OSS
Thành viên BQT
Super Moderators
28/11/09
1.313
2.952
113
Theo số liệu của Cục Cảnh sát giao thông tính riêng những ngày đầu tháng 12/2023, số lượng xử lý vi phạm nồng độ cồn vẫn ở mức cao nhất.

bh so 11.jpg


Trong đó, theo báo Người Lao động, ngày 6/12, cả nước xử lý 1.835 trường hợp. Ngày 5/12, cả nước có 1.712 trường hợp, ngày 4/12 là 1.905 trường hợp, ngày 3/12 là 1.715 trường hợp, ngày 2/12 là 2.273 trường hợp và ngày 1/12, là 1.414 trường hợp.

Còn tính từ đầu năm đến tháng 11/2023, cả nước đã xử lý 696.264 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, chiếm 23% so với tổng số vi phạm trật tự an toàn giao thông, tức là trung bình 1 ngày xử lý hơn 2.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, xảy ra 222 vụ TNGT nguyên nhân do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia, làm chết 99 người, bị thương 168 người. So với cùng kỳ năm 2022, giảm 77 vụ (-25,8%), giảm 99 người chết (-50%), giảm 49 người bị thương (-22,6%).

Con số xử lý vi phạm nồng độ cồn cho thấy vẫn chưa thể loại bỏ thói quen lái xe sau khi sử dụng bia rượu của người dân dù trước đấy, Nghị định 100/NĐ-CP ra đời đã thay đổi rất nhiều thực trạng tai nạn giao thông vì bia rượu ở nước ta.

Đã có rất nhiều vụ tai nạn giao thông đau lòng xảy ra khi người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong máu vượt quá giới hạn cho phép. Không dừng lại ở những vụ va chạm nhỏ, nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc cũng do người điều khiển phương tiện uống rượu bia gây ra, gây thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản.

Nhiều người nghĩ uống một vài chén rượu, cốc bia thì làm sao có thể gây tai nạn. Họ không biết rằng, rượu bia sẽ làm suy yếu khả năng phán đoán của người điều khiển phương tiện giao thông, chỉ một phút sơ sẩy đã tàn phá hạnh phúc của chính mình và bao gia đình vô tội khác.

Thực tế, người điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia thường bị ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm thần và thể chất, đến khả năng phán đoán, xử lý tình huống khi tham gia giao thông; đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người mà nguyên nhân là do người điều khiển phương tiện vi phạm về nồng độ cồn.

Với hệ luỵ đó, trong mọi quy định pháp luật cũng như các quy định về bảo hiểm, một số trường hợp liên quan đến nồng độ cồn sẽ không được bảo vệ. Cụ thể, Nghị định 67/NĐ-CP quy định rõ: “Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe cơ giới mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức trị số bình thường theo hướng dẫn của Bộ Y tế; sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật”.

Ngoài nồng độ cồn, Nghị định 67/NĐ-CP cũng đưa ra một số trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể:

- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.

- Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.

- Người lái xe không đủ điều kiện về độ tuổi theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ theo quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe.

- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại. (Điều này có thể lấy ví dụ nếu một người đang đi thương thảo hợp đồng và bị phương tiện được bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe cơ giới đâm phải, gây tổn thương và hợp đồng dự tính ký cũng bị huỷ bỏ. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với thiệt hại liên quan đến việc hợp đồng của nạn nhân trong vụ tai nạn thất bại).

- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn. (Đã có một sự tác động từ bên ngoài khác tới với các loại tài sản này nên doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bảo hiểm).

- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

- Thiệt hại do chiến tranh, khủng bố, động đất.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
22/7/20
373
629
93
33
thực ra mọi người chỉ nhìn cái trước mắt, cái thiển cận, chứ không nhìn cái sâu xa
- Rượu bia độc hại
- Thuốc lá độc hại
- Xăng dầu độc hại
- Vũ khí độc hại
Nhưng giá trị kinh tế của nó mang lại lớn hơn rât nhiều so với tác nhân ảnh hưởng. Vì vậy nó k bị cấm
Hạn chế rượu bia cần đánh vào ý thức, chứ k phải cấm tuyệt đối nồng độ bằng 0 như thế này, ít ra cũng có ngưỡng.
Ảnh hưởng hệ lụy kinh tế thấy rõ ràng hơn rất nhiều: Hàng quán đóng cửa, mặt bằng trả lại, khách du lịch không có vì không còn chỗ chơi, không kích thích được tiêu dùng => nền kinh tế trì trệ quá mức.
 
Hạng F
29/10/16
12.312
26.887
113
Pháp
thực ra mọi người chỉ nhìn cái trước mắt, cái thiển cận, chứ không nhìn cái sâu xa
- Rượu bia độc hại
- Thuốc lá độc hại
- Xăng dầu độc hại
- Vũ khí độc hại
Nhưng giá trị kinh tế của nó mang lại lớn hơn rât nhiều so với tác nhân ảnh hưởng. Vì vậy nó k bị cấm
Hạn chế rượu bia cần đánh vào ý thức, chứ k phải cấm tuyệt đối nồng độ bằng 0 như thế này, ít ra cũng có ngưỡng.
Ảnh hưởng hệ lụy kinh tế thấy rõ ràng hơn rất nhiều: Hàng quán đóng cửa, mặt bằng trả lại, khách du lịch không có vì không còn chỗ chơi, không kích thích được tiêu dùng => nền kinh tế trì trệ quá mức.
Rất đồng ý ... cũng như thuốc lá độc hại, VN mua 20K vnđ / bao, bên em là 300K vnđ / bao
Xăng dầu cở 2€/l tức chừng 52K vnđ
Rượu bia thì tuỳ nồng độ có một cái thuế riêng (tem)

Nhưng về trách nhiệm thì bên em có quy luật (dù đúng) cũng sai 100% hoàn toàn
-Bia rượu, chất kích thích (quá mức độ cho phép)
-Không bảo hiểm (hay cũ, hay bảo hiểm dởm)
-Xe ăn cắp
-Không bằng lái

Do đó khi đã tham gia giao thông thì bắt buộc phải hiẽu, Như xe đạp (không giấy tờ) thì nằm trong bảo hiểm nhà (bắt buộc)
 
Hạng C
13/5/16
839
15.571
68
Ông bảo hiểm ổng khôn bỏ mịe, đọc các điều khoản loại trừ của ổng thì hầu như là từ chối bồi thường gần hết.
 
Hạng B2
22/7/20
373
629
93
33
Rất đồng ý ... cũng như thuốc lá độc hại, VN mua 20K vnđ / bao, bên em là 300K vnđ / bao
Xăng dầu cở 2€/l tức chừng 52K vnđ
Rượu bia thì tuỳ nồng độ có một cái thuế riêng (tem)

Nhưng về trách nhiệm thì bên em có quy luật (dù đúng) cũng sai 100% hoàn toàn
-Bia rượu, chất kích thích (quá mức độ cho phép)
-Không bảo hiểm (hay cũ, hay bảo hiểm dởm)
-Xe ăn cắp
-Không bằng lái

Do đó khi đã tham gia giao thông thì bắt buộc phải hiẽu, Như xe đạp (không giấy tờ) thì nằm trong bảo hiểm nhà (bắt buộc)
Đúng rồi bác. Theo ý em, khi xảy ra sự cố, tai nạn mà có nồng độ thì phạt thật nặng, còn lại kiểm tra thường xuyên thì phải có ngưỡng. Chứ cấm đoán thế này dài hạn chỉ có hại thôi
 
Hạng F
29/10/16
12.312
26.887
113
Pháp
Đúng rồi bác. Theo ý em, khi xảy ra sự cố, tai nạn mà có nồng độ thì phạt thật nặng, còn lại kiểm tra thường xuyên thì phải có ngưỡng. Chứ cấm đoán thế này dài hạn chỉ có hại thôi
Ý là dân không bàng lái, chơi xe kéo có tôn dầy dài ..đừng nói vì cơm áo gạo tiền là được ..
Bác chưa hiểu là khi tham gia giao thông công cộng là bắt buộc phải có gì à