Hạng B2
6/8/09
498
2.585
93
Em thấy giá cũng cao trung bình mười mấy triệu 1 món. có đắt ko các bác nhỉ?

CÁc bác chia sẻ thêm !
 
Hạng D
13/1/11
2.424
37.814
113
Hôm qua vo Rita Võ coi
Cái lò nướng rẻ nhứt hơn chăm chịu
làm tẻn tò đi ra luôn

Đi làm thuê mà dô sóp cao cấp coi thấy nục ghê
 
Hạng B2
27/9/19
239
7.463
93
46
hiệu của Đức, ráp ở THái !
Bác xem kỹ lại giúp !


a sớt từ junger

nếu ko thấy trang web nào của junger bằng tiếng đức

thì có nghĩa là nó sx và lắp ráp bên đông qảng
 
  • Like
Reactions: Fordescape
Hạng B2
6/8/09
498
2.585
93
a sớt từ junger

nếu ko thấy trang web nào của junger bằng tiếng đức

thì có nghĩa là nó sx và lắp ráp bên đông qảng
vậy theo bác nên dùng hàng gì bác nhỉ?
 
Hạng D
5/7/14
2.476
85.742
113
HCMC
Được giới thiệu là sản phẩm chất lượng, nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, tuy nhiên người dùng bếp hồng ngoại Junger model IS-19 lại được phen “tá hoả” vì chất lượng không như mong đợi.

 Nhãn bếp Junger bày bán tại siêu thị Nguyễn Kim.     Ảnh: Hạ Di

Nhãn bếp Junger bày bán tại siêu thị Nguyễn Kim. Ảnh: Hạ Di
Mua “bực” vì hàng không như quảng cáo
Thông tin đến Báo Gia đình & Xã hội, chị Đ.T.T (ở Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, chị đã mua một bếp hồng ngoại đơn Junger model IS-19 tại siêu thị Nguyễn Kim với giá 2,5 triệu đồng. Theo chị T, nhân viên siêu thị tư vấn, đây là dòng bếp hồng ngoại có nhiều tính năng ưu việt, như: Không kén nồi nấu, tự ngắt điện khi quá nhiệt để bảo vệ người dùng… Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, gia đình chị T “phát sốt” vì chất lượng không như lời giới thiệu. “Bếp liên tục bị hỏng quạt tản nhiệt, cháy main và nứt mặt bếp. Mặc dù bếp được sửa chữa nhưng lại bị hỏng nên tôi nghi ngờ xuất xứ thực sự của sản phẩm này”, chị T cho hay.
Theo chị T, khi sản phẩm gặp lỗi, gia đình đã thông báo tới đơn vị bán hàng để được bảo hành, tuy nhiên cứ bảo hành xong lại hỏng. Chị T cho biết: “Bếp sửa xong lại hỏng, hỏng rồi lại sửa, thời gian chờ đợi sửa cũng lâu. Sau nhiều lần phản ánh, đơn vị bán hàng đã xin lỗi gia đình và nhãn hàng Junger đã thu hồi sản phẩm, trả lại tiền. Tuy nhiên, điều tôi lo lắng nhất là chất lượng thực sự của sản phẩm. Nghi ngờ về xuất xứ nhãn hàng nên tôi khiếu nại đến báo chí đề nghị làm rõ”.
Tương tự, anh Hồng Quân (26 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Gia đình tôi cũng sử dụng bếp hồng ngoại đơn Junger model IS-19, nhưng cứ đun được 3 phút là bếp tự ngắt khoảng 2 giây, sau đó cứ đun tiếp khoảng 20 giây nữa thì bếp lại ngắt tiếp 2 giây. Đun mãi mới sôi được nồi nước, lại tốn điện nên tôi thấy rất khó chịu”.
“Chứng nhận chất lượng phải lên hỏi công ty”
Chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội, anh Trần Cao Thịnh - một kỹ sư điện tử tại Hà Nội cho biết: Thứ nhất, sản phẩm chính hãng bắt buộc phải có CO (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá), CQ (Giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá). Thứ hai, xuất xứ sản phẩm nhập khẩu sẽ được dập chìm trên sản phẩm chứ không phải dán tem. Thứ ba, từng linh kiện sản phẩm cũng phải có số series rõ ràng. Ngoài ra, nếu là hàng nhập khẩu thì thương hiệu sẽ đi đôi với chất lượng và giá cả.
Để tìm hiểu về nhãn hàng bếp Junger model IS-19, PV Báo Gia đình & Xã hội đã có mặt tại một siêu thị Nguyễn Kim trên địa bàn TP Hà Nội. Tại đây, một nhân viên bán hàng thông tin: “Mặt kính của bếp điện từ Junger model IS-19 nhập khẩu từ Đức và lắp ráp tại Thái Lan. Chính vì vậy, nhãn hàng này được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan. Bếp Junger model IS-19 được bảo hành 2 năm không đổi sản phẩm, nhưng nếu có hỏng hóc thì có thể gọi hãng hoặc siêu thị, khách hàng sẽ được bảo hành tại nhà”.
Để đáp ứng các thắc mắc của PV về nhãn hàng, xuất xứ cũng như mã số, mã vạch đối với một sản phẩm nhập khẩu, nhân viên tại đây đã lật đáy một bếp Junger hồng ngoại đôi, model ID-16. Tuy nhiên, mặt sau của bếp không thể hiện series sản phẩm và mã số, mã vạch cần thiết cho một sản phẩm nhập khẩu. Mặt trước của bếp có giá bán và một dãy mã số, mã vạch riêng.
Lý giải về mã số, mã vạch “lạ” này, nhân viên này cho biết: “Đây là mã hàng của siêu thị chứ không phải mã số, mã vạch của sản phẩm nhập khẩu”. Nói rồi, nhân viên này chỉ vào một tờ giấy được trưng bày trên kệ của nhãn bếp Junger: “Đây là CO (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá) của các nhãn hàng bếp của Junger”. Tuy nhiên, khi PV đòi hỏi được xem CQ (giấy chứng nhận chất lượng) thì nhân viên này cho biết: “Không có CQ. Muốn xem phải đến công ty nhập khẩu...”.

Theo quan sát của PV, thông tin trên tờ giấy được gọi là CO lại không thể hiện mã bếp hồng ngoại một vùng nấu Junger model IS-19, mà chỉ ghi xuất xứ của một số mã bếp khác như: Model ID-16, ID-18, MTD-72, NKD-22. Nhãn hàng Junger do Công ty TNHH xuất nhập khẩu Bảo Phú (Thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội) nhập khẩu và phấn phối tại Việt Nam. Khi được hỏi về CO, CQ của mã bếp IS-19 thì nhân viên tư vấn bán hàng tại đây từ chối cung cấp thông tin.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Vũ Vinh Phú - chuyên gia kinh tế cho biết: “Một sản phẩm điện tử nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ (CO), giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá (CQ). Sau khi đầy đủ những giấy tờ này, để vào được thị trường nội địa, sản phẩm phải được dán tem phụ bằng tiếng Việt về công năng, hiệu suất, độ an toàn của sản phẩm… Ngoài ra, sản phẩm phải có hoá đơn, chứng từ chứng minh hàng nhập khẩu. Trên s