Tập Lái
13/6/21
1
0
1
25

Bế kinh là gì? Đây có phải là một bệnh lý về phụ khoa mà chị em cần quan tâm không? Nó có ảnh hưởng đến sinh hay sinh sản của chị em không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây mà Đa khoa Hoàn Cầu cung cấp nhé.​

Bế kinh là gì?​

Bế kinh là tình trạng kinh nguyệt bỗng dưng bị mất, thông thường là 3 tháng. Hoặc thậm chí là hơn 3 tháng mà không có lại. Nó còn được gọi là tắc kinh hoặc vô kinh.
Nếu đang bạn đang trong giai đoạn mang thai hoặc mãn kinh thì đây không phải là bệnh lý. Nhưng nếu nằm ngoài khả năng trên thì có lẽ bạn đang mắc một số căn bệnh phụ khoa.
Tùy theo thể trạng và cơ địa mà người phụ nữ sẽ bế kinh 3 tháng, 6 tháng, 1 năm thậm chí là tình trạng này cứ tái diễn cho đến khi kết thúc thời kì mãn kinh.

Nguyên nhân bế kinh là gì?​

  • Do tinh thần: khi bị stress, mệt mỏi, lo âu, hồi hộp, tâm lý không ổn định, suy nhược thần kinh,... Chế độ nghỉ ngơi và tập luyện không khoa học cũng gây ảnh hưởng đến bế kinh.
  • Rối loạn ăn uống: do tăng cân quá nhanh hoặc do chế độ ăn uống, ăn kiêng không hợp lí, thiếu máu, thiếu vitamin,..
  • Do nội tiết: tuyến yên, tuyến giáp bị rối loạn, hoạt động nội tiết buồng trứng bị suy giảm.
  • Tử cung: buồng trứng đa nang, không có tử cung, niêm mạc tử cung bị tổn thương do phá thai hoặc sau khi sinh con.
  • Tác dụng phụ từ các loại thuốc kê đơn như thuốc tránh thai, thuốc ngủ,...
Ngoài ra bị suy dinh dưỡng bẩm sinh, nhiễm khuẩn đường sinh dục cũng có thể ảnh hưởng đến bế kinh ở nữ giới.

Biển hiện của bế kinh cần lưu ý​

Khi bế kinh những biểu hiện bên ngoài sau đây mà nữ giới cần lưu ý để phát hiện bệnh sớm:
  • Vòng 1 teo nhỏ: Ngoài bị tắc kinh, nữ giới sẽ cảm thấy vòng 1 bị teo lại. Đôi khi sờ vào lại có cảm giác đau. Thông thường chị em khi tới kì kinh đều sẽ có biểu hiện đau, căng tức ngực, ngực to hơn 1 chút. Đây là do hoocmon hoạt động mạnh gây ra. Khi các hoocmon trong buồng trứng suy yếu thì vú sẽ bị teo nhỏ lại.
  • Da thô ráp và bị nám: Những mảng nhỏ có màu sẫm trên da mặt thường xuất hiện trước khi chị em sắp bị bế kinh. Nhiều chị em nghĩ rằng đây là biểu hiện ngoài da không đáng kể nhưng đây là dấu hiệu kinh nguyệt của chị em đang gặp vấn đề lớn liên quan đến nội tiết tố làm làn da thay đổi.
  • Lông rụng: Những vùng lông như nách, tay, chân,... đột ngột bị rụng nhiều. Dù cơ thể vẫn đang bình thường cũng liên quan đến bế kinh của nữ giới.
  • Giảm ham muốn tình dục: do kinh nguyệt bị tắc trong nhiều tháng khiến chị em lo lắng dẫn đến giảm ham muốn với bạn tình.
  • Tăng cân: khi phụ nữ tăng cân do tiêu thụ thức ăn nhiều calo, có lượng chất béo cao dẫn đến nội tiết tố thay đổi. Làm kinh nguyệt không ổn định, gây bế kinh.
Một số biểu hiện bên trong cơ thể mà chị em cần chú ý liên quan đến bế kinh:
  • Tâm trạng không ổn định: khi chu kì kinh nguyệt bị rối loạn hay bị bế kinh sẽ khiến chị em lo lắng, khó chịu và bực bội. Cơ thể cảm giác không thoải mái sẽ dẫn đến lo sợ, lâu dài dẫn đến trầm cảm.
  • Bế kinh có thể gây vô sinh, do hoạt động của buồng trứng bị ảnh hưởng. Cho nên khi cơ quan này có dấu hiệu bất ổn sẽ làm kinh nguyệt rối loạn, khả năng mang thai sẽ giảm đi.
  • Sức khỏe bắt đầu suy giảm với các vấn đề như tăng huyết áp, hoa mắt chóng mặt, đau đầu và hơi thở gấp, đứt quãng.

Phương pháp điều trị bế kinh hiệu quả​

Một số phương pháp sử dụng trị bế kinh hiệu quả bao gồm dùng thuốc, khám chữa bệnh tại cơ sở y tế và kết hợp với thói quen ăn uống điều độ khoa học, rèn luyện sức khỏe.

Sử dụng thuốc trị bế kinh​

Sử dụng các loại thuốc đặc trị như kháng sinh, kháng viêm để điều trị các bệnh phụ khoa là lựa chọn hàng đầu cho chị em hiện nay. Hoặc có thể sử dụng thuốc tiêm hoocmon giúp kinh nguyệt điều hòa. Ngoài dùng thuốc tây y thì bạn có thể dùng thuốc đông y để trị bệnh.
Ăn bổ sung các loại trái cây và thực phẩm tốt cho sức khỏe như cần tây, nước dừa,...

Dùng thảo dược​

Có nhiều phương pháp được nhiều chị em áp dụng để điều trị bế kinh như ích mẫu, gừng, cam thảo,... Các bài thuốc này có tác dụng giúp kinh nguyệt điều hòa, lưu thông, chữa tắc kinh kéo dài. Đặc biệt là các bài thuốc này không có tác dụng phụ và cực kì hiệu quả. Nhưng chỉ sử dụng phương pháp này để điều trị bế kinh do ăn uống và thói quen sinh hoạt thiếu khoa học.

Phương pháp ngoại khoa​

Một số phương pháp ngoại khoa thường được sử dụng để chữa bệnh bế kinh bao gồm:
  • Hút để điều hòa kinh nguyệt
  • Nội soi và phẫu thuật cho các khối u ở buồng trứng
  • Nếu màng trinh bị bịt kín sẽ phải phẫu thuật để mở rộng ra
  • Một số phương pháp ngoại khoa khác.
Dù là phương pháp nào thì tốt nhất chị em vẫn nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Lời khuyên từ bác sĩ​

Để tránh tình trạng bế kinh xảy ra, chị em nên lưu ý đến một số những thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày sau:
  • Rèn luyện thể dục thể thao: để có cơ thể khỏe mạnh cũng như lối sống lành mạnh tốt cho sức khỏe thì chị em cần tập thể dục. Tốt nhất là dành từ 30 - 60 phút mỗi ngày để đi bộ, chạy bộ, tập các bài tập nhẹ nhàng,..
  • Tránh để bị căng thẳng, stress và lo âu quá mức. Nên sắp xếp nghỉ ngơi đúng giờ giấc, không thức khuya và cần ngủ đủ giấc.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: tăng cường ăn rau củ quả, các thực phẩm giàu vitamin, protein, hỗ trợ hoocmon như ngũ cốc, đu đủ,... Hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo và đồ cay nóng.
  • Hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá cũng như các chất kích thích như cà phê, nước tăng lực, nước có gas,..
  • Giữ vệ sinh và chăm sóc vùng kín sạch sẽ.
  • Khám phụ khoa định kỳ
Với những thông tin mà Đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ ở trên, mong rằng chị em đã có thêm kiến thức cũng như cách điều trị bế kinh hiệu quả nhé.