Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em
Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh do tình trang thiếu hụt các dưỡng chất, năng lượng thiết yếu gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ, làm chậm tăng trưởng, suy sụp cơ thể.
Thống kê suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam
Theo HSPI – Viện chiến lược và Chính sách y tế, trong năm 2020, trên toàn thế giới có 149,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, 45,4 triệu trẻ gầy còm
Ở Việt Nam, tỷ lệ
suy dinh dưỡng ở trẻ em nói chung đã giảm dần
Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau gây nên, xác định chính xác nguyên, yếu tố thuận lợi gây bệnh giúp ích rất nhiều cho việc điều trị.
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng trẻ em phổ biến nhất đến từ các
quan điểm sai lầm nuôi dưỡng
Cách nhận biết suy dinh dưỡng ở trẻ em:
Nên cân và đo chiều cao cho bé hàng tháng, đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng chuẩn. Với trẻ dưới 2 tuổi, nên cân đo hàng tháng, còn với trẻ trên 2 tuổi, 3 tháng nên cân đo các chỉ số cho trẻ 1 lần. Khi trẻ đứng cân liên tục trong vòng 3 tháng, tức là đường biểu diễn cân nặng đi theo hướng nằm ngang hoặc đi xuống là dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Với các trường hợp không có điều kiện cân đo cho con hàng tháng thì cần quan sát biểu hiện của trẻ để nhận biết kịp thời
suy dinh dưỡng trẻ em. Khi thấy trẻ nhỏ hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi, ăn ít, không ngon miệng, da nhợt nhạt, chân tay nhão, thậm chí teo cơ, ngủ nhiều, ủ rũ, kém linh hoạt thì cần đưa trẻ đến chuyên khoa dinh dưỡng khám để xác định trẻ có suy dinh dưỡng không và có những can thiệp kịp thời.
Tuy nhiên, không nên thấy trẻ nhỏ hơn con người khác mà vội càng kết luận con bị suy dinh dưỡng và ép con ăn thật nhiều, khiến trẻ sợ hãi. Đây chỉ là một trong những dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em, cần đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để xác định rõ hơn.
Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng đến trẻ nhỏ:
Suy yếu hệ miễn dịch: Suy dinh dưỡng do thiếu vi chất (kẽm, sắt và vitamin) sẽ làm cho hệ thống miễn dịch dần yếu đi. Lúc này, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng nhiều hơn bao giờ hết. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em.
Gây chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ: Nếu bị nhiễm trùng đường tiêu hóa đồng thời với suy dinh dưỡng, cơ thể trẻ sẽ không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Từ đó gây chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ.
Làm xuất hiện các vấn đề về sức khỏe: Thiếu các vi chất khiến sức khỏe của trẻ ngày càng tồi tệ hơn. Ví dụ, thiếu vitamin A gây ảnh hưởng xấu đến thị giác của trẻ; trong khi đó, thiếu protein và kẽm còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xương…
Các vấn đề khác: Còi cọc, trí nhớ kém, không có khả năng giải quyết vấn đề ảnh hưởng đến kỹ năng xã hội, rối loạn tiêu hóa, lâu lành vết thương…
Y Khoa Blog đề xuất các biện pháp phòng ngừa suy dinh dưỡng trẻ em và chăm sóc dinh dưỡng – sức khoẻ cho bà mẹ có thai – cho con bú.
Vệ sinh ăn uống: Cho trẻ ăn chín uống sôi, thức ăn nấu xong cho trẻ ăn ngay, không cho trẻ ăn ở những nơi bụi bặm, đường xá, công trường xây dựng vì đó là nguồn lây nhiều bệnh như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn.
Chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng:
Với trẻ bị suy dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường. Chế độ ăn của trẻ nên được cân đối giữa các nhóm chất:
Tăng lượng protein: Suy dinh dưỡng ở trẻ em cần phải tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: Tăng dần lượng calo/kg từ 90-150 Kcalo/kg/ngày, và tăng dần lượng protein từ 2g/kg lên 5-7 g/kg/ngày. Nên dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua
phì hoặc các bệnh lý do dư thừa chất khác.