Hạng D
23/5/12
1.937
77.857
113
CHỨNG : ??? BẤT ĐỘNG SẢN liên quan VIN : ??? BẤT ĐỘNG SẢN khác ; ???
Mới có tin em bác Vượng bị bắt. Không biết sắp tới có ảnh hưởng đến VIC ko nhỉ ?

View attachment 1893616
50/50

Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) cho thấy, cổ đông lớn Kallang Limited (Cayman Islands) của CTCP Nhựa và Môi trường Xanh An Phát (AAA) vừa bán ra 2,25 triệu cổ phiếu AAA, giảm tỷ lệ sở hữu tại công ty xuống còn 6,16% (tương đương gần 10,55 triệu cổ phần).

Kallang Limited là cổ đông sở hữu số cổ phần lớn thứ hai tại AAA, xếp sau An Phát Holdings. Cổ đông lớn tiếp theo là quỹ đầu tư ngoại PYN Elite Fund với tỷ lệ sở hữu 4,98% vốn điều lệ.

Cổ đông ngoại lớn nhất bán ra trong bối cảnh AAA nổi sóng, tăng giá mạnh khoảng 3 tháng gần đây và công ty đặt mục tiêu kinh doanh cao nhất trong lịch sử thành lập của doanh nghiệp với doanh thu 2019 là 10 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 510 tỷ đồng.
Kallang Limited cũng liên tục bán ra một lượng lớn cổ phiếu của Năm Bảy Bảy (NBB) trong tháng 3. Tổng cộng, đơn vị trực thuộc quỹ Vietnam Phoenix Fund đã bán khoảng 6 triệu cổ phiếu NBB giảm số lượng nắm giữ xuống còn 4,8 triệu đơn vị (tương ứng 4,81%) và không còn là cổ đông lớn của doanh nghiệp.

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) của ông Lê Viết Hải vừa công bố thông tin cho biết Quỹ ngoại Pyn Elite Fund (Non-Uctis) của Phần Lan đã bán tổng cộng khoảng 8 triệu cổ phần HBC trong khoảng 2 tuần giữa tháng 3, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 15,08 triệu (tương đương 7,69%).

Trước đó, quỹ Pyn Elite Fund cũng đã thoái vốn ở nhiều doanh nghiệp, trong đó có thương vụ bán 500 ngàn cổ phiếu VND của Công ty Chứng khoán VNDirect giảm sở hữu xuống còn 14,8 triệu cổ phiếu (9,8%).

Áp lực bán ra của cổ đông ngoại lớn đã khiến giá cổ phiếu đi xuống. CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy thậm chí vừa phải đưa ra quyết định đăng ký mua vào hơn 9,75 triệu cổ phiếu quỹ theo phương thức khớp lệnh trong khoảng thời gian từ 1/4 đến 26/4/2019.

Áp lực thoái vốn của khối ngoại được xem là một trong các nguyên nhân khiến cổ phiếu của doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng HBC hiện ở vùng thấp nhất trong khoảng một năm rưỡi qua, chỉ bằng khoảng 50% so với đỉnh cao khoảng 42 ngàn đồng/cp ghi nhận hồi cuối 2017.

Một đại gia hàng đầu khác tại Việt Nam là ông trùm ngành thép Trần Đình Long, chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát cũng đang đối mătj với thực tế khi cổ phiếu đứng ở vùng thấp nhất một năm qua, giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước.
Bản thân ông Trần Đình Long cũng bị ảnh hưởng bởi sự giảm giá này. Trong bảng xếp hạng Forbes đầu 3/2019, ông Long chính thức rớt ra khỏi danh sách các tỷ phú USD giàu nhất hành tinh.
Một trong các lý do khiến HPG giảm cũng là do ảnh hưởng từ việc thoái vốn của khối ngoại. Hồi đầu 10/2019, Quỹ đầu tư PENM III Germany GmbH &Co.KG đến từ Đức đã bán 10,9 triệu cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát, giảm số lượng cổ phiếu HPG nắm giữ xuống còn hơn 49 triệu đơn vị, tương đương 2,31% vốn.

Sau đó, Quỹ đầu tư PENM III đăng ký bán tiếp 20 triệu cổ phần HPG nhưng chưa thực hiện do giá cổ phiếu giảm mạnh.

Doanh nghiệp kinh doanh BĐS hàng đầu Việt Nam - Đất Xanh của ông Lương Trí Thìn cũng chịu áp lực thoái vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Hồi giữa tháng 3, quỹ KIM Vietnam Growth Equity Fund của Hàn Quốc đã bán 1,2 triệu cổ phiếu DXG.

Ông trùm hút vốn ngoại Phạm Nhật Vượng không đứng ngoài đợt rút vốn của các nhà đầu tư ngoại. Theo Bloomberg, quỹ đầu tư lớn đến từ Mỹ Warburg Pincus đã bán gần 50 triệu cổ phiếu VRE của CTCK Vincom Retail, tương đương 2/3 số cổ phiếu quỹ này nắm giữ tại đây.

Động thái bán cổ phần nhiều doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam của quỹ đầu tư nước ngoài xuất hiện dồn dập từ nửa cuối 2018 và vẫn đang có xu hướng tiếp diễn. Hiện tượng bán ra của khói ngoại gây áp lực giảm giá lên nhiều cổ phiếu.

https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh...-ban-dai-gia-viet-rot-vi-the-so-1-516856.html
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
23/11/18
787
768
93
38
Đợi đến thứ 3 này xem cổ phiếu của vin như thế nào sau vụ bắt phạm nhật vũ