Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
1/3/11
104
1
0
38
Tình hình là tháng 9 năm rồi ba em mua 1 cái nhà 4 tầng, cất 3 năm, 64m diện tích đất, 16 mét chiều dài, trong hẻm cụt, oto 7 chổ vào được đến nhà, nhưng không vào thẳng nhà được, cầu diễn, huyện từ liêm, cách Hồ tùng mậu là 50m, cách Sân Mỹ đình khoảng 1,5km, giá là 4,5 tỷ,
sau tháng 2 vừa rồi thì có người vào trả 8 tỷ, như vậy trong vòng 5 tháng thì nhà em lãi được 3,5 tỷ,
Em thấy lời như vậy là khó kiếm trong thời buổi hiện nay!
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
26/2/10
3.810
2.500
113
Đất HN tăng ghê thật. Nhưng cũng phải cẩn thận. Giống quả bóng, căng quá thì dễ nổ lắm.
 
Hạng B2
24/3/10
156
9
18
kinh khủng thế bác! thôi bác bán bớt đê! vào nam hốt dùm em mấy lô rẻ bèo em đang thanh lý nè! mệt mỏi lắm rồi:mad::mad::mad::mad::mad::mad:
 
Hạng C
6/12/10
514
17.173
93
tuando nói:
Cái gì có khả năng đem lại lợi nhuận cao thì mức độ rủi ro tiềm ẩn cũng cao.
nghỉ đến các bác ngoài đó buôn đất mà hãi ! Đã chứng kiến thằng bạn vừa mua xong cái đã lời 30% trong vòng 2 tháng , nó làm 2 3 lần như vậy .Cứ nghỉ đơn giản ngoài đó có tiền mua xòng là thế nào 1 năm củng lên 50% :D .
 
Hạng B2
1/3/11
104
1
0
38
em cũng không hiểu sao mà nó lên đến vậy, bi giờ các bác ra huyện từ liêm, hà nội mua vài mảnh tầm 40 -60 mét vuông, oto vào được, giá tầm 4-6 tỷ để đó, thì em nghĩ sau này bán lời hơn so với mua đất ở sài gòn...E không giải thích được tại sao.

cùng thời điểm tháng 9 năm rồi, chú e mua 2 nền tại quận 7, giá 23tr/m sau 4 tháng thì giá người ta bán 21 tr/ mét...chán đời.
còn đất an giang, Long xuyên quê em, thành phố nhé ,mua 1 mảnh khoảng 300 triệu, cắm bảng để đó 1 năm sau mới bán được, mà lời chừng 30tr là mừng hết lớn!
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: phannt
Hạng C
24/2/11
828
23.238
93
Đất Hà Nội nó tăng hơn SG trong thời gian gần đây vì các nguyên nhân sau:
1. Gần đây HN được đầu tư rất mạnh về cơ sở hạ tầng
2. Áp lực về chỗ ở. HN quá nhỏ trong khi cả miền bắc đổ về
3. Tất cả những người giàu có ở các tỉnh khác đều có nhu cầu sở hữu bằng được BDS ở Hà Nội
4. Người dân ở phía Bắc tiết kiệm hơn phía Nam, và trong suy nghĩ của họ, việc sở hữu BDS là quan trọng nhất (ăn chắc mặc bền). Nói chung là thà mua cái nhà nát 1 tỷ để ở còn hơn gửi tiết kiệm lấy mười mấy chai thuê cái nhà ngon lành
5. Một trong những nguyên nhân quan trọng là trình độ thổi giá của cò Hà Nội :)). Chưa kể HN có "truyền thống" đầu cơ rất cao nữa (đến chó Nhật còn đầu cơ nữa các bác ạ). Chính vì vậy mà giá đất càng ngày càng được thổi lên cao.
Bây giờ mà đầu tư vào HN thì nên cẩn thận. Bỗng nhiên một ngày đẹp trời mà bùm một cái thì ...
PS: tết em về thăm nhà ở HN. Đi thăm tết đến nhà ai cũng bàn chuyện đất cát hết. Thậm chí đến khi lên máy bay rồi vẫn còn nghe hai bác ngồi kế chỉ trỏ đất cát
 
Hạng D
24/10/10
3.407
14.795
113
Em thì cảm thấy HN sẽ giống SG với biên độ từ nửa đến vài năm. Từ chứng tới BĐS. SG đã sốt, nay HN sốt, SG bể bong bóng, sắp tới HN cũng sẽ ...
 
mgp confirmed
Hạng D
24/6/10
1.176
2.834
113
47
Q.7 TPHCM
Các bác chuẩn bị đi,SG chuẩn bị sẽ có sóng ngắn đấy.:)
 
Hạng C
29/10/09
879
85
28
51
Vì sao địa ốc Hà Nội sôi động hơn Sài Gòn?
15/03/2011 08:50
Năm 2010, tổng dự nợ cho vay bất động sản là 224 nghìn tỷ đồng, trong đó TPHCM chiếm 46% và Hà Nội 16%... Điều này chứng tỏ, người Hà Nội mua nhà bằng tiền "thật". Vì vậy, bất động sản ngoài Bắc luôn sôi động.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, tăng trưởng tín dụng bất động sản năm 2010 được đánh giá là ổn định. Tăng trưởng tín dụng của bất động sản xấp xỉ bằng tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng của tất cả các ngành, không tăng chậm hơn và cũng không tăng nhanh hơn so với các lĩnh vực khác. Cụ thể, tổng dư nợ cho vay bất động sản năm 2010 khoảng 224 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 22% so với cuối năm trước.
15032011_VS.jpg

Đối với lĩnh vực cho vay vào kinh doanh bất động sản (theo nghĩa như là mua đi bán lại,…) đạt khoảng 50 nghìn tỷ đồng chiếm khoảng 22% tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản.

Ngoài ra, ông Nam cho biết, tại thị trường Tp.HCM, dư nợ cho vay trong bất động sản chiếm đến 47% tổng dư nợ, Hà Nội là 16%,...còn lại là các tỉnh thành phố khác. Người dân TP.HCM dùng tiền ngân hàng đi mua bất động sản rất là nhiều, do đó, khi tín dụng thắt chặt, lãi suất cao là thị trường gặp khó khăn ngay.

Căn hộ tại Tp.HCM hiện nay gần như bão hòa, giao dịch dường như rất hạn chế, có những loại căn hộ thương mại giá chỉ bằng nhà thu nhập thấp tại Hà Nội từ 11-12 triệu đồng/m2, mà còn không bán được.

Như vậy, tăng trưởng tín dụng vẫn được ngân hàng quan tâm, trong lĩnh vực bất động sản thì đây là lĩnh vực có hiệu quã và đảm bảo được khả năng trả nợ. Lĩnh vực này vẫn chiếm được lòng tin của các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng nói riêng, ngân hàng sẵn sàng mở hầu bao cho vay đối với lĩnh vực này, đối với những dự án có hiệu quả cao.
Năm 2011, chủ trương của Chính phủ là kiềm chế lạm phát do đó thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực phu sản xuất, trong đó có chứng khoán và bất động sản. Tăng trưởng tín dụng 2011 dưới 20% và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31/12/2011, tỷ trọng này tối đa là 16%.
Theo Vnmedia
 
Status
Không mở trả lời sau này.