Hạng B1
19/11/11
64
1.248
83
Em mạn phép mở topic này để chia sẻ 1 số thông tin về bệnh lao. Em sẽ không bàn luận chương trình chống lao quốc gia đang làm đúng hay sai, thuốc nội hay thuốc ngoại tốt hơn, bác sĩ nào làm đúng hay làm sai. Em chỉ đưa 1 số thông tin cơ bản về bệnh lao thôi ạ. Em ít khi online nên có thể sẽ không trả lời hết thắc mắc của các bác, mong cám bác thông cảm.
 
Hạng B1
19/11/11
64
1.248
83
BỆNH LAO LÀ GÌ?
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (còn gọi là BK: bacille do Koch: do ông Robert Koch phát hiện) gây ra và là một bệnh CÓ THỂ CHỮA KHỎI. Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh lao không chừa 1 ai, có thể gây bệnh cho trẻ nhỏ đến người già, ở mọi châu lục, nước giàu cũng như nước nghèo. Vì bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nên ở những nơi mức sống thấp, chật chội, không vệ sinh thì bệnh lao rất dễ phát tán.
Vi khuẩn rất nhỏ, không thể thấy bằng mắt thường, nên chúng ta sẽ KHÔNG BIẾT được mình có đang tiếp xúc với vi khuẩn lao hay không. Tuy nhiên, KHÔNG phải TẤT CẢ mọi người tiếp xúc với vi khuẩn lao đều bị BỆNH.
 
Hạng B1
19/11/11
64
1.248
83
AI DỄ BỊ BỆNH LAO
Vì bệnh lao lây truyền qua đường hô hấp, nên người ta ước tính 1/3 dân số trên thế giới bị NHIỄM lao. Nhưng không phải tất cả những người nhiễm đều trở thành bệnh lao. Chỉ khoảng 5-10% những người nhiễm lao sẽ trở thành BỆNH LAO trong suốt cuộc đời họ. Vậy những người đó là ai?
Khi mình bị nhiễm lao, trong cơ thể của mình sẽ có 1 cuộc chiến tranh giữa phe ta (miễn dịch của cơ thể) và phe địch (con vi khuẩn lao). Phe địch này rất thông minh nên đã tìm cách trà trộn vào cơ thể, để chờ khi phe ta suy yếu mà nó vùng lên, hay nói cách khác là khi mình yếu sức, miễn dịch suy giảm là lúc dễ bùng phát thành bệnh lao nhất.
Vậy, những người sau dễ bị mắc lao:
  • Bệnh nhân HIV (cần điều trị dự phòng)
  • Bệnh nhân đái tháo đường (đường huyết không ổn định sẽ làm tăng nguy cơ mắc lao lên 3 lần so với người bình thường)
  • Người suy dinh dưỡng, suy kiệt, stressed kéo dài. (nên ông bà ta hay nói là lao tâm, lao lực)
  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Người có bệnh lý về miễn dịch, hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch
  • Người dù khỏe mạnh, nhưng sống chung với nguồn lây, bị lây ồ ạt, thì phe ta cũng dễ thất thủ. (nhân viên tổ chống lao, bv PNT bị lao cũng nhiều)
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
13/2/09
549
39.901
93
Hay và bổ ích, nhưng nếu được Anh Chủ thớt đi sâu 1 chút vào những điều thực tế đã trải nghiệm trong quá trình điều trị hay thấy được kiểu như cách nhận biết dấu hiệu ban đầu, các phản ứng phụ khi điều trị, cách hạn chế... (tất nhiên là trừ vấn đề ko nhạy cảm hay phiền phức) :)
 
Hạng B1
19/11/11
64
1.248
83
LÀM SAO BIẾT MÌNH BỊ BỆNH LAO?
Nếu bạn có các triệu chứng sau thì nên đi khám tại phòng khám/bệnh viện có khoa Hô Hấp, bv PNT hoặc tổ chống lao:
  • Ho, khạc đàm kéo dài trên 2 tuần.
  • Ho ra máu, ho đàm vướng máu.
  • Sốt, ớn lạnh về chiều.
  • Đổ mồ hôi trộm về đêm.
  • Ăn mất ngon, chán ăn, sụt cân.
Ngoài ra còn có thể có đau ngực, sưng tấy vùng cổ hoặc nách (lao hạch).
Tuy nhiên những triệu chứng này cũng có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác, nên bạn cần đi khám để được chụp Xquang phổi và xét nghiệm đàm.
 
Hạng B1
19/11/11
64
1.248
83
BỊ LAO, PHẢI LÀM SAO ĐÂY?
Không sao cả các bác ạ. Mình phải bình tĩnh, vì lao đã điều trị được. Chỉ cần tuân thủ điều trị, khả năng khỏi bệnh là rất cao.

Điều trị lao sẽ cần sự KIÊN TRÌ. Bệnh nhân lao NHẠY THUỐC sẽ được điều trị bằng thuốc uống MỖI NGÀY trong 6 tháng, bao gồm 2 tháng tấn công và 4 tháng củng cố. Nhiều người khỏe hẳn sau 2 tháng (hoàn toàn không còn triệu chứng) nên dễ chủ quan và bỏ trị sau thời gian này. Đây chính là nguyên nhân khiến lao tái phát, và sẽ dẫn đến kháng thuốc. Nếu chẳng may bị lao KHÁNG THUỐC thì phác đồ hiện nay là chích 4 tháng + 5 tháng củng cố (tổng cộng 9 tháng), có thể kéo dài thành 11 tháng. Một số trường hợp nặng sẽ phải điều trị 18 tháng.

Điều trị lao trong chương trình chống lao quốc gia, bất kể thể lao gì (nhạy/kháng, lao phổi hay ngoài phổi) đều là MIỄN PHÍ.

Thuốc lao sẽ được uống 1 LẦN/NGÀY.

Khi uống thuốc lao (có chứa Rifampicin, là thuốc màu đỏ đỏ) thì thuốc sẽ nhuộm đỏ cam dịch tiết của cơ thể, nên bệnh nhân sẽ tiểu ra màu ĐỎ CAM, không phải là tiểu ra máu. Đây là hiện tượng bình thường, không phải lo lắng. Nếu uống thuốc lao mà nước tiểu vẫn trắng trong, thì 1 là phác đồ không chứa Rifampicin (kháng thuốc), còn 2 là uống trúng thuốc giả rồi. Hic hic

UỐNG THUỐC LAO CẦN LƯU Ý GÌ?
Uống thuốc lao có cần kiêng cữ gì không? CÓ. Các bác tuyệt đối bỏ giùm em 2 thứ: thuốc lá và rượu.
Thuốc lá làm suy yếu hệ hô hấp, chính là nguyên nhân gián tiếp làm mình dễ bị lao hơn.
Thuốc lao (dạng uống) chủ yếu chuyển hóa qua gan, và tác dụng phụ lên gan rất nhiều. Nên nếu bắt cái gan gánh thêm phần rượu nữa thì nó sẽ đình công luôn đó.
Khi điều trị lao, cần ăn uống bồi bổ thêm, bổ sung thêm vitamin, đặc biệt là vitamin D.
Một số vitamin rất cần thiết cho hệ miễn dịch: A, C, D và vi chất như kẽm. Các bác chỉ cần uống viên multivitamin là ổn ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B1
19/11/11
64
1.248
83
TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC KHÁNG LAO
Bà con cô bác hay đồn là uống thuốc lao mệt lắm, có đúng không? Dạ ĐÚNG ạ. Phác đồ điều trị lao nhạy là phối hợp 4 thuốc, lao kháng 7 thuốc cùng 1 lúc. Nên chắc chắn tác dụng phụ là nhiều.
  • Tác dụng phụ thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn ói, ăn không tiêu, chán ăn, đau bao tử: triệu chứng này tuy khó chịu, nhưng không nguy hiểm.
  • Mệt mỏi, đau nhức khớp, triệu chứng giống bị cúm (flu-like symptoms).
  • Nổi mẫn da, ngứa --> cần đi khám ở bv PNT, có thể do dị ứng thuốc.
  • Vàng da --> cần tái khám NGAY. Đây là biểu hiện tổn thương gan nặng do thuốc.
  • Giảm thị lực của mắt, mù màu (do Ethambutol).
  • Cảm giác tê mỏi, kiến bò ở đầu ngón tay chân (do thiếu vitamin B1. Nếu uống viên multivitamin thì sẽ ổn. Còn nếu đã bị thì cần liều cao hơn: uống viên BComplex C)
  • Nếu có dùng thuốc chích mà thấy ù tai, giảm thính giác --> lập tức đi tái khám. Vì thuốc chích (strepto, Kana) có thể gây điếc vĩnh viễn.
Các mợ đang uống thuốc lao mà uống chung với thuốc NGỪA THAI thì cần phải đổi phương pháp ngừa thai khác. Vì thuốc lao làm giảm hiệu lực ngừa thai. Nếu chẳng may đang điều trị mà lại mang thai thì cực kỳ phiền phức, vì thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuy nhiều tác dụng phụ, nhưng đa phần bệnh nhân đều có thể hoàn thành hết phác đồ điều trị. Các bác, các mợ nếu chẳng may bị lao thì hãy giữ tinh thần lạc quan, đang có 10 triệu người uống chung với mình đấy. Tập thể dục, ăn uống điều độ, tái khám đúng hẹn, xét nghiệm định kỳ (nếu bs lỡ "quên" không xét nghiệm thì mình nên xin bác sĩ xét nghiệm kiểm tra tiểu đường ngay khi phát hiện lao, và xét nghiệm chức năng gan thận MỖI THÁNG). Sáu tháng gian khổ sẽ nhanh qua thôi ạ.

Hết tháng 7 rồi, chúc cả nhà mạnh khỏe, thân tâm an lạc :)
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B1
19/11/11
64
1.248
83
Năm 1992 chắc do học hành, làm thêm cực khổ, chỉ cân được 48kg, em cũng bị lao, chụp hình phổi bị lủng 1 lổ bằng đầu đũa. Em phải uống thuốc đúng 7 tháng.
Nay 82 kg!
Phổi "chỉ" lủng bằng đầu đũa thì em đảm bảo điều trị xong, phổi đẹp như mơ. Giờ chẳng còn vết tích gì đâu, phải không bác.