Tập Lái
9/1/22
3
0
1
34
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường dễ nhầm lẫn với các bệnh về cột sống khác do có những triệu chứng tương tự. Chính vì vậy người bệnh thường chủ quan và điều trị sai cách. Vậy những triệu chững bệnh xẹp đốt sống như thê nào? và bệnh xẹp đốt sống có nguy hiểm không?
1. Triệu chứng bệnh xẹp đốt sống
Tùy thuộc vào từng vị trí đốt sống bị xẹp mà bênh có những triệu chứng khác nhau:
Vị trí đốt sống cổ:
  • Giảm khả năng vận động: khó xoay cổ, cúi người…
  • Giảm chiều cao.
  • Có thể gặp các triệu chứng tê bì chân tay, hoặc đau thần kinh liên sườn do dây thần kinh bị chèn ép,
  • Tình trạng bệnh nặng có thể khiến cơ thể mất thăng bằng, sốt nhẹ do viêm.
Vị trí đốt sống lưng:
  • Đau lưng đột ngột, khó khăn cho các động tác xoay người, bê vác nặng.
  • Cơn đau tăng dần khi đi lại và giảm khi nằm nghỉ.
  • Chiều cao bị giảm do cột sống bị xẹp xuống.
  • Cột sống bị biến dạng, tàn tật, cong vẹo, gù cột sống
2. Bệnh Xẹp Đốt Sống có nguy hiểm không?
Khi không được điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Biến dang cột sống

Khi cột sống bị xẹp dẫn đến biến dạng có thể khiến người bệnh bị cong, vẹo, gù cột sống. Tình trạng bệnh ngày càng nặng có thể chèn ép lên tim, phổi, ruột… khiến người bệnh khó thở, chán ăn, mệt mỏi, cơ thể suy nhược.

Mất vững từng đoạn cột sống

Khi đốt sống bị xẹp 50% trở lên sẽ xảy ra tình trạng mất vững từng đoạn cột sống, khiến cơ thể hoạt động bị hạn chế, đẩy nhanh quá trình thoái hóa, có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.

Gây các bệnh về thần kinh

Một số trường hợp hệ thần kinh và tủy sống bị chèn ép khiến người bệnh tê bì chân tay, rối loạn thần kinh thực vật, đại tiểu tiện tiện mất kiểm soát.

Gây hẹp ống tủy.

khi bệnh trở nặng xẹp đốt sống gây ra tình trạng hẹp ống sống do các mảnh vỡ chèn ép vào khoảng trống giữa ống tủy, tủy sống, chèn ép phần tủy gây viêm, tê bì, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ bại liệt.
3. Cách phòng tránh bệnh xẹp đốt sống.
  • Chế độ sinh hoạt hợp lý, tập thể dục đều đặn. Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai như tập yoga, bơi lội…
  • Làm việc, vận động đúng tư thế.
  • Nên cử động một cách nhẹ nhàng,Tránh cử động quá mạnh một cách đột ngột.
  • Cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ gây bệnh.
 
Chỉnh sửa cuối: