A/ Tần suất kiểm tra
1. Vận hành chạy thử hệ thống 1 lần / tháng.
2. Kiểm tra định kỳ tất cả các thiết bị hệ thống PCCC 1 lần / 6 tháng và tổ chức thực hành các phương
án phòng cháy và chữa cháy cơ sở (theo phương án của Sở PCCC) 2 lần/ năm.
B/ Kiểm tra định kỳ
1. Hệ thống báo cháy tự động
- Kiểm tra trung tâm báo cháy có báo lỗi hay không, xác định xử lý để đưa hệ thống hoạt động bình
thường.
- Kiểm tra tín hiệu âm thanh ánh sáng, báo động.
- Kiểm tra các tín hiệu kết nối, điều khiển các hệ thống khác ( nếu có).
- Thử bất kỳ một vài thiết bị để có kết quả hệ thống.
2. Hệ thống chữa cháy
- Kiểm tra áp suất duy trì, sự ổn định của hệ thống với hệ thống duy trì áp.
- Kiểm tra, thử nghiệm đóng mở các van, tủ điều khiển, động cơ, dầu nhớt, lăng, vòi...
- Kiểm tra các tín hiệu kiểm soát, báo động của hệ thống ( nếu có).
- Thử áp xuất ở điểm cao nhất, xa nhất ( đảm bảo cột áp đầu lăng 6m) .
Hệ thống chữa cháy di động, biển báo:
- Kiểm tra các bình chữa cháy xách tay, cố định đảm bảo áp suất, trọng lượng.
- Kiểm tra các biển báo hiệu, nội quy, khu vực đặt bình, hộp chữa cháy không bi che khuất và xâm
phạm.
3. Dụng cụ cứu nạn, cứu hộ
- Kiểm tra tình trạng các thiết bị cứu nạn: Quần áo, chăn, thang dây, dây thừng, mặt nạ chống cháy.
- Kiểm tra tình trạng của các thiết bị cứu hộ: Rìu, kìm, cát, nước, các dụng cụ phá dỡ khác.
- Kiểm tra thông gió hút khói, tăng áp, thang máy, cửa từ … đảm bảo hoạt động đúng với yêu cầu kỹ
thuật.
4. Hệ thống đèn Exit, đèn sự cố
- Kiểm tra độ sáng của đèn, tình trạng của đèn khi bình thường và khi có sự cố.
5. Hệ thống chống sét
- Kiểm tra các vị trí mối hàn, các mối nối trên hệ thống dây thoát sét.
- Kiểm tra, đo lại điện trở nối đất ( <10 Ω) ( Phải là đơn vị có chức năng đo ).