RE: Bảo trì xe dùng lạoi nhớt nào
Bọn nó trước sau bất nhất. kinh thật, thời buổi này mà còn làm ăn kiểu đó thì....chuối
Bọn nó trước sau bất nhất. kinh thật, thời buổi này mà còn làm ăn kiểu đó thì....chuối
RE: Bảo trì xe dùng lạoi nhớt nào
Iem tự mua nhớt, loại khá đắt tiền (synthetic, phẩm cấp SL, SM, độ nhớt 15W-40) giá 200K/ can 4 lít, nước rửa kính tự đổ (mua 1 chai nước rửa kính trong siêu thị pha ra cùng nước lọc dùng cả năm)Trích đoạn: sonnguyen
Hôm nay em vào Salon Việt Mỹ trên đường Trần Quốc Thảo: thay 5l x nhớt 55k/l= 275k (mà nhớt trong thùng phi chứ không phải nhớt hộp đâu nhé, không biết họ có chơi nhớt đểu kg nữa), công kiểm tra máy sơ sơ 180k, nước rửa kính 65k. 45p đồng hồ mất 520k, theo các bác mắc hay rẻ? Trong khi đó, lần trước em ghé đây, cũng thay nhớt và có thay luôn lọc nhất hết có 250k. Không hiểu nổi luôn. Các bác đừng ghé chỗ này nhé.
RE: Bảo trì xe dùng lạoi nhớt nào
Thực ra nhớt trong thùng phi và nhớt trong can 4l mà cùng loại (cùng phẩm cấp, độ nhớt ...) thì thay cũng ko vấn đề gì đâu, chỉ ko biết là có "nhập nhắng - gian lận" gì ko ????? do đó cẩn thận thì nên làm can 4l cho dễ kiểm tra, còn họ làm giả cả cái tem miệng can thì em chịu. Nhưng thường khi thay dầu em vẫn đề nghị cho kiểm tra bình nhớt mới.
Còn nước rửa kính em hay lấy ở bình lọc nước Hàn Quốc ( dùng nấu cơm) ở nhà, mục đích là lọc cặn bẩn để khỏi tắc vòi phun, em cũng trộn thêm một ít nước rửa cửa kính vào, thấy khi cây gạt nước kéo qua kính lái dễ sạch hơn hẳn.
Đây là kinh nghiệm mấy ông lái xe CQ truyền lại, ko phải em nghĩ ra, thấy cũng hiệu quả ra phết, em kể lên đây để anh em tham khảo.
Thực ra nhớt trong thùng phi và nhớt trong can 4l mà cùng loại (cùng phẩm cấp, độ nhớt ...) thì thay cũng ko vấn đề gì đâu, chỉ ko biết là có "nhập nhắng - gian lận" gì ko ????? do đó cẩn thận thì nên làm can 4l cho dễ kiểm tra, còn họ làm giả cả cái tem miệng can thì em chịu. Nhưng thường khi thay dầu em vẫn đề nghị cho kiểm tra bình nhớt mới.
Còn nước rửa kính em hay lấy ở bình lọc nước Hàn Quốc ( dùng nấu cơm) ở nhà, mục đích là lọc cặn bẩn để khỏi tắc vòi phun, em cũng trộn thêm một ít nước rửa cửa kính vào, thấy khi cây gạt nước kéo qua kính lái dễ sạch hơn hẳn.
Đây là kinh nghiệm mấy ông lái xe CQ truyền lại, ko phải em nghĩ ra, thấy cũng hiệu quả ra phết, em kể lên đây để anh em tham khảo.
RE: Bảo trì xe dùng lạoi nhớt nào
thật ra nhớt chỉ có hai loại: Synthetic và nhớt thường. Nhớt Synthetic là nhớt được điều chế từ phòng lab, bao gồm các chất hóa học, phụ gia. Nhớt thường thì được chiết xuất từ dầu thô. đa số nhớt người VN hay sử dụng là nhớt thường. những khái niệm mà người VN cho là quan trọng như phẩm cấp, độ nhớt... thật ra không quan trọng lắm. ví dụ 5w30, 10-w30, 15w30 đều có thể sử dụng cho một loại máy, trong mọi điều kiện, mà hoàn toàn không gây tác dụng phụ nào (mặc dù xe xịn thì hay xài 0w30) còn Service Category cũng không quan trọng nốt vì lý do là loại ra sau sẽ phù hợp với loại ra trước (giống như đầu dĩa Blue Ray thì đọc được luôn DVD và đầu dĩa DVD thì đọc được luôn CD) cho nên Service Category SM thì sẽ thích hợp luôn với với SL, SJ. còn những loại nhớt mà có Service Category lâu hơn nữa thị trên thị trường đâu còn hàng nữa cho nên không cần phải quan tâm.
Nhớt thường, do cấu tạo, không có sức chịu đựng cao về nhiệt độ, áp suất bằng nhớt Synthetic. nhớt thường cũng không có độ bôi trơn cao và không sạch được như nhớt Synthetic cho nên nếu xài nhớt thường thì phải thay nhớt thường xuyên, khoảng 5000km trong khi nếu xài Synthetic thì có thể xài lâu hơn. cho nên máy bay cũng xài nhớt Synthetic (thay nhớt sau 50.000 giờ bay thì phải, có ai làm ở A75 xác nhận lại hộ cái) các hãng sản xuất nhớt, hãng nào cũng có làm nhớt Synthetic nhung nổi tiếng nhất vẩn là Mobil1 mà ở VN bán gần 700.000 bốn lít. Castrol Syntec gần đây tuy được nhiều người xài hơn nhưng vẩn chưa bằng Mobil 1. xài nhớt Synthetic tăng tuổi thọ động cơ (vì độ mài mòn ít) , tăng công suất (tí tí), giảm tiêu hao nhiên liệu. tuy nhiên giá thành hơi cao nên không phải ai cũng có thể xài được nhưng nếu có điều kiện và yêu mến xe mình thật sự thì nhớt Synthetic vẩn là sự lựa chọn số một. ( mặc dù các hãng có sản xuất phụ gia riêng để người tiêu dùng có thể đổ vào nhớt thường để tăng chât lượng nhớt nhưng thật sự chất lượng nhớt, chiết xuất từ dầu thô, vẩn không thể nào bằng nhớt Synthetic được)
thật ra nhớt chỉ có hai loại: Synthetic và nhớt thường. Nhớt Synthetic là nhớt được điều chế từ phòng lab, bao gồm các chất hóa học, phụ gia. Nhớt thường thì được chiết xuất từ dầu thô. đa số nhớt người VN hay sử dụng là nhớt thường. những khái niệm mà người VN cho là quan trọng như phẩm cấp, độ nhớt... thật ra không quan trọng lắm. ví dụ 5w30, 10-w30, 15w30 đều có thể sử dụng cho một loại máy, trong mọi điều kiện, mà hoàn toàn không gây tác dụng phụ nào (mặc dù xe xịn thì hay xài 0w30) còn Service Category cũng không quan trọng nốt vì lý do là loại ra sau sẽ phù hợp với loại ra trước (giống như đầu dĩa Blue Ray thì đọc được luôn DVD và đầu dĩa DVD thì đọc được luôn CD) cho nên Service Category SM thì sẽ thích hợp luôn với với SL, SJ. còn những loại nhớt mà có Service Category lâu hơn nữa thị trên thị trường đâu còn hàng nữa cho nên không cần phải quan tâm.
Nhớt thường, do cấu tạo, không có sức chịu đựng cao về nhiệt độ, áp suất bằng nhớt Synthetic. nhớt thường cũng không có độ bôi trơn cao và không sạch được như nhớt Synthetic cho nên nếu xài nhớt thường thì phải thay nhớt thường xuyên, khoảng 5000km trong khi nếu xài Synthetic thì có thể xài lâu hơn. cho nên máy bay cũng xài nhớt Synthetic (thay nhớt sau 50.000 giờ bay thì phải, có ai làm ở A75 xác nhận lại hộ cái) các hãng sản xuất nhớt, hãng nào cũng có làm nhớt Synthetic nhung nổi tiếng nhất vẩn là Mobil1 mà ở VN bán gần 700.000 bốn lít. Castrol Syntec gần đây tuy được nhiều người xài hơn nhưng vẩn chưa bằng Mobil 1. xài nhớt Synthetic tăng tuổi thọ động cơ (vì độ mài mòn ít) , tăng công suất (tí tí), giảm tiêu hao nhiên liệu. tuy nhiên giá thành hơi cao nên không phải ai cũng có thể xài được nhưng nếu có điều kiện và yêu mến xe mình thật sự thì nhớt Synthetic vẩn là sự lựa chọn số một. ( mặc dù các hãng có sản xuất phụ gia riêng để người tiêu dùng có thể đổ vào nhớt thường để tăng chât lượng nhớt nhưng thật sự chất lượng nhớt, chiết xuất từ dầu thô, vẩn không thể nào bằng nhớt Synthetic được)
RE: Bảo trì xe dùng lạoi nhớt nào
Cách phân loại dầu động cơ
Độ nhớt đóng vai trò quan trọng trong tính chất của một loại dầu động cơ. Nếu đánh giá theo độ nhớt của SAE, dầu có chữ "W" là loại đa cấp, dùng trong tất cả các mùa. Khi phân loại theo tính năng API, các ký tự sau chữ "S" hay "C" có thứ tự càng lớn trong bảng chữ cái càng tốt.
Thay dầu là một trong những thói quen cần có đối với hầu hết những người đi ôtô, xe máy. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hiểu cặn kẽ về những tính năng, cũng như thông số ghi trên sản phẩm này. Điển hình như chữ “W” trong ký hiệu SEA 10W40 ghi trên các loại dầu nhớt thường được nghĩ là “Weight”, trong khi thực tế nó dùng để chỉ từ “Winter”.
Ký hiệu chỉ loại dầu nhờn của Castrol được bán ở Mỹ. Ảnh: Castrol.
Ký hiệu chỉ loại dầu nhờn "10W-30" của Castrol được bán ở Mỹ. Ảnh: Castrol.
Tác dụng và tính chất của dầu nhờn
Trong động cơ, dầu nhờn có nhiều tác dụng như giảm ma sát giữa hai bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhau, giải nhiệt làm mát, làm kín, chống ăn mòn. Tuy nhiên, tác dụng cơ bản nhất của nó vẫn là giảm ma sát nên độ nhớt là chỉ tiêu có ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng của một sản phẩm dầu nhờn thương mại.
Độ nhớt của dầu thay đổi theo nhiệt độ. Khi ở nhiệt độ cao, độ nhớt giảm và ngược lại. Dầu có độ nhớt thấp dễ di chuyển hơn so với dầu có độ nhớt cao. Ngoài ra, do trọng lượng của các phân tử cấu thành nên dầu nhờn có liên quan trực tiếp đến độ nhớt của nó nên người ta thường gọi thành dầu nặng hay dầu nhẹ. Dầu nhẹ dùng để chỉ loại có độ nhớt thấp, dầu nặng chỉ dầu có độ nhớt cao.
Trên thực tế, dầu nhẹ dễ bơm và luân chuyển qua động cơ nhanh hơn. Ngược lại, dầu nặng thường có độ nhớt cao, di chuyển chậm hơn nên có áp suất cao hơn nhưng lưu lượng dầu qua bơm lại thấp hơn.
Phân loại dầu nhờn theo độ nhớt
Ở phương pháp phân loại theo độ nhớt, các nhà sản xuất dầu nhớt thống nhất dùng cách phân loại của Hiệp hội kỹ sư ôtô Mỹ SAE (Society of Automotive Engineers). Các phân loại của SAE tùy thuộc vào sản phẩm dầu đó là đơn cấp hay đa cấp. Dầu đa cấp có độ nhớt thỏa mãn ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau còn dầu đơn cấp chỉ đáp ứng ở một nhiệt độ nào đó.
Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính. Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W. Những số đứng trước chữ "W" dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở âm 20 độ C, dầu 15W khởi động tốt ở âm 15 độ C.
Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.
Đứng sau chữ "W" ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60. Đây là ký tự dùng để chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của các loại dầu nhờn. Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Ví dụ, với xe hoạt động không quá khắc nghiệt như động cơ ôtô chẳng hạn, chỉ số này ở khoảng 30, 40 hoặc 50 là đủ. Với những động cơ hoạt động ở vùng nhiệt độ cao, chỉ số này phải cao hơn, khoảng trên 60. Do sự thay đổi nhiệt độ nên tùy thuộc mùa mà người ta dùng loại 40 hoặc 50. Trong mùa đông, trời lạnh, nhiệt độ động cơ thấp nên chỉ cần dùng loại nhỏ như 30, 40. Ở mùa hè, nhiệt độ động cơ cao nên có thể dùng loại 50.
Do đặc tính của dầu đa cấp nên người ta thường gọi nó là "dầu bốn mùa". Khi có chữ "W", khách hàng có thể hiểu nó dùng được cho cả mùa đông và mùa hè.
Ngoài loại đa cấp, nhiều nhà sản xuất cho ra cả loại dầu đơn cấp và chỉ có ký hiệu như SAE 40, SEA 50. Loại dầu này thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy nông nghiệp, công nghiệp...
Phân loại dầu theo tính năng
Khi phân loại theo tiêu chuẩn này, các nhà sản xuất lại thống nhất phân theo tiêu chuẩn của Viện dầu mỏ Mỹ API (American Petroleum Institute).
API phân ra theo cấp S (Service) dùng để dành cho dầu đổ vào động cơ xăng và C (Commercial) cho các động cơ diesel. Hiện tại, với động cơ xăng, API phân ra nhiều loại với thứ tự tiến dần từ SA, SB, SC tới mới nhất là SM. Đối với động cơ diesel, API chia thành CA, CD, CC tới CG, CH và CI. Càng về sau, chất lượng sản phẩm càng tốt do các nhà sản xuất phải thêm vào những chất phụ gia đặc biệt để thích nghi với những công nghệ động cơ mới.
Trên các sản phẩm dầu động cơ thương mại, các nhà sản xuất thường ghi đầy đủ 2 cách phân loại này. Tùy thuộc vào đặc điểm động cơ mà những hãng xe hơi khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng loại dầu nào. Bạn có thể tự đánh giá hay lựa chọn cho mình, nhưng tốt hơn cả hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia hay nhờ kỹ thuật viên của hãng tư vấn.
Cách phân loại dầu động cơ
Độ nhớt đóng vai trò quan trọng trong tính chất của một loại dầu động cơ. Nếu đánh giá theo độ nhớt của SAE, dầu có chữ "W" là loại đa cấp, dùng trong tất cả các mùa. Khi phân loại theo tính năng API, các ký tự sau chữ "S" hay "C" có thứ tự càng lớn trong bảng chữ cái càng tốt.
Thay dầu là một trong những thói quen cần có đối với hầu hết những người đi ôtô, xe máy. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hiểu cặn kẽ về những tính năng, cũng như thông số ghi trên sản phẩm này. Điển hình như chữ “W” trong ký hiệu SEA 10W40 ghi trên các loại dầu nhớt thường được nghĩ là “Weight”, trong khi thực tế nó dùng để chỉ từ “Winter”.
Ký hiệu chỉ loại dầu nhờn của Castrol được bán ở Mỹ. Ảnh: Castrol.
Ký hiệu chỉ loại dầu nhờn "10W-30" của Castrol được bán ở Mỹ. Ảnh: Castrol.
Tác dụng và tính chất của dầu nhờn
Trong động cơ, dầu nhờn có nhiều tác dụng như giảm ma sát giữa hai bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhau, giải nhiệt làm mát, làm kín, chống ăn mòn. Tuy nhiên, tác dụng cơ bản nhất của nó vẫn là giảm ma sát nên độ nhớt là chỉ tiêu có ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng của một sản phẩm dầu nhờn thương mại.
Độ nhớt của dầu thay đổi theo nhiệt độ. Khi ở nhiệt độ cao, độ nhớt giảm và ngược lại. Dầu có độ nhớt thấp dễ di chuyển hơn so với dầu có độ nhớt cao. Ngoài ra, do trọng lượng của các phân tử cấu thành nên dầu nhờn có liên quan trực tiếp đến độ nhớt của nó nên người ta thường gọi thành dầu nặng hay dầu nhẹ. Dầu nhẹ dùng để chỉ loại có độ nhớt thấp, dầu nặng chỉ dầu có độ nhớt cao.
Trên thực tế, dầu nhẹ dễ bơm và luân chuyển qua động cơ nhanh hơn. Ngược lại, dầu nặng thường có độ nhớt cao, di chuyển chậm hơn nên có áp suất cao hơn nhưng lưu lượng dầu qua bơm lại thấp hơn.
Phân loại dầu nhờn theo độ nhớt
Ở phương pháp phân loại theo độ nhớt, các nhà sản xuất dầu nhớt thống nhất dùng cách phân loại của Hiệp hội kỹ sư ôtô Mỹ SAE (Society of Automotive Engineers). Các phân loại của SAE tùy thuộc vào sản phẩm dầu đó là đơn cấp hay đa cấp. Dầu đa cấp có độ nhớt thỏa mãn ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau còn dầu đơn cấp chỉ đáp ứng ở một nhiệt độ nào đó.
Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính. Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W. Những số đứng trước chữ "W" dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở âm 20 độ C, dầu 15W khởi động tốt ở âm 15 độ C.
Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.
Đứng sau chữ "W" ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60. Đây là ký tự dùng để chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của các loại dầu nhờn. Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Ví dụ, với xe hoạt động không quá khắc nghiệt như động cơ ôtô chẳng hạn, chỉ số này ở khoảng 30, 40 hoặc 50 là đủ. Với những động cơ hoạt động ở vùng nhiệt độ cao, chỉ số này phải cao hơn, khoảng trên 60. Do sự thay đổi nhiệt độ nên tùy thuộc mùa mà người ta dùng loại 40 hoặc 50. Trong mùa đông, trời lạnh, nhiệt độ động cơ thấp nên chỉ cần dùng loại nhỏ như 30, 40. Ở mùa hè, nhiệt độ động cơ cao nên có thể dùng loại 50.
Do đặc tính của dầu đa cấp nên người ta thường gọi nó là "dầu bốn mùa". Khi có chữ "W", khách hàng có thể hiểu nó dùng được cho cả mùa đông và mùa hè.
Ngoài loại đa cấp, nhiều nhà sản xuất cho ra cả loại dầu đơn cấp và chỉ có ký hiệu như SAE 40, SEA 50. Loại dầu này thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy nông nghiệp, công nghiệp...
Phân loại dầu theo tính năng
Khi phân loại theo tiêu chuẩn này, các nhà sản xuất lại thống nhất phân theo tiêu chuẩn của Viện dầu mỏ Mỹ API (American Petroleum Institute).
API phân ra theo cấp S (Service) dùng để dành cho dầu đổ vào động cơ xăng và C (Commercial) cho các động cơ diesel. Hiện tại, với động cơ xăng, API phân ra nhiều loại với thứ tự tiến dần từ SA, SB, SC tới mới nhất là SM. Đối với động cơ diesel, API chia thành CA, CD, CC tới CG, CH và CI. Càng về sau, chất lượng sản phẩm càng tốt do các nhà sản xuất phải thêm vào những chất phụ gia đặc biệt để thích nghi với những công nghệ động cơ mới.
Trên các sản phẩm dầu động cơ thương mại, các nhà sản xuất thường ghi đầy đủ 2 cách phân loại này. Tùy thuộc vào đặc điểm động cơ mà những hãng xe hơi khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng loại dầu nào. Bạn có thể tự đánh giá hay lựa chọn cho mình, nhưng tốt hơn cả hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia hay nhờ kỹ thuật viên của hãng tư vấn.