Hạng D
3/7/12
3.008
1.769
113
transparent.png


TTO - Đó là ba con đường Trần Quang Khải (Q.1), Lý Chính Thắng, Kỳ Đồng (Q.3) với những hình ảnh lạ: chạy xéo, chạy liền nhau theo một hướng và dường như cao hơn khu vực xung quanh... Bí ẩn gì ở đây?

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
1-luy-ban-bich-ban-do-theo-cmc-co-vong-thanh-gd-new-1458221767.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Vị trí lũy Bán Bích làm năm 1772 so với bản đồ hiện nay - theo bản đồ Trần Văn Học 1815, Gia Định thành thông chí 1820, bản đồ của nhà nghiên cứu Đại Thạch Lê Ước... Đồ họa: TRỊ THIÊN{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td=justify}
ban-do-sai-gon-1815-do-tran-van-hoc-ve-2-copy-1458221947.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=justify}Vị trí lũy Bán Bích 1772 trên bản đồ Trần Văn Học 1815 (ghi là "cựu lũy") cho thấy lũy từ cầu Cao Miên (cầu Bông hiện nay) men theo rạch Thị Nghè lên phía Bắc, cắt ngang đường thiên lý sang Cao Miên (nay là đường Cách Mạng Tháng 8) ở khu vực gần cầu Lão Huệ (nay là một con cầu trên kênh Nhiêu Lộc) đi thẳng, cắt qua đường Hồng Bàng (nối theo đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hùng Vương hiện nay) và bao trọn khu vực quận 5 hiện nay; tạo thành một tường thành bao quanh Sài Gòn - Chợ Lớn xưa.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Đó là chỉ nói ba con đường thuộc khu vực trung tâm Sài Gòn xưa vì thật ra còn một loạt các tuyến đường cũng liền mạch ba đoạn đường chính này.
Tất cả đều không theo quy hoạch vuông vức của Sài Gòn xưa mà chạy theo quy hoạch của chính nó trong một kế hoạch phòng thủ lẫn quy hoạch Sài Gòn khá hoàn hảo cách đây 244 năm (1772-2016): lũy Bán Bích.

Sài Gòn - Chợ Lớn xưa trải qua và hình thành từ bao cơn binh lửa
318 năm trước, năm 1698, chúa Nguyễn cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, thiết lập chính quyền, đơn vị hành chính, chia tỉnh lỵ...; chính thức xác lập chủ quyền của người Việt trên vùng đất mới, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long và xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình (Quảng Bình mới), đặt ra hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn (Gia Định).​
Những xóm làng đầu tiên của Sài Gòn là xóm Hòa Mỹ (tức xóm Thủy Trại, gần đường Tôn Đức Thắng hiện nay), Tân Khai (khu vực cầu Mống), Long Điền, xóm Than, Bàu Sen (Cây Mai), Lò Bún, Cây Củi, Rẫy Cải, Ụ Ghe... với khoảng hơn 10.000 dân và là thủ phủ của dinh Phiên Trấn.​
Tuy nhiên, ngay tên gọi trấn cũng cho thấy đây vẫn còn là khu vực quân sự khi nơi đây liên tục có những cuộc chiến tranh giữa nhiều thế lực quân sự: chúa Nguyễn, Xiêm La (Thái Lan ngày nay), Chân Lạp (hay Cao Miên - Campuchia ngày nay), quân Tây Sơn lẫn quân của các cựu thần nhà Minh không chấp nhận nhà Thanh chạy sang tá túc.​
Sài Gòn - Chợ Lớn xưa liên tục bị nhiều lực lượng quân sự Xiêm La, Cao Miên tấn công, quấy nhiễu từ hướng Tây.​
Trịnh Hoài Đức (1765-1825) ghi nhận trong Gia Định thành thông chí (viết khoảng năm 1820-1822) về nền lũy Hoa Phong do Thống suất Chưởng cơ Nguyễn Lễ (Nguyễn Hữu Cảnh) sai đắp năm 1700 để chống Cao Miên vẫn còn; tức lũy Hoa Phong này từng tồn tại đến ít nhất 120 năm.​
Theo nhà văn Sơn Nam, người chỉ huy công trình là một thuộc tướng của Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh tên Cầm nên còn gọi là lũy Lão Cầm (hiện thuộc khu vực đường Địa Đạo, Tân Phú, TP.HCM).​
Ông cũng cho biết thêm: năm 1731, lũy Tây Hoa được đắp nối với lũy Lão Cầm do lúc ấy, một người Lào tên là Sa Tốt xách động một nhóm người Chân Lạp quấy nhiễu Bến Lức (Long An, 18 thôn Vườn Trầu ở Hóc Môn).​

Một người Gia Định dựng Lũy Bán Bích
Nguyễn Cửu Đàm quê Gia Định, là một danh tướng thời chúa Nguyễn Phúc Thuần (năm sinh chưa rõ, chết trận năm 1777) với hàm Hữu quân Phó tiết chế, tước Đàm Ưng hầu (ông vốn là anh trai bà Thị Nghè, người đã xây cây cầu nay vẫn mang tên bà, cầu Thị Nghè).​
[xtable=bright|border:0|cellpadding:1|cellspacing:4]
{tbody}
{tr}
{td}Hiện nay, tên võ tướng Nguyễn Cửu Đàm và lũy Bán Bích được đặt tên cho hai con đường ở quận Tân Phú, TP.HCM. Riêng đường Lũy Bán Bích chạy dài từ quận Tân Phú tới quận 11, thuộc khu vực cuối lũy Bán Bích do Nguyễn Cửu đàm xây dựng.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]



Năm 1767, Miến Điện (Myanmar hiện nay) tấn công Xiêm La, bắt vua Xiêm. Năm 1768, một người gốc Quảng Đông (Trung Quốc) tên Taksin (tức Trịnh Quốc Anh) khởi binh lên làm vua.​
Nặc Tôn, vua Cao Miên cho rằng Taksin không thuộc người Xiêm nên không chịu cống nạp. Taksin kéo quân qua Cao Miên hạ bệ Nặc Tôn, thay bằng Nặc Nộn, chiếm đóng Nam Vang (Pnompenh hiện nay).​
Cuối năm 1771, Taksin đem binh thuyền vây Hà Tiên để bắt con vua Xiêm La cũ là Chiêu Thúy. Đô đốc Mạc Thiên Tứ chạy về Cần Thơ...​
Tháng 6-1772, chúa Nguyễn Phúc Thuần cử Thống suất Nguyễn Cửu Đàm đem quân tái chiếm Hà Tiên. Cả Taksin lẫn Nặc Nộn tháo chạy. Nguyễn Cửu Đàm phản công tới tận Nam Vang, đưa Nặc Tôn về làm vua lại, rồi rút quân về Gia Định.​
Về lại Gia Định, phòng ngừa Xiêm quấy rối, cuối năm 1772, Thống suất Nguyễn Cửu Đàm cho đắp lũy Bán Bích dài khoảng 8 cây số rưỡi, từ cầu Cao Miên (cầu Bông hiện nay) men theo rạch Thị Nghè (nay gần như trùng khớp với 3 con đường xéo "bí ẩn" Trần Quang Khải - Lý Chính Thắng - Kỳ Đồng), lên phía Bắc (thuộc khu vực xung quanh đường Trần Văn Đang hiện nay) cắt ngang đường thiên lý sang Cao Miên (nay là đường Cách Mạng Tháng 8) đi thẳng và bao trọn khu vực quận 5 hiện nay; tạo thành một vòng cung bao quanh Sài Gòn - Chợ Lớn.​
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
duong-trang-quang-khai-11-2-2015-jpg-1458226256.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Đường Trần Quang Khải (Q.1, TP.HCM) dài 900m gần như nằm hoàn toàn trên đoạn đầu lũy Bán Bích xưa, vùng đất phên dậu đầu tiên bảo vệ và hình thành khu vực Sài Gòn xưa -Ảnh: M.C{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Với rạch Thị Nghè (hướng bắc), sông Sài Gòn (Đông), rạch Bến Nghé (nam) và lũy Bán Bích, cả vùng Sài Gòn (tên xưa là Bến Nghé - lúc ấy chỉ nằm ở khu vực quận 1 hiện nay, rộng khoảng 1km2) - Chợ Lớn (tên xưa là Sài Gòn - thuộc khu vực quận 5 hiện nay - cũng rộng chỉ khoảng 1km2) nằm trong một khu vực phòng thủ từ xa với có diện tích khoảng 50km2.​
Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, với tuyến phòng thủ sông rạch tự nhiên cùng với lũy Bán Bích, "thành phố này không còn sợ gì bất trắc nữa. Trong thực tế, quân Xiêm đã xâm phạm bờ cõi phía Nam nhiều lần, song lần nào cũng bị quân Việt đánh tan trước khi tới cửa ngõ thành phố". (Tuy nhiên, hệ thống phòng thủ này không cản nổi lực lượng Tây Sơn từ biển Cần Giờ tấn công vô nhiều lần suốt 12 năm, từ 1776-1788 để tận diệt dòng họ chúa Nguyễn. Có lần đã bắt sống được chúa Nguyễn Phúc Thuần lẫn chúa Nguyễn Phúc Dương (con Nguyễn Phúc Thuần).​
Theo Trương Vĩnh Ký, cả hai cha con chúa Nguyễn này đều bị mang ra hành quyết ở ngôi "quốc tự" - chùa Kim Chương.​
Chùa Kim Chương (Kim Chương Tự) ở làng Tân Triêm, thuộc Gia Định xưa (theo nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường, ngôi cổ tự này ở khu vực chùa Lâm Tế, đầu đường Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM hiện nay).​
Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ trước quân Pháp (1861), chùa Kim Chương được tháo dỡ mang về xã Mỹ Thiện, tỉnh Định Tường (nay thuộc huyện Cái Bè, Tiền Giang) dựng lại với tên khác, Hội Thọ tự.​
Sài Gòn - Chợ Lớn bắt đầu hình thành đô thị
Quả thực như thế, sau khi lũy Bán Bích xây dựng xong, hầu như khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn hoàn toàn vững vàng trước các thế lực quân sự nước ngoài muốn tấn công từ phía Bắc và phía Tây thành phố, đặc biệt khi 18 năm sau, 1790 thành Gia Định (thành Quy) được xây dựng với quy mô lớn hơn, vững chắc nhất trong toàn bộ hệ thống thành lũy thời nhà Nguyễn, thậm chí còn hơn kinh thành Huế sau này.​
Không chỉ vậy, cuối năm 1772, thống suất Nguyễn Cửu Đàm cho đào kênh Ruột Ngựa (lớn như sông nên còn có tên gọi là Mã Trường giang) thẳng "như ruột ngựa" chạy từ cửa Rạch Cát cho đến Lò Gốm, tức thông từ Bến Nghé (Sài Gòn hiện nay) ra miền Tây để thuận tiện cho thuyền bè buôn bán, vận chuyển hàng hóa, gạo... thông xuống miền Tây.​
Thế là từ đó, hàng loạt những thôn xóm, khu dân cư trong tuyến phòng thủ này được hình thành và phát triển mạnh, sầm uất mà bài "Cổ Gia Định phong cảnh vịnh" đầu thế kỷ 18 đã mở đầu bằng những vần thơ ca ngợi: "Phủ Gia Định, phủ Gia Định, nhà đủ người no chốn chốn - Xứ Sài Gòn, xứ Sài Gòn, ở ăn vui thú nơi nơi...".​
Đón đọc kỳ sau: Khu trung tâm Sài Gòn hôm nay đã được quy hoạch với tầm nhìn từ cách đây gần 250 năm mà sau này khi người Pháp đến phải trải nghiệm nhiều năm mới 'dám" công nhận một phần, và qua thời gian công nhận hết quy hoạch đô thị Sài Gòn do võ tướng Nguyễn Cửu Đàm, một người Sài Gòn-Gia Định thiết kế từ năm 1772.
 
Hạng C
7/5/15
741
975
93
37
Sài Gòn
Quá hay! Tiếp đi.
Em nói thiệt, em thấy Sài Gòn xứng đáng là thành phố đại diện cho VN. Trẻ khỏe :D
 
  • Like
Reactions: Hule
Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
Vị trí lũy Bán Bích 1772 trên bản đồ Trần Văn Học 1815 (ghi là "cựu lũy") cho thấy lũy từ cầu Cao Miên (cầu Bông hiện nay) men theo rạch Thị Nghè lên phía Bắc, cắt ngang đường thiên lý sang Cao Miên (nay là đường Cách Mạng Tháng 8) ở khu vực gần cầu Lão Huệ (nay là một con cầu trên kênh Nhiêu Lộc) đi thẳng, cắt qua đường Hồng Bàng (nối theo đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hùng Vương hiện nay) và bao trọn khu vực quận 5 hiện nay; tạo thành một tường thành bao quanh Sài Gòn - Chợ Lớn xưa.

cái đường thiên lý SG - Nam Vang lúc Pháp chiếm SG nó đặt tên là đường Verdun, có trại lính cùng tên rất bự, giờ vẫn còn, là Bộ Chỉ huy Quân sự TpHCM chỗ CLB Lan Anh, cổng sau đâm ra hồ Kỳ Hòa, giờ là Cao Thắng nối dài Q10, thời VNCH là Biệt khu Thủ đô
lúc cụ NĐD "lên ngôi" đuổi Pháp dìa bển hổng cho xía vô nội tình Nam VN nữa thì đổi tên đường Verdun thành đường Lê Văn Duyệt SG, do vì ông Tả quân Tổng trấn Gia Định thành xưa này có thời gian "nằm vùng" ngay Nam Vang suốt nhiều năm liền theo lịnh Triều đình Huế nhằm "ổn định trật tự" bển (không kể quan Đại thần Nguyễn Hữu Cảnh, tướng quân Nguyễn Cư Trinh cũng ở Nam vang nhiều năm cùng nhiệm vụ)
lúc đó còn một đường Lê Văn Duyệt nữa : LVD Gia Định, từ Lăng Ông Bà Chiểu dìa Cầu Bông (giờ là Đinh Tiên Hoàng nối dài, Bình Thạnh) do con đường bắt đầu từ Lăng cụ LVD

318 năm trước, năm 1698, chúa Nguyễn cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, thiết lập chính quyền, đơn vị hành chính, chia tỉnh lỵ...; chính thức xác lập chủ quyền của người Việt trên vùng đất mới, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long và xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình (Quảng Bình mới), đặt ra hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn (Gia Định)

có rất nhiều đời Chúa Nguyễn kế tục nhau trị vì xứ Đàng Trong
phải nói rõ danh tích khỏi mắc công xợt Gù he... he

Những xóm làng đầu tiên của Sài Gòn là xóm Hòa Mỹ (tức xóm Thủy Trại, gần đường Tôn Đức Thắng hiện nay), Tân Khai (khu vực cầu Mống), Long Điền, xóm Than, Bàu Sen (Cây Mai), Lò Bún, Cây Củi, Rẫy Cải, Ụ Ghe... với khoảng hơn 10.000 dân và là thủ phủ của dinh Phiên Trấn.

đồn Cây Mai Pháp xây giờ vẫn còn : block ngã tư Nguyễn Thị Nhỏ - Hồng Bàng Q11, nguyên cả dãy trên đồi cao mái ngói, kiểu kiến trúc Pháp ở Thuộc địa ngày đó như các trường Lê Quý Đôn, Gia Long (giờ là PTTH NTMK) v.v...
hiện do Bộ đội quản lý, trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự TpHCM kể trên

Hiện nay, tên võ tướng Nguyễn Cửu Đàm và lũy Bán Bích được đặt tên cho hai con đường ở quận Tân Phú, TP.HCM. Riêng đường Lũy Bán Bích chạy dài từ quận Tân Phú tới quận 11, thuộc khu vực cuối lũy Bán Bích do Nguyễn Cửu đàm xây dựng.

Nguyễn Cửu Đàm còn một anh trai là Nguyễn Cửu Chiêm, cũng danh tướng, một em gái là Nguyễn Thị Khánh, đều là con ông quan bự Nguyễn Cửu Vân
mợ NTK thường được biết đến bằng tên thân tình đơn sơ : Thị Nghè
do năm xưa chồng là ông Nghè (một chức vụ ngày đó) hằng ngày đi làm phải qua sông trắc trở, mợ liền cho xây luôn cây cầu bự, nay là cầu Thị Nghè nối liền Q1-Bình Thạnh
còn từ cầu ĐBP bây giờ đi hướng Bình Thạnh, chưa tới Hàng Xanh, quẹo phải đường nhựa nhỏ, thông ra XVNT chỗ mũi tàu Siêu thị Tự Do : đường Nguyễn Cửu Vân
 
Hạng B2
1/7/11
253
2.777
93
Bác @Gia_Định cho em hỏi cái biệt thự ngay góc Trương Định và Võ Văn Tần, giờ là trụ sở của Du Lịch Hoà Bình của ai mà bành ky. Ở nhà diện tích như vậy ngày xưa chắc thuộc hàng tướng quá
 
Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
Bác @Gia_Định cho em hỏi cái biệt thự ngay góc Trương Định và Võ Văn Tần, giờ là trụ sở của Du Lịch Hoà Bình của ai mà bành ky. Ở nhà diện tích như vậy ngày xưa chắc thuộc hàng tướng quá

xưa hơn hổng rõ (chưa xợt he.. he)
còn thời ông Thiệu thì là nhà ở + làm việc của cha Tướng Westmoreland Mỹ
phía đâu lưng, quay ra Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu) ngày đó cũng là một trụ sở của Hải quân Mỹ - cách đây 20 năm là khu Khách sạn Hoàng đế, giờ 2016 thấy là công trường xây dựng của Lemans Thụy sĩ gì gì

trụ sở MAAG Mỹ thời ông Diệm - sau đó đổi tên thành mắc vi (MACV)
606 Đại lộ Trần Hưng Đạo Q5
1962 MAAG
MAAG+MACV+MAIN+ENTRANCE+TO+MAAG+HEADQUARTERS+LOC.jpg


1968 đã là mắc vi
MACV+II+Tran+Hung+Dao+606.jpg


2010 : Toyota An Thành
MACV+19-09-2010+Toyota+An+Thanh.jpg
 
  • Like
Reactions: meteor and Duy Anh
Hạng B2
1/7/11
253
2.777
93
xưa hơn hổng rõ (chưa xợt he.. he)
còn thời ông Thiệu thì là nhà ở + làm việc của cha Tướng Westmoreland Mỹ
phía đâu lưng, quay ra Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu) ngày đó cũng là một trụ sở của Hải quân Mỹ - cách đây 20 năm là khu Khách sạn Hoàng đế, giờ 2016 thấy là công trường xây dựng của Lemans Thụy sĩ gì gì

trụ sở MAAG Mỹ thời ông Diệm - sau đó đổi tên thành mắc vi (MACV)
606 Đại lộ Trần Hưng Đạo Q5
1962 MAAG
MAAG+MACV+MAIN+ENTRANCE+TO+MAAG+HEADQUARTERS+LOC.jpg


1968 đã là mắc vi
MACV+II+Tran+Hung+Dao+606.jpg


2010 : Toyota An Thành
MACV+19-09-2010+Toyota+An+Thanh.jpg
Hèn chi, tướng Mẽo nên ở chổ bự thấy ớn
Từ mé VVT - TĐ ra tới ĐBP toàn biệt thự to đùng
Bữa em được vào nhà của TLS Nhật ở Nguyễn Đình Chiểu, nhìn ngất ngây con gà Tây
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
Hóa da mềnh là dân Phiên Trấn .... bị trích lục bộ khai sinh ghi ..... Tỉnh Gia Định
 
Hạng B2
9/5/10
335
707
93
Hìhì ....
Chuyện SG xưa nghe hoài hổng ngán, nói hoài hổng hết ! :)
Di tích còn lại của thành GĐ xưa thời Mr.Diệm, giờ còn được .... cái tường là may lắm !
:3dcuoi:

Bí ẩn ba con đường xéo giữa Sài Gòn vuông vức
 
  • Like
Reactions: nintiendo
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
hôm trước tết ta có mần 1 cái hình ..... còn được ô cửa cổng thành thôi ..
 
  • Like
Reactions: meteor