Tập Lái
4/8/20
19
0
1
32
Phân nhầy, lợn cợn hạt, có mùi chua,… là những dấu hiệu điển hình khi trẻ đi ngoài phân sống. Đặc biệt, phân sống ở trẻ sơ sinh thường tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng. Trẻ đi ngoài phân sống cần được xử trí sớm và đúng cách. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu giải pháp cải thiện tình trạng này.
1. Cách nhận biết đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh với hệ tiêu hóa non nớt, thường xuyên gặp các tình trạng rối loạn tiêu hóa khác nhau. Bằng cách quan sát hình thái phân, màu sắc, cấu trúc phân, mẹ có thể dễ dàng phát hiện sự thay đổi này.
1.1. Phân sống ở trẻ sơ sinh là gì?
Đi ngoài phân sống miêu tả tình trạng phân của trẻ chứa thức ăn chưa được tiêu hóa triệt để.
Thông thường, các chất dinh dưỡng khi đi vào lòng ống tiêu hóa được phân cắt và hấp thu. Những chất cặn bã, chất xơ không thể tiêu hóa được đào thải ra ngoài. Nhưng riêng phân sống ở trẻ, thức ăn chỉ được phân cắt một phần, những chất dinh dưỡng còn lại bị đào thải theo phân. Trong phân chứa phần thức ăn chưa được tiêu hóa hết.
1.2. Hình ảnh phân sống ở trẻ sơ sinh
hinh-anh-mau-phan-cua-tre.jpg

Khi trẻ đi ngoài phân sống, phân của trẻ có một số biểu hiện rất đặc trưng: phân có nhiều nhầy, lợn cợn các hạt trắng, xám (chính là thức ăn chưa được tiêu hóa triệt để).
Phân sống ở trẻ thường có mùi hơi chua chua do thức ăn chưa tiêu hóa bị lên men bởi vi khuẩn yếm khí. Khí được lên men gây đầy chướng bụng, ậm ạch khiến trẻ khó chịu. Thức ăn không được tiêu hóa lên men, giảm pH của phân. Trẻ bị phân sống kéo dài có thể tổn thương niêm mạc vùng hậu môn do phân bị axit hóa
Về màu sắc, mẹ có thể quan sát thấy màu phân khác lạ hơn so với mọi ngày. Phân chuyển sậm màu hơn, hoặc đôi lúc có màu xanh nhẹ.
2. Vì sao phân sống ở trẻ sơ sinh thường kéo dài dai dẳng – khó dứt điểm?
Phân sống ở trẻ sơ sinh dễ tái đi tái lại khiến cha mẹ lo lắng. Và khi tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của con.
Loạn khuẩn ruột, trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống tái đi tái lại
Loạn khuẩn ruột vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả ở những trẻ đi ngoài phân sống kéo dài.
Hệ khuẩn chí tại đại tràng quyết định phần lớn đến hình thái phân của trẻ. Khi hệ vi sinh mất cân bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn phát triển. Hại khuẩn gây rối loạn hoạt động chức năng hệ tiêu hóa. Vòng xoắn này cứ tiếp diễn, gây tái phát đi ngoài phân sống ở trẻ.
Vi khuẩn gây bệnh tại đại tràng lên men yếm khí thức ăn khó tiêu tạo nhiều khí hơi. Trẻ có biểu hiện đầy chướng bụng, ấm ách, khó tiêu. Khi trẻ đi ngoài phân sống lâu ngày, dễ thiếu chất, còi cọc và chậm lớn. Thậm chí, để kéo dài, trẻ có thể suy dinh dưỡng, tổn thương nghiêm trọng đến cấu trúc chức năng của đại tràng, bệnh lý chuyển sang mạn tính.
Nếu không được bổ sung lợi khuẩn sớm, đi ngoài phân sống ở trẻ sẽ tái phát nhiều lần.
Đi ngoài phân sống do thiếu hụt enzym tiêu hóa
Bên cạnh đó, nguyên nhân bé đi ngoài phân sống còn do thiếu enzym phân cắt thức ăn. Một số loại enzym thường dễ thiếu hụt gây tình trạng phân sống ở trẻ sơ sinh như: lactase, protease, lipase, … Loạn khuẩn ruột ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiết các enzym tiêu hóa cần thiết cho cơ thể.
Khi trẻ đi ngoài phân sống, phân trẻ có nhiều nhầy. Lượng chất nhầy này được tống ra từ lòng ống tiêu hóa. Thiếu chất nhầy trong ống tiêu hóa, khả năng hấp thu độc tố giảm. Niêm mạc ruột càng dễ bị kích thích và tổn thương. Tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh cứ như vậy tái đi tái lại nhiều lần.
3. Cải thiện dứt điểm phân sống ở trẻ sơ sinh an toàn – hiệu quả nhờ lợi khuẩn
Như vậy, loạn khuẩn ruột chính là nguyên nhân then chốt dẫn đến đi ngoài phân sống kéo dài. Trong trường hợp này, trẻ cần được thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh càng sớm càng tốt. Bổ sung lợi khuẩn sống tại đại tràng hỗ trợ dứt điểm phân sống ở trẻ. Đây là giải pháp an toàn, hiệu quả đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
3.1. Bổ sung đúng chủng lợi khuẩn cho trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống
imiale-cai-thien-nhanh-tinh-trang-roi-loan-tieu-hoa-phan-song.jpg

Như đã đề cập ở trên, đi ngoài phân sống là biểu hiện rối loạn hoạt động chức năng tại vùng đại tràng. Khi bổ sung lơi khuẩn, mẹ cần chọn đúng loại men vi sinh có vị trí hoạt động tại đại tràng. Bổ sung đúng chủng lợi khuẩn, đi ngoài phân sống ở trẻ sẽ được giải quyết.
Với một đứa trẻ, sau khi được sinh ra, hệ khuẩn chí bắt đầu được hình thành. Trong đó, có một loại lợi khuẩn dành riêng cho trẻ sơ sinh – Bifidobacterium. Bởi lẽ chúng chiếm tới 90% tổng lợi khuẩn đường ruột của một em bé. Với tỷ lệ áp đảo, Bifidobacterium chính là thủ lĩnh đứng đầu, quyết định trật tự và khả năng hỗ trợ tiêu hóa tại đại tràng của trẻ nhỏ.
Chuyên gia về tiêu hóa nhi khoa trên thế giới lựa chọn Bifidobacterium là lợi khuẩn tốt nhất hỗ trợ cho trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống. Bởi vai trò quan trọng trong hỗ trợ tiêu hóa. Và đặc biệt, đây là lợi khuẩn duy nhất chiếm ưu thế tại đại tràng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nguồn: imiale.com