Hạng B2
17/8/06
187
0
16
E sưu tầm được bài viết này trên mạng nên post lên cho AE tham khảo mặc dù e biết có những lời khuyên trong bài viết này rất bình thường đối với nhiều tay lái giàu kinh nghiệm, nhưng chắc sẽ giúp ích cho những bác mới lấy bằng lái.

Lái xe là một nhu cầu cần thiết, một việc chúng ta làm hằng ngày, quen thuộc đến nỗi trở nên một phản xạ tự nhiên. Dầu vậy, rất ít người trong chúng ta biết cách hành xử khi bất thình lình gặp những trường hợp khẩn cấp trong khi lái xe như xe bị bể bánh, xe thắng không ăn, xe bị trượt, xe bị hết nước, xe bị hết dầu, xe đâm xuống sông, …vân…vân…Nếu một trong những điều trình bày dưới đây không may xảy ra trong khi chúng ta đang lái xe với vận tốc cao, và nếu chúng ta không bình tĩnh, không phản ứng đúng cách, sinh mạng của chúng ta và những người thân trong xe có thể bị nguy hiểm.


Tác giả không mong những điều xui xẻo này sẽ xảy đến cho quý bạn, nhưng lỡ trong tương lai, nếu một trong những trường hợp hoạ hiếm này thực sự xảy ra, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp quý bạn thoát được cơn hiểm nguy, và được an toàn bình an vô sự.


Sự BÌNH TĨNH là điều tối quan trọng trong bất cứ trường hợp khẩn cấp nào. Nếu bạn hoảng hốt, bạn sẽ làm cho tình thế trở nên tệ hại hơn vì trong nhiều trường hợp, bạn chỉ có một vài giây để phản ứng mà mạng sống của bạn và những người thân trong xe hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự quyết định của bạn trong thời gian ngắn ngủi đó. Nếu bạn giữ bình tĩnh, bạn đã có 50% cơ hội để sống sót, 50% phần còn lại sẽ tuỳ thuộc vào sự hiểu biết và phản ứng đúng hay sai, nhanh hay chậm của bạn. Phản ứng nhanh, đúng phương pháp sẽ tăng cơ hội sống còn của bạn và những người trong xe một cách đáng kể.


Dưới đây là những trường hợp tiêu biểu trong rất nhiều trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra trong khi chúng ta đang lái xe.



1. Xe bị đứt thắng:


Bạn đang lái xe, bỗng nhiên thắng xe của bạn không còn hữu hiệu để ngừng xe lại hay giảm tốc lực xe nữa. Bạn đạp mạnh trên bàn thắng, nhưng xe vẫn chạy vù vù. Hệ thống thắng xe của bạn đã bị hư hỏng. Thắng không ăn, hay còn gọi là đứt thắng, thường xảy ra không báo trước, do một trong những hư hỏng liên quan đến hệ thống thắng xe của bạn như hết dầu thắng, ống dẫn dầu bị bể, heo dầu bị hư, bố thắng mòn quá mức, vân…vân…Xe của bạn có thể hư thắng khi bạn đang ở trong thành phố, đang ở trên xa lộ hoặc tệ hơn nữa, đang đổ dốc trên đường đèo.


Bất cứ trong trường hợp nào, luôn giữ bình tĩnh, nên nhớ mục đích tối hậu của bạn là tìm mọi cách để dừng xe lại một cách an toàn càng sớm càng tốt.



A. Hư thắng trong thành phố:



Nếu thắng bị hư khi bạn đang chạy trong thành phố, với một vận tốc trung bình khoảng trên dưới 40 miles/giờ, những điều bạn cần làm là:



· Giữ bình tĩnh.
· Không nên tắt máy xe vì nếu bạn không cẩn thận, tay lái có thể bị khoá. Hơn nữa, khi bạn tắt máy xe, tay lái sẽ trở nên rất nặng khó điều khiển.
· Bật đèn chớp emergency
· Bóp kèn, pha đèn, ra hiệu cho những xe chung quanh biết bạn đang gặp trở ngại nguy hiểm để họ tránh xa
· Đạp thắng nhiều lần, hy vọng thắng sẽ hoạt động trở lại
· Buông chân ga
· Trả về số nhỏ. Nếu bạn lái xe số tay, trả số về số 4 hoặc 3, rồi 2, rồi 1. Nếu bạn lái xe số tự động, kéo cần số về hết phía sau
· Từ từ kéo thắng tay và lách vào lề phải.



Chú ý: Cẩn thận khi kéo thắng tay. Nếu bạn kéo thắng tay quá mạnh, quá nhanh, xe của bạn có thể bị trượt hoặc có thể bị quay vòng 360 độ.



B. Hư thắng trên xa lộ:


Nếu bạn đang chạy trên xa lộ, với một vận tốc cao 65-75 miles/giờ, trong trường hợp này, những điều bạn cần làm là:



· Giữ bình tĩnh.
· Không nên tắt máy xe vì nếu bạn không cẩn thận, tay lái có thể bị khoá. Hơn nữa, khi bạn tắt máy xe, tay lái sẽ trở nên rất nặng khó điều khiển.
· Bật đèn chớp emergency
· Bóp kèn, pha đèn, ra hiệu cho những xe chung quanh biết bạn đang gặp trở ngại nguy hiểm để họ tránh xa
· Đạp thắng nhiều lần, hy vọng thắng sẽ hoạt động trở lại
· Buông chân ga
· Trả về số nhỏ. Nếu bạn lái xe số tay, trả số về 4 hoặc 3, rồi 2, rồi 1. Nếu bạn lái xe số tự động, kéo cần số về hết phía sau
· Chờ cho xe giảm tốc độ xuống khoảng 40 miles/giờ, rồi mới từ từ, kéo thắng tay và lách vào lề phải.



Chú ý: Cẩn thận, nếu bạn kéo thắng tay khi xe còn đang ở tốc độ cao, và nếu bạn kéo quá mạnh, hoặc quá nhanh, xe của bạn có thể sẽ bị trượt, quay vòng 360 độ hoặc lật úp.



C. Hư thắng khi đang đổ dốc trên đường đèo:


Nếu bạn đang đổ dốc với một vận tốc cao 65-75 miles/giờ mà thắng xe bị hư, bạn đang lâm vào tình trạng rất nguy hiểm. Sự an toàn của bạn và những người thân trong xe hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự hành xử mau lẹ và đúng phương pháp của bạn. Những điều cần bạn làm trong trường hợp này:


· Giữ thật bình tĩnh.
· Không nên tắt máy xe vì nếu bạn không cẩn thận, tay lái có thể bị khoá. Hơn nữa, khi bạn tắt máy xe, tay lái sẽ trở nên rất nặng khó điều khiển.
· Bật đèn chớp emergency
· Bóp kèn, pha đèn, ra hiệu cho những xe chung quanh biết bạn đang gặp trở ngại nguy hiểm để họ tránh xa
· Đạp thắng nhiều lần, hy vọng thắng sẽ hoạt động trở lại
· Buông chân ga
· Trả về số nhỏ. Nếu bạn lái xe số tay, trả số về 4 hoặc 3, rồi 2, rồi 1. Nếu bạn lái xe số tự động, kéo cần số về hết phía sau. Xe của bạn sẽ giảm tốc lực chút đỉnh nhưng vẫn đổ dốc với tốc lực cao.
· Từ từ, kéo thắng tay


Chú ý: Cẩn thận, nếu bạn kéo thắng tay quá mạnh, hoặc quá nhanh, xe của bạn sẽ chắc chắn sẽ bị trượt hoặc sẽ quay vòng 360 độ hoặc lật úp.


· Nếu sau một thời gian ngắn xe bạn vẫn không dừng lại, có lẽ hệ thống thắng tay của bạn đã bị cháy và trở nên hoàn toàn vô hiệu. Để ý và tức khắc lái xe vào những “run-away-ramp”. Đây là những đường hoặc exit đặc biệt dành cho những xe đang đổ dốc bị hư thắng. Đường thường được trang bị những đụn cát để dừng xe lại. Hầu hết trên các đoạn đường đổ dốc đều có bảng chỉ dẫn để vào những con đường đặc biệt này.
· Nếu không có “run-away-ramp”, cố gắng làm giảm tốc lực xe bằng cách quẹt bên phải của xe vào những chướng ngại vật trên đường như bụi rậm, bờ rào cản… Đừng lo lắng về sự hư hại của chiếc xe. Mạng sống của bạn và những người trên xe quan trọng hơn.
· Nếu bạn đã làm hết mọi cách mà xe vẫn không dừng, cách cuối cùng để làm cho xe ngừng lại là ủi xe vào bụi rậm. Bụi rậm bên đường là chỗ an toàn nhất cho trường hợp này.


Chú ý: Tuyệt đối không bao giờ lao xe vào gốc cây, cột đèn hay mõm đá. Luôn luôn ghi nhớ là, trong những điều tệ hại, bạn sẽ có cơ hội sống còn nếu bạn khôn ngoan chọn điều ít tệ hại nhất.



2. Xe bị bể bánh:


Bạn đương lái xe trên xa lộ với tốc lực cao, bỗng nhiên một trong 4 bánh xe của bạn bị nổ vì những lý do như bánh xe mòn quá độ an toàn (gai xe mỏng hơn 1/32 hay .030 của một inch), bánh xe cán qua những vật sắc nhọn, bơm bánh xe quá độ…. Xe của bạn lập tức sẽ bị mất thăng bằng, và sẽ chao đảo. Những điều bạn cần làm trong trường hợp này là:


· Giữ bình tĩnh và không đạp thắng. Nếu bạn hốt hoảng đạp thắng, xe của bạn có thể quặt về một bên và sau đó sẽ lật và sẽ lăn nhiều vòng.
· Buông chân ga và kềm chặt tay lái. Sau một vài giây chao đảo, xe của bạn sẽ lấy lại được thăng bằng và bạn có thể điều khiển xe.
· Sau khi xe hết chao đảo, bật đèn chớp emergency, đạp thắng và từ từ lách vào lề phải.
· Nếu bạn đang ở gần lối ra xa lộ, lái xe chậm ra khỏi xa lộ. Đừng bận tâm về việc hư vỏ xe và niền xe. Sự an toàn của bạn quan trọng hơn.
· Nếu bạn ở quá xa lối ra xa lộ, tắp và đậu xe sát lề phải. Gọi 911 xin tiếp cứu nếu bạn có phôn cầm tay. Nếu đang ở gần hộp điện thoại khẩn cấp trên xa lộ, bạn có thể gọi xin tiếp cứu tại đó. Bạn chỉ cần nhắc điện thoại lên, điện thoại sẽ tự động nối với tổng đài và sẽ có nhân viên trực giúp đỡ bạn.
· Trong khi chờ đợi để được tiếp cứu, vào trong xe, khoá chặt cửa xe cho đến khi thấy nhân viên công lực hoặc nhân viên của hãng kéo xe tới.


Chú ý: Tuyệt đối không bao giờ băng ngang xa lộ hoặc thay bánh xe trên xa lộ. Không mở cửa xe cho bất cứ một người lạ mặt nào nếu không phải là nhân viên công lực hay nhân viên của hãng kéo xe


3. Xe bị trượt (skid or hydroplaning):


Xe bị trượt có nhiều lý do, thường là vì bạn thắng gấp, quẹo gắt hoặc vì đường trơn trợt trong mùa mưa, hay đường bị đóng băng. Nếu bạn không để ý và bảo trì vỏ xe của bạn đúng mức đến nỗi chúng bị mòn quá độ (gai bánh xe mỏng hơn 1/32 của một inch), bạn đang đánh bài với sinh mạng của bạn và những người thân trong xe mỗi khi bạn lái xe trên đường hoặc xa lộ, nhất là vào mùa mưa hoặc mùa tuyết.
Lý do là khi những bánh xe của bạn quá mòn, những rãnh bánh xe sẽ không còn khả năng thoát nước hoặc gai xe không còn khả năng bám trên mặt đường, khi bạn lái xe qua khoảng đường mưa ướt đóng vũng, hoặc qua đoạn đường bị đóng băng, xe của bạn sẽ có cơ hội bị trượt ngang và bạn sẽ mất sự điều khiển chiếc xe. Đôi khi xe của bạn sẽ trượt trên làn băng mỏng (hydroplaning) như người trượt tuyết. Trường hợp này thường xảy ra khi xe đạt tốc độ 35miles/giờ, tệ nhất là khoảng 55miles/giờ. Những điều nên làm trong trường hợp này là:



· Giữ bình tĩnh và không đạp thắng. Nếu bạn hốt hoảng đạp thắng, xe của bạn có thể sẽ quay vòng 360 độ, sẽ lật và lăn nhiều vòng, sẽ đâm vào gốc cây hoặc thành xi măng chắn trên xa lộ.
· Buông chân ga
· Nếu xe trượt vì đi ngang qua đoạn đường có nước đọng vũng, bạn chỉ cần kềm chặt tay lái, sau khi xe qua khỏi vũng nước, xe sẽ trở lại thăng bằng, bạn sẽ có thể lấy lại sự điều khiển xe.
· Nếu xe đuôi bị trượt ngang vì đường đóng băng hay tuyết, bạn chỉ cần bẻ tay lái cùng chiều với đuôi xe đến khi bạn cảm thấy có thể điều khiển được xe. Sau đó, cẩn thận bẻ tay lái ngược lại đến khi xe trở lại thăng bằng.



4. Máy xe bị nóng quá độ (engine overheating):


Máy xe bị nóng quá độ có thể do nhiều nguyên nhân như bình nước hoặc những ống cao su dẫn nước bị lủng làm mất hết nước, bơm nước bị hư, dụng cụ điều hoà nhiệt độ (thermostat) bị hư hoặc dây kéo cánh quạt bị đứt, vân…vân… Nhiều khi chỉ vì bạn xài máy lạnh quá độ trong mùa hè, hoặc bị kẹt xe nhiều tiếng đồng hồ trên đường hay xa lộ cũng làm cho máy xe bị nóng quá mức.


Trong điều kiện bình thường, cây kim chỉ nhiệt độ trong xe của bạn sẽ nằm ở giữa mực nóng (H) và lạnh (C). Bạn nên luôn để ý đến cây kim này. Nếu một khi nó vượt khỏi mức chính giữa của H và C, bạn sẽ phải có hành động. Những điều nên làm trong trường hợp này là:



· Nếu bạn đang ở một nơi xa lạ và điều kiện an toàn không cho phép bạn dừng lại, và nếu cây kim chỉ nhiệt độ chưa hoàn toàn lên đến vạch đỏ (H), bạn có thể tiếp tục lái về nhà, đến nơi an toàn, hoặc đến tiệm sửa xe nếu bạn làm những điều sau đây:


1. Tắt máy lạnh
2. Quay tất cả cửa kiếng xuống và mở máy sưởi đến mức tối đa bằng cách kéo cần nhiệt độ về hết tay phải và mở quạt đến mức mạnh nhất. Những điều này có thể giúp làm giảm nhiệt độ máy xe để bạn có thể chạy tiếp tục
· Nếu điều kiện an toàn cho phép hoặc nếu cây kim chỉ nhiệt độ đã lên đến vạch đỏ, bạn nên dừng lại bên lề đường, tắt máy, mở nắp xe và chờ cho máy nguội hoặc gọi cho cảnh sát hoặc xe kéo


Chú ý: Điều tối quan trọng trong trường hợp này là không bao giờ mở nắp bình nước khi máy xe còn nóng. Nếu bạn mở nắp bình nước xe trong khi máy xe còn nóng, nước trong bình sẽ xịt ra với một áp xuất rất cao, bạn sẽ bị phỏng hoặc bị mù.



5. Bàn đạp ga bị kẹt:


Hãy tưởng tượng bạn đang lái xe, bạn muốn xe chạy chậm lại, nhưng khi bạn nhấc chân ra khỏi bàn đạp ga, xe vẫn phon phon chạy. Hoặc bất thình lình bàn đạp ga tự nhiên bị kéo xuống, xe của bạn vọt tới trước và gia tăng tốc lực. Bạn phải làm gì trong trường hợp này?
Những điều bạn cần làm là:



· Giữ thật bình tĩnh.
· Bật đèn chớp emergency
· Tắt máy xe.


Chú ý: Cẩn thận, vặn chìa khoá ngược chiều kim đồng hồ chỉ một nấc. Tay lái xe sẽ khoá cứng nếu bạn vặn hết hai nấc.


· Đạp thắng cho xe ngừng lại cành nhanh càng tốt
· Bóp kèn, pha đèn, ra hiệu cho những xe chung quanh biết bạn đang gặp trở ngại và tắp vào lề phải. Tay lái xe bạn sẽ rất nặng nhưng bạn vẫn có thể bẻ lái được.



6. Xe không thể bẻ lái được:


Xe không thể bẻ lái được có thể xảy ra bất cứ lúc nào và không báo trước. Bạn không còn điều khiển được xe như ý muốn. Có thể hệ thống bẻ lái xe của bạn đã bị hư một bộ phận. Đôi khi, bạn vẫn điều khiển xe được nhưng tay lái rất nặng, như trường hợp dây kéo bị đứt hoặc phần trợ lực tay lái (power steering) bị hư. Những điều cần bạn làm trong trường hợp này:


· Giữ thật bình tĩnh.
· Bật đèn chớp emergency
· Bóp kèn, pha đèn, ra hiệu cho những xe chung quanh biết bạn đang gặp trở ngại nguy hiểm để họ tránh xa
· Đạp thắng để xe ngừng lại càng sớm càng tốt
· Đậu xe sát lề và gọi cho cảnh sát hoặc xe kéo



7. Xe bị mất áp xuất của nhớt máy:


Khi đèn báo áp xuất nhớt máy bất thình lình hiện lên, không có nghĩa là xe bạn bị hết nhớt, mà đó là dấu hiệu của áp suất nhớt xuống thấp hơn mức bình thường. Điều này có thể do xe thiếu nhớt, bơm dầu xe bị hư, hoặc đôi khi chính hệ thống đèn báo bị hư. Trong bất cứ trường hợp nào, bạn nên dừng xe lại tức thời và kiểm soát lại hệ thống nhớt. Những điều nên làm trong trường hợp này:


· Bật đèn chớp emergency và tắp xe vào lề phải
· Mở nắp xe và kiểm soát mực nhớt bằng cây đo. Nếu mực nhớt quá thấp, đổ thêm nhớt ( luôn luôn đem theo trong xe ít nhất một hoặc hai lon nhớt dự trữ). Kiểm soát lại mực nhớt
· Nếu mực nhớt ở mức bình thường mà đèn báo vẫn sáng, nếu bạn không nghe những tiếng kêu bất thường từ động cơ xe, và nếu điều kiện an toàn không cho phép để bạn chờ cảnh sát hoặc xe kéo đến, bạn có thể lái xe một vài dặm để đến tiệm sửa xe, nhưng đừng lái xa hơn.



8. Xe bị đâm xuống sông, hồ….


Trong một vài trường hợp họa hiếm xe của bạn bị lạc tay lái và đâm thẳng xuống sông hoặc xuống hồ. Thông thường, xe của bạn sẽ nổi vào khoảng vài giây trước khi chìm hoàn toàn xuống nước. Nếu bạn bình tĩnh và nếu bạn hành xử đúng cách trong thời gian này, bạn sẽ có nhiều cơ hội thoát ra ngoài và sống sót. Những điều bạn cần làm là:


· Giữ thật bình tĩnh.
· Đừng phí thì giờ vô ích để tìm cách mở cửa xe. Áp xuất bên ngoài của nước sẽ làm cửa xe bạn không thể nào mở được. Trong vài giây đầu, khi điện trong xe còn, quay cửa kiếng xuống và thoát ra ngoài bằng cửa sổ.
· Nếu cửa kiếng xe của bạn thuộc loại power, và bạn không thể hay chỉ có thể quay cửa kiếng xuống được một phần vì điện trong xe bị mất, nhanh chóng di chuyển về phía sau xe nơi vẫn còn dưỡng khí (vì đầu xe nặng sẽ chìm trước), chờ đến khi trong xe hoàn toàn ngập nước để áp xuất bên ngoài và bên trong bằng nhau, hít một hơi dài, mở cửa xe và thoát ra ngoài



9. Buồn ngủ:


Buồn ngủ hoặc mệt mỏi trong khi lái xe là một trong những nguyên nhân chính đưa đến tai nạn trên xa lộ đưa đến cái chết cho hằng trăm ngàn người tại Hoa Kỳ.
Phương thuốc chữa bịnh buồn ngủ hay nhất là giấc ngủ. Vì vậy, nên cố gắng ngủ đầy đủ trước khi ngồi trước tay lái hoặc trước khi làm một cuộc hành trình đường dài. Không bao giờ lái xe quá sức của mình hoặc trên 12 tiếng một ngày.
Nếu bạn đang lái xe và bỗng dưng cảm thấy buồn ngủ, hoặc có những triệu chứng như mệt mỏi, chảy nước mắt, đầu óc mơ màng, mở mắt không nổi, giật mình tỉnh giấc khi xe cán lên những lằn đinh ngăn đường, vân…vân…, và nếu bạn không dừng xe lại mà vẫn tiếp tục lái, bạn đang đánh bài với sinh mạng của chính bạn, của những người thân trong xe và của những người chung quanh. Những điều bạn cần phải làm ngay là:



· Bật đèn chớp emergency
· Tắp vào lề, dừng xe lại và đổi tay lái cho người khác.
Nếu bạn chỉ có một mình:
· Xuống exit nếu bạn đang ở trên xa lộ, tìm nơi an toàn và ngả ghế ngủ khoảng 15 hay 20 phút để lấy lại sức, ra khỏi xe và đi bách bộ chung quanh xe khoảng 10 phút để máu lưu thông tuần hoàn trong cơ thể, hoặc làm một vài động tác thể dục. Bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo và có thể tiếp tục
· Nếu bạn không thể xuống exit, quay cửa kiếng xuống nếu trời lạnh hoặc quay cửa kiếng lên và mở máy lạnh tối đa khi trời nóng. Điều nên nhớ là, nhiệt độ trong xe càng cao sẽ làm bạn càng thêm buồn ngủ
· Nếu trong xe có đá lạnh, lấy một cục và bỏ lên sau gáy
· Uống cà phê nóng hoặc trà nóng (trà sâm là tốt nhất)
· Nghe nhạc giựt gân hoặc nói chuyện với người bên cạnh
· Nếu đã làm tất cả các điều trên mà bạn vẫn lim dim, mơ màng, hoặc giật mình tỉnh giấc mỗi khi xe cán qua lằn đinh ngăn đôi đường, bạn phải tức khắc tìm chỗ an toàn ngừng xe lại và ngủ một giấc để lấy lại sức. Không bao giờ cố gắng tiếp tục lái xe khi bạn đang buồn ngủ



10. Những xa lộ tử thần:


Tại Hoa Kỳ, có những xa lộ được mệnh danh là những “xa lộ tử thần” vì số người tử thương trên những xa lộ này. Đó là những xa lộ xuyên bang, hoặc trong tiểu bang, thường được gọi là xa lộ đồng quê, chỉ có hai lối (lanes) cho xe chạy, không có lằn đinh ngăn đôi đường, và không có tường chắn ở giữa. Bạn nên tránh dùng những xa lộ này nếu có thể. Thay vào đó, bạn nên dùng những xa lộ có tường chắn ở giữa và có nhiều lối cho xe chạy. Nếu bạn bắt buộc phải dùng những xa lộ này, xin nhớ kỹ những điều sau đây:


· Chỉ qua mặt ở những chỗ mà lằn vẽ đứt đoạn ở bên phần đường của mình
· Khi muốn qua mặt xe khác, bạn phải chắc chắn là phía trước không có xe ngược chiều đang đi tới, hoặc nếu có xe ngược chiều đang đi tới, bạn phải chắc chắn là bạn có đủ thời giờ để qua mặt
· Không bao giờ qua mặt xe khác tại những khúc đường quanh, hoặc trên dốc
· Không bao giờ qua mặt xe khác khi điều kiện thời tiết không an toàn như: nắng chói, sương mù, mưa, tuyết, đường đóng băng, vân…vân…


Chú ý: Tuyệt đối không bao giờ qua mặt ban đêm khi bạn nhìn thấy hai ánh đèn xe phía trước dù rất nhỏ. Lý do là bạn sẽ không thể lượng định được khoảng cách của chiếc xe ngược chiều và sẽ không có đủ thì giờ để qua mặt.


Nếu bạn đang lái xe trên những xa lộ này và bỗng dưng bạn nhận thấy chiếc xe ngược chiều đang từ từ lấn sang phần đường của bạn. Điều này thường xảy ra vì người tài xế của chiếc xe đó lơ đãng, không tập trung trong việc lái xe, buồn ngủ, đang bị ảnh hưởng của rượu, ma tuý, thuốc uống… hoặc do những lý do khác.
Bạn phải làm gì ? Nếu bạn không nhanh chóng hành động hoặc hành động không đúng cách, sinh mạng của bạn và của những người thân trong xe sẽ bị nguy hiểm. Những điều bạn nên làm trong trường hợp này là:


·Bóp kèn, pha đèn báo động người tài xế của chiếc xe ngược chiều. Hầu hết trong mọi trường hợp, người tài xế chiếc xe ngược chiều sẽ sửa sai và trở về phần đường của anh ta
Nếu bóp kèn và pha đèn không đem lại kết quả, lái xe về sát phía bên phải để tránh tai nạn


Chú ý: Không bao giờ lách về phía trái vì người tài xế xe ngược chiều có thể thấy bạn, sửa sai và lách về bên phải của anh ta. Bạn và anh ta sẽ đụng nhau ở giữa đường
 
Hạng B2
26/3/07
266
0
16
Tp. HCM
RE: Bạn phải làm gì trong những trường hợp khẩn cấp ?

Rất hữu ít thanks bác !;)
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
RE: Bạn phải làm gì trong những trường hợp khẩn cấp ?

Kinh nghiệm: Loại được thử nghiệm đúc kết như thế giá rẽ, loại tự đúc kết giá rất đắt. Thanks bác. Tựu trung trước khi muốn xử lý gì cũng phải xử lý chính mình: Bình tỉnh. Dĩ bất biến ứng vạn biến mà:D Nhưng hiệu quả đến đâu thì còn tùy, trong đó có yếu tố: May???
 
Hạng B2
18/8/04
221
44
28
40
RE: Bạn phải làm gì trong những trường hợp khẩn cấp ?

Cám ơn bài chia sẻ kinh nghiệm của bác, rất là bổ ích. Không biết nếu mình xảy ra thì có làm đúng như lý thuết không. Kiếm xe nào thực tập để nắm rõ khi có chuyện là phản xạ chính xác luôn. :D
 
Hạng B2
11/2/08
343
21
18
Vùng sâu vùng xa
RE: Bạn phải làm gì trong những trường hợp khẩn cấp ?

Trích đoạn: dinhkhang

8. Xe bị đâm xuống sông, hồ….

Trong một vài trường hợp họa hiếm xe của bạn bị lạc tay lái và đâm thẳng xuống sông hoặc xuống hồ. Thông thường, xe của bạn sẽ nổi vào khoảng vài giây trước khi chìm hoàn toàn xuống nước. Nếu bạn bình tĩnh và nếu bạn hành xử đúng cách trong thời gian này, bạn sẽ có nhiều cơ hội thoát ra ngoài và sống sót. Những điều bạn cần làm là:


· Giữ thật bình tĩnh.
·
· Nếu cửa kiếng xe của bạn thuộc loại power, và bạn không thể hay chỉ có thể quay cửa kiếng xuống được một phần vì điện trong xe bị mất, nhanh chóng di chuyển về phía sau xe nơi vẫn còn dưỡng khí (vì đầu xe nặng sẽ chìm trước), chờ đến khi trong xe hoàn toàn ngập nước để áp xuất bên ngoài và bên trong bằng nhau, hít một hơi dài, mở cửa xe và thoát ra ngoài

tham khảo rất tốt :D,, có nhiều cái cũng xem lại nhá ,,,, ví dụ cái này,,,, chờ nó ngập nước đầy rồi áp suất bằng nhau,, hit 1 hơi dài,,,
bash.gif
bụng, phổi đầy nước,,, ặc ặc,,:mad:, vĩnh biệt các... vợ,,,,, anh đie đây
77.gif
 
Hạng C
1/3/04
572
186
43
Vietnam
RE: Bạn phải làm gì trong những trường hợp khẩn cấp ?

· Đạp thắng nhiều lần, hy vọng thắng sẽ hoạt động trở lại
· Buông chân ga


Hehe, vậy phải đạp thắng bằng chân nào nếu khi đạp thắng vẫn chưa buông chân ga??!
:D
 
Hạng D
11/2/08
4.041
20
38
53
HCM
RE: Bạn phải làm gì trong những trường hợp khẩn cấp ?

Trích đoạn: longcg

· Đạp thắng nhiều lần, hy vọng thắng sẽ hoạt động trở lại
· Buông chân ga


Hehe, vậy phải đạp thắng bằng chân nào nếu khi đạp thắng vẫn chưa buông chân ga??!
:D


Chắc là chân giữa bác ợ :D

Em đùa tí thui chứ bài sưu tầm của bác dinhkhang rất có ích, nhưng em nghĩ quan trọng nhất là bình tĩnh (điều này thật không dễ nếu đang chạy trên 40 miles/h mà phát hiện mình bị hư thắng) và cộng thêm thật nhiều may mắn :)

Hên xui [8D]
 
Hạng D
RE: Bạn phải làm gì trong những trường hợp khẩn cấp ?

Ví dụ đang bon bon trên đường quốc lộ xe cộ nối đuôi nhau mà đi, nếu xe bị tuột (hoặc đứt) dây côn thì phải làm sao hả các bác? Lúc ấy mà gây ra cảnh kẹt xe thì... [&:]
 
Hạng B2
12/12/07
310
244
63
RE: Bạn phải làm gì trong những trường hợp khẩn cấp ?

đó là những gì có thể xãy ra với chúng ta. thật ra thì khi đó chúng ta chỉ làm theo phản xạ tư nhiên, theo thói quen. vì vậy chúng ta nên tập những thói quen tốt trong khi lái xe. nói thì luôn dể hơn làm nhỉ? :D tai nạn thường xãy ra lúc ta không ngờ nhất.

như các bác thấy em tô đỏ các dòng bên dưới (trích của bác dinhkhang, em xoá đi 1 vài trường hợp mà rất may mắn là em chưa gặp phải vì bài dài quá) là những lần trục trặc em đã từng bị như thế.

-đỏ 1: máy nóng: xe em bị thũng két nước. kim nhiệt nhảy rất cao mỗi khi em đi chậm hoặc dừng xe. vì bận và vì "thiếu hiểu biết" em để vậy trong nữa năm trời. tới 1 ngày nọ, trời mưa, xe chạy 70-80km/h, kim nhiệt vẫn nhảy vọt. em tắt radio, máy lạnh, chạy như bay về nhà. 30 phút sau, tới nhà, khói trắng từ nắp capo bốc lên nghi ngút, kim nhiệt "kịch kim", máy kêu ào ào, xe giật ầm ầm, đạp gas chỉ làm cho xe càng thêm giật. em cố gắng đưa xe vô bãi. trời tối rồi, tắm rửa nghĩ ngơi, sáng tính tiếp. sáng hôm sau, đề máy 1 phát, kim nhiệt kịch kim luôn. cố bò tới garage gần nhà. thay két nứớc mới, chạy bình thường. hậu quả: lát nữa tổng kết :D sợ tới già

-đỏ 2: bàn đạp ga bị kẹt : cái này thì chỉ thoáng qua nhưng cũng làm em hết hồn
42.gif
xe đang chạy 80km/h, gặp 1 thàng cha chạy xe máy phía trước. đang đi trong lề bổng nhiên hắn đảo xe ra giữa đường. em giật mình vừa đạp thắng vừa còi inh ỏi. trời ạ. bàn đạp dính luôn dưới sàn (nó bị kẹt vô tám lót bằng cao su và tấm thảm sàn bị rách, sau này em mới biết), đạp thắng không ăn, no' cứ như người bi hụt hơi, sắp chết đuối ( em bị hut hơi lúc đi bơi 1 lần :D). em hoảng hồn vừa nhắp gas liên tục vừa đánh lái sang trái. chân gas nhả ra cũng vừa lúc thắng cha đi xe máy nghe còi em sát dít nên nó tấp vô lề [&:] tim em lúc đó như rớt ra ngoài luôn. em chạy thiệt chậm 1 đoạn dài mới lấy lại bình tĩnh đi tiếp. chuyện thấy dài vậy chứ nó xãy ra chắc chỉ khaõng 10 - 15s thôi :D

-đỏ 3 - 4: xe bi mất áp suất nhớt - không bẻ lái được : em đang vào cua, tốc độ giảm từ 70 km/h xuống 40 km/h. em trả số, thả côn, đạp gas. đèn bình và đèn nhớt hiện lên, kich kịch, xe giật nhẹ vài cái rồi máy xe lịm dần, tay lái cứng ngắt, xe trôi qua bên kia đường, đạp gas, đạp thắng đều tuột luốt. em chụp thắng tay kéo cái roẹt. xe nằm giữa ngã 3, rất may là trong khu công nghịêp, đường xá vắng teo. em văn chìa khoá off rồi đề lại, đi tiếp ( trước đây có bị vài lần lúc mới trong chổ rửa xe ra, em hay tắt máy rồi đề đi luôn trong lúc xe vẩn đang trôi :D dem ra garage không biết bệnh gì nên để vậy đi luôn)

-đỏ 5: buồn ngủ : chắc bác nào cũng nếm cảm giác này rồi nên em cũng xin miển bàn :D

===>hậu quả của sự thiếu hiểu biết : 1 ngày nọ, xe em nằm ngay đơ cáng cuốc trên đường, kêu cứu hộ kéo về garage : làm lại máy vì xe bị thiếu nhớt mà không biết + xe bị nóng quá mức trong thời gian dài (vì két nước thủng)+lội nước trong thành phố thường xuyên, nuớc toàn ngập tới sàn xe (cái này bất khả kháng :mad:)

chuyện xãy ra trong năm vừa rồi, rất may là em vẩn còn ngồi đây 8 với các bác sau bấy nhiêu sự việc mà chỉ cần kém may mắn xíu thì em tiêu rồi[&:] giờ thì em giả từ em nó rồi, cưới em xinh hơn, virgin, khỏi lo "mắc bệnh thế kỷ"
04.gif



Trích đoạn: dinhkhang

E sưu tầm được bài viết này trên mạng nên post lên cho AE tham khảo mặc dù e biết có những lời khuyên trong bài viết này rất bình thường đối với nhiều tay lái giàu kinh nghiệm, nhưng chắc sẽ giúp ích cho những bác mới lấy bằng lái.

Lái xe là một nhu cầu cần thiết, một việc chúng ta làm hằng ngày, quen thuộc đến nỗi trở nên một phản xạ tự nhiên. Dầu vậy, rất ít người trong chúng ta biết cách hành xử khi bất thình lình gặp những trường hợp khẩn cấp trong khi lái xe như xe bị bể bánh, xe thắng không ăn, xe bị trượt, xe bị hết nước, xe bị hết dầu, xe đâm xuống sông, …vân…vân…Nếu một trong những điều trình bày dưới đây không may xảy ra trong khi chúng ta đang lái xe với vận tốc cao, và nếu chúng ta không bình tĩnh, không phản ứng đúng cách, sinh mạng của chúng ta và những người thân trong xe có thể bị nguy hiểm.


Tác giả không mong những điều xui xẻo này sẽ xảy đến cho quý bạn, nhưng lỡ trong tương lai, nếu một trong những trường hợp hoạ hiếm này thực sự xảy ra, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp quý bạn thoát được cơn hiểm nguy, và được an toàn bình an vô sự.


Sự BÌNH TĨNH là điều tối quan trọng trong bất cứ trường hợp khẩn cấp nào. Nếu bạn hoảng hốt, bạn sẽ làm cho tình thế trở nên tệ hại hơn vì trong nhiều trường hợp, bạn chỉ có một vài giây để phản ứng mà mạng sống của bạn và những người thân trong xe hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự quyết định của bạn trong thời gian ngắn ngủi đó. Nếu bạn giữ bình tĩnh, bạn đã có 50% cơ hội để sống sót, 50% phần còn lại sẽ tuỳ thuộc vào sự hiểu biết và phản ứng đúng hay sai, nhanh hay chậm của bạn. Phản ứng nhanh, đúng phương pháp sẽ tăng cơ hội sống còn của bạn và những người trong xe một cách đáng kể.


Dưới đây là những trường hợp tiêu biểu trong rất nhiều trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra trong khi chúng ta đang lái xe.


4. Máy xe bị nóng quá độ (engine overheating):


Máy xe bị nóng quá độ có thể do nhiều nguyên nhân như bình nước hoặc những ống cao su dẫn nước bị lủng làm mất hết nước, bơm nước bị hư, dụng cụ điều hoà nhiệt độ (thermostat) bị hư hoặc dây kéo cánh quạt bị đứt, vân…vân… Nhiều khi chỉ vì bạn xài máy lạnh quá độ trong mùa hè, hoặc bị kẹt xe nhiều tiếng đồng hồ trên đường hay xa lộ cũng làm cho máy xe bị nóng quá mức.


Trong điều kiện bình thường, cây kim chỉ nhiệt độ trong xe của bạn sẽ nằm ở giữa mực nóng (H) và lạnh (C). Bạn nên luôn để ý đến cây kim này. Nếu một khi nó vượt khỏi mức chính giữa của H và C, bạn sẽ phải có hành động. Những điều nên làm trong trường hợp này là:



· Nếu bạn đang ở một nơi xa lạ và điều kiện an toàn không cho phép bạn dừng lại, và nếu cây kim chỉ nhiệt độ chưa hoàn toàn lên đến vạch đỏ (H), bạn có thể tiếp tục lái về nhà, đến nơi an toàn, hoặc đến tiệm sửa xe nếu bạn làm những điều sau đây:


1. Tắt máy lạnh
2. Quay tất cả cửa kiếng xuống và mở máy sưởi đến mức tối đa bằng cách kéo cần nhiệt độ về hết tay phải và mở quạt đến mức mạnh nhất. Những điều này có thể giúp làm giảm nhiệt độ máy xe để bạn có thể chạy tiếp tục
· Nếu điều kiện an toàn cho phép hoặc nếu cây kim chỉ nhiệt độ đã lên đến vạch đỏ, bạn nên dừng lại bên lề đường, tắt máy, mở nắp xe và chờ cho máy nguội hoặc gọi cho cảnh sát hoặc xe kéo



Chú ý: Điều tối quan trọng trong trường hợp này là không bao giờ mở nắp bình nước khi máy xe còn nóng. Nếu bạn mở nắp bình nước xe trong khi máy xe còn nóng, nước trong bình sẽ xịt ra với một áp xuất rất cao, bạn sẽ bị phỏng hoặc bị mù.



5. Bàn đạp ga bị kẹt:

Hãy tưởng tượng bạn đang lái xe, bạn muốn xe chạy chậm lại, nhưng khi bạn nhấc chân ra khỏi bàn đạp ga, xe vẫn phon phon chạy. Hoặc bất thình lình bàn đạp ga tự nhiên bị kéo xuống, xe của bạn vọt tới trước và gia tăng tốc lực. Bạn phải làm gì trong trường hợp này?
Những điều bạn cần làm là:



· Giữ thật bình tĩnh.
· Bật đèn chớp emergency
· Tắt máy xe.


Chú ý: Cẩn thận, vặn chìa khoá ngược chiều kim đồng hồ chỉ một nấc. Tay lái xe sẽ khoá cứng nếu bạn vặn hết hai nấc.


· Đạp thắng cho xe ngừng lại cành nhanh càng tốt
· Bóp kèn, pha đèn, ra hiệu cho những xe chung quanh biết bạn đang gặp trở ngại và tắp vào lề phải. Tay lái xe bạn sẽ rất nặng nhưng bạn vẫn có thể bẻ lái được.



6. Xe không thể bẻ lái được:


Xe không thể bẻ lái được có thể xảy ra bất cứ lúc nào và không báo trước. Bạn không còn điều khiển được xe như ý muốn. Có thể hệ thống bẻ lái xe của bạn đã bị hư một bộ phận. Đôi khi, bạn vẫn điều khiển xe được nhưng tay lái rất nặng, như trường hợp dây kéo bị đứt hoặc phần trợ lực tay lái (power steering) bị hư. Những điều cần bạn làm trong trường hợp này:


· Giữ thật bình tĩnh.
· Bật đèn chớp emergency
· Bóp kèn, pha đèn, ra hiệu cho những xe chung quanh biết bạn đang gặp trở ngại nguy hiểm để họ tránh xa
· Đạp thắng để xe ngừng lại càng sớm càng tốt
· Đậu xe sát lề và gọi cho cảnh sát hoặc xe kéo




7. Xe bị mất áp xuất của nhớt máy:


Khi đèn báo áp xuất nhớt máy bất thình lình hiện lên, không có nghĩa là xe bạn bị hết nhớt, mà đó là dấu hiệu của áp suất nhớt xuống thấp hơn mức bình thường. Điều này có thể do xe thiếu nhớt, bơm dầu xe bị hư, hoặc đôi khi chính hệ thống đèn báo bị hư. Trong bất cứ trường hợp nào, bạn nên dừng xe lại tức thời và kiểm soát lại hệ thống nhớt. Những điều nên làm trong trường hợp này:


· Bật đèn chớp emergency và tắp xe vào lề phải
· Mở nắp xe và kiểm soát mực nhớt bằng cây đo. Nếu mực nhớt quá thấp, đổ thêm nhớt ( luôn luôn đem theo trong xe ít nhất một hoặc hai lon nhớt dự trữ). Kiểm soát lại mực nhớt
· Nếu mực nhớt ở mức bình thường mà đèn báo vẫn sáng, nếu bạn không nghe những tiếng kêu bất thường từ động cơ xe, và nếu điều kiện an toàn không cho phép để bạn chờ cảnh sát hoặc xe kéo đến, bạn có thể lái xe một vài dặm để đến tiệm sửa xe, nhưng đừng lái xa hơn.



9. Buồn ngủ:


Buồn ngủ hoặc mệt mỏi trong khi lái xe là một trong những nguyên nhân chính đưa đến tai nạn trên xa lộ đưa đến cái chết cho hằng trăm ngàn người tại Hoa Kỳ.
Phương thuốc chữa bịnh buồn ngủ hay nhất là giấc ngủ. Vì vậy, nên cố gắng ngủ đầy đủ trước khi ngồi trước tay lái hoặc trước khi làm một cuộc hành trình đường dài. Không bao giờ lái xe quá sức của mình hoặc trên 12 tiếng một ngày.
Nếu bạn đang lái xe và bỗng dưng cảm thấy buồn ngủ, hoặc có những triệu chứng như mệt mỏi, chảy nước mắt, đầu óc mơ màng, mở mắt không nổi, giật mình tỉnh giấc khi xe cán lên những lằn đinh ngăn đường, vân…vân…, và nếu bạn không dừng xe lại mà vẫn tiếp tục lái, bạn đang đánh bài với sinh mạng của chính bạn, của những người thân trong xe và của những người chung quanh. Những điều bạn cần phải làm ngay là:



· Bật đèn chớp emergency
· Tắp vào lề, dừng xe lại và đổi tay lái cho người khác.
Nếu bạn chỉ có một mình:
· Xuống exit nếu bạn đang ở trên xa lộ, tìm nơi an toàn và ngả ghế ngủ khoảng 15 hay 20 phút để lấy lại sức, ra khỏi xe và đi bách bộ chung quanh xe khoảng 10 phút để máu lưu thông tuần hoàn trong cơ thể, hoặc làm một vài động tác thể dục. Bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo và có thể tiếp tục
· Nếu bạn không thể xuống exit, quay cửa kiếng xuống nếu trời lạnh hoặc quay cửa kiếng lên và mở máy lạnh tối đa khi trời nóng. Điều nên nhớ là, nhiệt độ trong xe càng cao sẽ làm bạn càng thêm buồn ngủ
· Nếu trong xe có đá lạnh, lấy một cục và bỏ lên sau gáy
· Uống cà phê nóng hoặc trà nóng (trà sâm là tốt nhất)
· Nghe nhạc giựt gân hoặc nói chuyện với người bên cạnh
· Nếu đã làm tất cả các điều trên mà bạn vẫn lim dim, mơ màng, hoặc giật mình tỉnh giấc mỗi khi xe cán qua lằn đinh ngăn đôi đường, bạn phải tức khắc tìm chỗ an toàn ngừng xe lại và ngủ một giấc để lấy lại sức. Không bao giờ cố gắng tiếp tục lái xe khi bạn đang buồn ngủ



10. Những xa lộ tử thần:


Tại Hoa Kỳ, có những xa lộ được mệnh danh là những “xa lộ tử thần” vì số người tử thương trên những xa lộ này. Đó là những xa lộ xuyên bang, hoặc trong tiểu bang, thường được gọi là xa lộ đồng quê, chỉ có hai lối (lanes) cho xe chạy, không có lằn đinh ngăn đôi đường, và không có tường chắn ở giữa. Bạn nên tránh dùng những xa lộ này nếu có thể. Thay vào đó, bạn nên dùng những xa lộ có tường chắn ở giữa và có nhiều lối cho xe chạy. Nếu bạn bắt buộc phải dùng những xa lộ này, xin nhớ kỹ những điều sau đây:


· Chỉ qua mặt ở những chỗ mà lằn vẽ đứt đoạn ở bên phần đường của mình
· Khi muốn qua mặt xe khác, bạn phải chắc chắn là phía trước không có xe ngược chiều đang đi tới, hoặc nếu có xe ngược chiều đang đi tới, bạn phải chắc chắn là bạn có đủ thời giờ để qua mặt
· Không bao giờ qua mặt xe khác tại những khúc đường quanh, hoặc trên dốc
· Không bao giờ qua mặt xe khác khi điều kiện thời tiết không an toàn như: nắng chói, sương mù, mưa, tuyết, đường đóng băng, vân…vân…


Chú ý: Tuyệt đối không bao giờ qua mặt ban đêm khi bạn nhìn thấy hai ánh đèn xe phía trước dù rất nhỏ. Lý do là bạn sẽ không thể lượng định được khoảng cách của chiếc xe ngược chiều và sẽ không có đủ thì giờ để qua mặt.


Nếu bạn đang lái xe trên những xa lộ này và bỗng dưng bạn nhận thấy chiếc xe ngược chiều đang từ từ lấn sang phần đường của bạn. Điều này thường xảy ra vì người tài xế của chiếc xe đó lơ đãng, không tập trung trong việc lái xe, buồn ngủ, đang bị ảnh hưởng của rượu, ma tuý, thuốc uống… hoặc do những lý do khác.
Bạn phải làm gì ? Nếu bạn không nhanh chóng hành động hoặc hành động không đúng cách, sinh mạng của bạn và của những người thân trong xe sẽ bị nguy hiểm. Những điều bạn nên làm trong trường hợp này là:


·Bóp kèn, pha đèn báo động người tài xế của chiếc xe ngược chiều. Hầu hết trong mọi trường hợp, người tài xế chiếc xe ngược chiều sẽ sửa sai và trở về phần đường của anh ta
Nếu bóp kèn và pha đèn không đem lại kết quả, lái xe về sát phía bên phải để tránh tai nạn


Chú ý: Không bao giờ lách về phía trái vì người tài xế xe ngược chiều có thể thấy bạn, sửa sai và lách về bên phải của anh ta. Bạn và anh ta sẽ đụng nhau ở giữa đường
 
Hạng D
10/6/05
1.146
6
38
60
GMFC
RE: Bạn phải làm gì trong những trường hợp khẩn cấp ?

cám ơn bài sưu tầm của bác, rất hữu ích
clapping_hand.gif
clapping_hand.gif
clapping_hand.gif