe hoàn toàn, dù ta định quẹo mặt.
-Vùng xây cất sửa chữa là nơi ta cần lái xe kiên nhẫn và cẩn thận hơn. Lái chậm, đề cao cảnh giác, để ý tới các công nhân. Họ đang làm công tác quan trọng và cần ta dành cho họ mọi sự an toàn để hoàn tất công việc.
-Luôn luôn tôn trọng tốc độ trong khu vực trường học và ngưng lái khi thấy xe chở học sinh mở đèn chớp.
-Luôn luôn NHƯỜNG khi vào xa lộ hoặc khi đổi lằn đường.

8-Lái một cách thân thiện[/H2] -Tập kiên nhẫn, giảm căng thẳng, chú ý vào việc lái, và đừng thử thời vận;
-Thà an toàn tới đích còn hơn là sau tai nạn phải ân hận;
-Luôn luôn lái với tốc độ an toàn;
-Lái xe quá nhanh là nguyên nhân chính của tai nạn xe cộ;
-Đường trường, nên rời tay lái mỗi 2 giờ, vươn chân tay, nghỉ chừng 10 phút rồi tiếp tục hành trình. Tránh lái trong khoảng thời gian giữa nửa đêm tới 6 giờ sáng là thời gian cần ngủ.

9-Khi tăng tốc độ thì:[/H2] -Sức mạnh tàn phá của xe tăng;
-Ta có khó khăn hơn trong việc điều khiển xe;
-Tầm nhìn trước mặt giảm;
-Nguy cơ tử vong hoặc thương tích trầm trọng tăng gấp đôi cho mỗi 10 dặm (16 km) khi lái trên 50 dặm (80km) một giờ;
-Tốn nhiên liệu nhiều hơn.

10-Là người lái xe an toàn khi[/H2] -Tôn trọng giới hạn tốc độ;
-Lái chậm khi thời tiết xấu hoặc khi nhìn đường không rõ;
-Giữ khoảng cách an toàn với xe trước;
-Không lái khi trong người mỏi mệt; và
-Không thử thời vận, khi mệt, khi say rượu cho là không sao, cứ cố lái xe về

11-Tránh cơn bực bội trong khi lái xe[/H2] Hùng hổ lái xe là nguyên nhân trực tiếp đưa tới tử vong và thương tích cho cả hàng ngàn người lớn trẻ em trong mỗi năm. Tránh tật xấu này bằng cách:
-Kiểm soát căng thẳng, lái thoải mái với âm nhạc và không khí trong lành. Khi cảm thấy bực mình, hít thở xâu và chậm rãi để thư giãn tâm hồn.
-Để người chuyên môn hướng dẫn cách lái xe; đừng sửa sai người khác bằng cách trả đũa hoặc tức giận ganh đua.
-Hít thở thật sâu và đếm từ một đến mười khi cảm thấy sẽ bực tức;
-Hãy mỉm cười vì bạn có thể kiểm soát được cảm xúc của mình; đừng để người lái xe khác làm bạn mất vui;
-Cứ nói “xin lỗi” để làm người khác hạ cơn bực của họ;
-Tránh khó chịu bằng cách sắp đặt chu đáo và dành nhiều thời gian cho chuyến đi;

12-Đừng bao giờ lái xe khi say rượu, vì rượu là:[/H2] -Chất làm giảm trí phán xét, gây khó khăn cho thị giác, và làm phản ứng chậm lại;
-Tích tụ trong dòng máu, ảnh hưởng xấu lên thần kinh;

13-Sự Kiện Rõ Ràng Là:[/H2] Mỗi 21 phút có một người chết vì tai nạn xe cộ liên can tới rượu trên trục giao thông tại Mỹ;
Trong suốt cuộc đời, cứ năm người thì có hai người bị tai nạn xe cộ liên can tới rượu;
Nhiều tiểu bang có luật lệ rất nghiêm ngặt về uống rượu lái xe: Bất cứ người lái xe nào dưới 21 tuổi mà có một chút rượu trong máu đều là vi phạm luật pháp.
Nên nhớ: Phương thức hữu hiệu nhất để tránh tai nạn do kẻ say rượu gây ra là Cài Dây An Toàn trên xe.

Kết luận[/H2] Lái xe thân thiện giúp mọi người được an toàn hơn
Chúc quý thân hữu lái xe bình an: đi tới nơi, về tới chốn!

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
Texas-Hoa Kỳ
Nguồn: http://www.khoahoc.net/baivo/nguyenyduc/050209-laixeantoan.htm



 
Hạng B2
12/12/07
310
244
63
không tính việc thích tốc độ thì em là người lái xe an toàn và thân thiện, em luôn luôn thực hiện giống như những đề nghị trên ngoại trừ 1 vài điều impossible ở việt nam (ko đi sát xe 2 bánh, gọi 911 ... :D )
 
Last edited by a moderator: