Trong hơn nửa năm cuối 2013, hầu hết các mã BCs, những mã quyết định số điểm VN-Index đều giậm chân tại chổ hoặc sideway làm nhà đầu tư vô cùng bực mình vì mãi mà không phá được
lời nguyền 500. Các mã BCs và Mid cứ lên rồi lại xuống, nhiều chú Penny sau khi lớn được tí thành Mid rồi thì không lớn nữa. Nhiều bác ăn hôm nay lại trả cho thị trường vào hôm sau.
Một món hàng rẻ hay đắt phụ thuộc vào túi người mua có bao nhiêu tiền, một chiếc SH sẽ là rất đắt với một người bình thường như sẽ chỉ như món đồ chơi đối với các đại gia rủng rỉnh tiền. Với chứng khoán cũng thế, nhiều người vẩn nói VNM giá trị thực của nó phải là 200K nhưng tại sau khi lên 14x là giao dịch lại ít đi. Nó rẻ đây, nhưng không ai có đủ tiền để mua nỗi nó.
Cứ thế và cứ thế, khi VNM chạm 14x, GAS chạm 6x . . . các dòng BCs rồi Mid cứ đến đỉnh củ là không ai mua "nỗi". Vì trong mắt họ, cái giá đó dù có vẻ hời nhưng nếu bỏ tiền mua thì họ sẽ chọn những mã mà theo họ là vừa túi tiền hơn. Nếu đã như thế thì trách sao thị trường không lên nỗi, hỏi sau VN-Index cứ mãi 500.
Biết được lý do tại sao VN-Index không qua được mốc 500 rồi thì mọi chuyện đã khá rõ. Cũng như việc khi nào ai cũng dư tiền để mua một chiếc SH mà vẩn thấy rẻ, khi nào các NĐT dư tiền mua mấy con VNM, GAS, VIC . . . ở vùng giá mới cao hơn nhiều so với vùng giá củ mà không rung tay thì VN-Index mới mong phi đến những đỉnh mới.
Nguyên trong các nguyên nhân chính làm dòng tiền bị chững lại là BĐS, khó mà tưởng tượng bao nhiều phần trăm tiền của bị găm trong BĐS. Thành quả lao động của người Việt Nam từ khi mới mở của cho đến năm 2007 mang vào hết BĐS, hàng đống tiền thay vì đưa vào sản xuât thì chôn hết vào BĐS để rồi hiện giờ nó nằm bất động ở đó. Do đó một phần rất lớn lượng tiền bị kẹt, không lưu thông được làm đình trệ quá trình sản xuất, vận hành kinh tế VN. TTCK là thước đo nền kinh tế và nó cũng nói rỏ :
chú em chỉ có 500 thôi nhá.
Muốn phá được mốc 500 thì phải phá được tảng băng BĐS, nhà nước cần các chính sách cần thiết trợ giúp các DN BĐS bán được hàng. Khi mà thị trường này ổn định lại, một lượng khổng lồ tiền được trả lại cho xã hội và tham gia vào sản xuất thì chúng ta mới mong tìm lại thời hoàng kim ngày sưa.
Nhiều khả năng VN-Index chỉ có thể sideway trong phạm vi 50X đến ít nhất hết Q1/2014, có thể đến cả Q2/2014 khi mà các chính sách vĩ mô đã bắt đầu phát huy tác dụng, các hoạt đông nhầm làm tang băng BĐS có hiệu quả, khối lượng tiền bị giam cầm bấy lâu kịp trở lại thị trường. Khi đó KTVN nói chung và TTCK nói riêng mới có thể cất cánh.
Lạm bàn thêm:
1. Một số ý kiến cho rằng nên để BĐS chết, rồi thị trường sẽ đều chỉnh. Ý kiến này với cá nhân mình thấy không khác gì
chấp nhận việt mất hết thành quả lao động của VN trong hơn chục năm. Căn bản nền kinh tế VN không được như Sing/Mã/Thái nên một khi chết là đi luôn, đừng mong có hồi sinh.
2. Nới room: Đều quan trong nhất trong quản trị dòng tiền không phải mở rộng mà là khai thông và tăng lưu lượng. Trong đều kiện hiện nay nới room để nước ngoài mua nhiều hơn thì giúp ít gì cho TTVN ? Và khi đã kính luôn phần room mở rộng rồi thì KTVN có tốt hơn không, hay chỉ là VN-Index được nhích lên một tí rồi đầu vào đấy. Ý kiến này quá dở và không nên thực hiện !
3. BCs có lẻ sẽ chỉ sideway trong vùng biên đỉnh - đáy hiện tại, nhưng giá của nó đang quá rẻ so với giá trị thật giống 1 chiếc SH được bán với giá 60%-70% giá trị thật. Đầu tư dài hạng đang là cơ hội tốt nhằm đón đầu khi thị trường hồi phục.
4. Các mã Penny có căn bản tốt sẽ chạy trong thời gian tới, nên đánh sóng lúc này có hiệu quả hơn. Các NĐT dài hạng ít tiền cũng nên tham khảo các mã Penny hoặc Mid đang có thị giá thấp.
Trích từ :