Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
30/1/12
1.405
2.495
113
Vietnam
Bí ẩn đằng sau cuộc khủng hoảng ở Mỹ</h1>
[A. Mỹ là tác giả của vấn đề

Có một loạt câu hỏi được đặt ra là: Có phải Mỹ đã tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính này? Và thực sự là cái gì được ẩn đằng sau nó? Ai tạo ra nó? Mỹ được gì từ cuộc khủng hoảng này? Và cách thức tạo ra khủng hoảng.

Một quan điểm đưa ra là: Chính Mỹ đã tạo ra cuộc khủng hoảng này.

Lý giải quan điểm:
  • Khi Mỹ sa lầy vào cuộc chiến ở Irắc, giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng mạnh, liên tục và dường như không có điểm dừng. Trong tình trạng ấy, tình hình kinh tế trở nên quá nóng. Lạm phátxảy ra hầu hết ở mọi nơi trên thế giới do giá xăng dầu lên cao. Sự kiểm soát của Mỹ đối với giá dầu xem ra không còn khả quan nữa, thêm vào đó nước Mỹ lại là nước nhập khẩu dầu và tiêu tốn năng lượng nhiều nhất trên thế giới. Quả thực điều này không có lợi cho Mỹ.
  • Các nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ thu được lợi nhuận rất nhiều từ việc giá xăng dầu leo cao như thế này. Có một vài nước trong nhóm này thu lợi theo Mỹ là đang tài trợ cho khủng bố và đang tăng cường lực lượng quân sự hùng mạnh để hòng đối chọi với Mỹ. Việc trang bị cho quân đội sẽ mạnh thêm khi các nước xuất khẩu dầu mỏ có nhiều tiền hơn trong việc bán dầu.
  • Tầm ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới sa sút nghiêm trọng khi sa lầy vào cuộc chiến Irắc, thất bại trong việc diệt trừ khủng bố, không đe dọa được các nước như Triều Tiên, Iran trong việc từ bỏ vũ khí hạt nhân. Nội bộ thì rối ren khi chính quyền Bush không có được lòng tin của dân chúng.
  • Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Nga khi Nga tiếp tục là nước xuất khẩu khí đốt hàng đầu qua châu Âu. Việc Nga trỗi dậy cũng là nhờ giá khí đốt gia tăng, việc tăng cường cho quân sự của Nga thực sự đã đe dọa Mỹ.
  • Sân sau của Mỹ đang lục đục theo Venezuela khi nước này thành công trong việc quốc hữu hóa các mỏ khai thác dầu khí, và ngày càng có tiếng nói trong trường quốc tế.
Chính vì những lý do như trên đã làm cho Mỹ muốn giảm giá xăng dầu trên toàn thế giới. Nhưng giảm bằng cách nào trong khi tầm kiểm soát của Mỹ với giá xăng dầu không còn khả quan nữa. Họa may chỉ còn một con đường duy nhất là làm cho bản thân mình suy thoái, sa sút để làm cho giá xăng dầu giảm nhiệt và qua đó gián tiếp làm suy giảm các nền kinh tế khác. Người ta bảo Mỹ liều nhưng suy xét cho cùng thì cũng không hẳn gọi là liều vì:
  • Mỹ suy thoái thì chắc gì các nước khác không suy thoái. Mỹ là đầu tàu kinh tế thế giới, Mỹ mà suy sụp thì các nước khác cũng thế cả thôi.
  • Chỉ vỏn vẹn 700 tỷ USD so với 20.000 tỷ USD/năm (GDP năm 2006) thì việc cứu trợ kinh tế Mỹ chẳng thấm vào đâu. Tuy di chứng của nó để lại là hơi lớn( tình trạng thất nghiệp tràn lan, sụp đổ hàng loạt ngân hàng ). Ấy thế nhưng chúng ta cần xét lại việc sụp đổ của các ngân hàng.
  • Lehman Brother sụp đổ là ngân hàng tư nhân, còn lại các ngân hàng nhà nước đều được cứu chữa. Các ngân hàng tư nhân hoạt động kém hiệu quả thì đều bị quốc hữu hóa, cuối cùng cũng nằm trong tay nhà nước Mỹ, chả mất đi đâu. Qua việc này Mỹ còn có lợi khi thâu tóm trong tay mình một chuỗi các ngân hàng, từ đó tạo dựng hệ thống ngân hàng nhằm kiểm soát tiền tệ trong nước và dùng chuỗi ngân hàng để làm công cụ trong việc “đối xử” với các nước khác khi các nước này là con nợ của chuỗi này.
  • Bên cạnh đó khi Lehman sụp đổ do chính phủ Mỹ không cứu trợ - ta cần nhìn lại rằng sau khi bỏ mặc cho Lehman sụp đổ thì chính quyền Mỹ mới thông qua khoản cứu trợ. Một câu hỏi là tại sao chính quyền Mỹ không cứu trước đó mà đợi đến lúc sụp đổ rồi mới cứu – thì chính quyền Mỹ muốn nói với các ngân hàng tư nhân và doanh nghiệp tư nhân rằng: “Hãy làm ăn cho đàng hoàng đó, liệu hồn !”,“ Các ngươi thấy không, cho dù các ngươi có làm ăn lớn đến đâu, có vững mạnh cỡ nào đi nữa thì không có ta là chính phủ thì khi gặp sóng gió đừng mong thoát.” Rằng là: “ Các ngươi cần phải lệ thuộc vào ta là chính phủ đây.”
Việc Mỹ suy thoái dẫn đến nhu cầu về năng lượng giảm, từ đó giá cả xăng dầu đồng loạt giảm xuống. Điều này rất có lợi cho Mỹ vì:

(1) Việc mua xăng dầu với giá rẻ hơn trước sẽ tạo đà cho Mỹ phát triển tốt hơn trong tương lai thay vì mua với giá trên trời như trước đó

(2) Giảm tầm ảnh hưởng của khối OPEC và các nước xuất khẩu dầu trên thế giới, do giá xăng dầu giảm mạnh,tiếng nói của khối này vì thế cũng giảm theo

(3) Hạn chế việc tài trợ cho khủng bố mà theo Mỹ có một vài nước dựa vào tiền xuất khẩu dầu mỏ để tài trợ cho khủng bố chống lại Mỹ

(4) Có một vấn đề cần nhận thấy là Iran trong con mắt của Mỹ. Iran liên tiếp đe dọa Mỹ với vấn đề hạt nhân, mà việc tài trợ cho nghiên cứu phát triển hạt nhân của Iran chủ yếu là do xuất khẩu dầu mỏ mà ra, thế cho nên hiện nay giá dầu giảm xuống sâu đã tác động không nhỏ đến việc phát triển hạt nhân của Iran. Từ khi giá dầu giảm mạnh đến nay không hề nghe tiếng nói của Iran trên trường quốc tế về các vấn đề hạt nhân nhạy cảm.

Càng phân tích chúng ta càng thấy Mỹ được lợi nhiều hơn là lỗ trong vấn đề khủng hoảng này. Tuy có thể nói di chứng từ cuộc khủng hoảng này là không nhỏ và người ta hay so sánh cuộc khủng hoảng này với cuộc Đại khủng hoảng 1929 – 1933 nhưng không thể so sánh như vậy được. Cuộc đại khủng hoảng từng xảy ra trong lịch sử khủng khiếp hơn nhiều: Hàng triệu người thất nghiệp, các ngành công nghiệp bị đình trệ, tràn lan khắp nơi trên các con đường là những người thất nghiệp và những kẻ hành khất. Còn hiện tại hàng loạt gói cứu trợ được tung ra, thị trường chứng khoán có đi xuống, ngành công nghiệp ô tô bị lao đao và hàng loạt ngân hàng rơi vào thế khó khăn nhưng về bản chất nó vẫn còn có thể xoay chuyển được. Điều đó càng chứng minh rằng mọi chuyện vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Mỹ.

B. Cách thức tạo ra khủng hoảng

Nếu đã nói rằng Mỹ tạo ra khủng hoảng mà không chỉ ra được cách thức tạo ra khủng hoảng thì đó là một thiếu sót lớn.

Chúng ta hãy nhìn nhận lại những thời điểm trong quá khứ: năm 2007 giá xăng dầu thế giới tăng cao kỉ lục, liên tục lập kỉ lục mới và giá nhà đất tại Mỹ tăng cao chóng mặt lúc ấy kinh tế thế giới quá nóng, thêm vào đó các cuộc khủng bố, đe dọa từ Iran … đã thôi thúc Mỹ cần làm điều gì đó để ngăn chặn tình hình và kiểm soát lại thế giới. Vậy trong trường hợp này Mỹ cần làm gì, chúng ta có thể đưa ra các giả thiết sau:
  1. Dùng sức mạnh quân sự để dành lại quyền kiểm soát thế giới. Cụ thể là đánh Iran và thiết lập Iran là Irắc thứ 2.
  2. Tìm mọi cách giảm giá xăng dầu, từ đó tránh tình trạng quá nóng của nền kinh tế.
  3. Tự mình thay đổi chính mình bằng cách phá tan tất cả để làm lại từ đầu, mình tự phá mình thì thế giới cũng sẽ chao đảo theo. Từng bước củng cố lại sức mạnh nội tại của bản thân và nắm quyền kiểm soát thế giới.
Bây giờ chúng ta phân tích các hậu quả của các cách này

1. Khi dùng sức mạnh quân sự thì chẳng khác nào sai lầm thứ 2, lại đẩy giá xăng dầu tăng lên đến mức mà ngoài sức tưởng tượng vì Iran là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới. Tuy chiếm được Iran và nắm giữ nguồn cung nhưng những xung đột chắc gì được giải quyết, họa chăng lại tự dìm mình vào đầm lầy mà thôi. Khi đánh chiếm được Irắc, Mỹ những tưởng sẽ có nguồn cung dầu dồi dào cho mình và kiểm soát được giá cả nhưng thực tế đã chứng minh đâu phải dễ dàng như thế. Chỉ khi mà Mỹ kiểm soát hết được hết các nước trong khối OPEC còn may ra. Cách này không khả thi tí nào.

2. Nói rằng tìm mọi cách giảm giá xăng dầu, xem ra khó có thể thực hiện vì giá xăng dầu đâu phải chủ quan duy ý chí của Mỹ, nó tùy thuộc vào OPEC và nguồn cầu trên toàn thế giới. Cũng như cách lý giải ở trên, chỉ khi nào Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn đến OPEC và nắm kiểm soát với các nước này may ra mới kìm được giá dầu.

3. Cách thứ 3 này giống như kiểu “ve sầu thoát xác”, nghe thấy thì có vẻ bất hợp lý nhất trong các cách đưa ra nhưng lại có thể thực hiện được. Cũng giống như một cái thành trì bị mục nát tại chân thành( thực tế ngành ngân hàng đã quá nóng – nguy cơ bị tan vỡ rất cao, bây giờ chỉ cần một cú hích thì sẽ sụp đổ ) và thành trì ấy muốn củng cố lại chỉ còn cách gia cố chân thành. Nhưng đó chỉ là cách tạm thời, gia cố chỉ là chắp vá chứ không giải quyết được triệt để vấn đề. Vấn đề của Mỹ tại thời điểm ấy là các ngân hàng hoạt động quá mức, ngoài tầm kiểm soát của chính phủ, dòng tiền trong nước được luân chuyển bất hợp lý khi nó cứ đổ dồn vào thị trường nhà đất – một thị trường luôn bất ổn theo thời gian và luôn tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ. Thật khó mà kiểm soát được các ngân hàng lúc ấy vì lợi nhuận tại thị trường này quá cao. Khi mà mọi chuyện vượt quá kiểm soát thì cách làm duy nhất là đẩy cho nó đi đến tận cùng và sụp đổ sau đó dành lại quyền kiểm soát. Cũng giống như đưa nó đến đỉnh điểm của đồ thị hình sin sau đó đẩy nó xuống đáy của đồ thị và dành quyền kiềm soát lại tại đáy của hình sin. Đáy hình sin xuất hiện khi Lehman sụp đổ.

Tại lúc này Mỹ đã làm cho các ngân hàng cần phải cầu cứu đến mình và lúc ấy Mỹ trị “đứa con hư” khi chúng quay trở về nhà sau những ngày dài thoát khỏi tầm kiểm soát của “cha mẹ”. “Đứa con hư nhất” là Lehman có lẽ đã không được “tha thứ” và Mỹ cũng dùng Lehman để răn đe các ngân hàng còn lại. Sự sụp đổ của Lehman có ý nghĩa rất to lớn với Mỹ lúc ấy, chính bởi vì Lehman đã đánh hồi chuông sụp đổ của toàn hệ thống ngân hàng và tạo ra bước khủng hoảng tiền tệ lan nhanh ra toàn thế giới. Nếu lúc Lehman chưa sụp đổ mà Mỹ cứu thì chẳng bao giờ có cuộc khủng hoảng 2008 này, nhưng chính Mỹ đã làm ngơ trước nguy cơ của Lehman và đã quyết định tung đòn nhằm chấn chỉnh lại hệ thống tài chính toàn cầu.

Giờ đây Mỹ đã thực hiện được điều đó khi hàng loạt các ngân hàng nằm trong tầm kiểm soát của nhà nước, và Mỹ là chủ nợ của các nước trên thế giới. Thâm hiểm thay cái cách tính toán này của Mỹ.

Người ta nói Mỹ thâm hiểm quả không sai. Mọi người có để ý rằng từ khi Mỹ khủng hoảng và giá dầu trên thế giới giảm nhanh chóng thì Iran không còn ho he gì nữa, Triều Tiên cũng im thin thít. Vì sao mà họ lại thế, Mỹ đang suy sụp kia mà? Hỡi ơi, Mỹ mà suy thoái thì các nước ấy yên sao đặng, nguồn thu bị hạn chế, thêm vào đó lại là con nợ của Mỹ khi Mỹ nắm hàng loạt các ngân hàng cỡ bự trong tay. Có muốn cũng chẳng được.

Nếu tất cả những điều nói trên là thực sự vậy một câu hỏi lớn được đặt ra là: Ai đã tạo ra khủng hoảng này ??

C. Người tạo ra khủng hoảng

Nếu mọi chuyện như dự đoán vừa rồi thì chỉ có chính phủ Mỹ và các nhà kinh tế quân sự của Mỹ may ra mới có thể tạo ra được. Nhưng với sự tiếp tay của các ngân hàng. Nghe có vẻ vô lý nhưng nghiền ngẫm mãi tôi không thể nghĩ ra được nhân vật nào khả thi hơn.

Nếu được cho thêm nữa thì tôi xin đề cử người tạo ra khủng hoảng chính là lịch sử. Lịch sử ngày xưa đưa ra vụ 11/9 để cho Bush lên ngôi và giờ đây chính nó tạo ra khủng hoảng tài chính để đưa Obama lên ngôi Tổng thống. Không biết có phải chăng mỗi đời tổng thống Mỹ đều phải giải quyết 1 vấn đề cụ thể nào đó của thế giới hay không. Ngày xưa Nixon lên thì cũng chẳng qua là để giải quyết vấn đề Việt Nam. Còn Clinton ông ta lên nhằm để cải tạo lại nước Mỹ sau chiến tranh và hàn gắn quan hệ với các nước sau những cuộc xung đột kéo dài. Tất nhiên ông ấy lên cũng để làm một việc đó là mở ra mối quan hệ với Việt Nam và hàn gắn vết thương di chứng Việt Nam ở Mỹ. Còn bây giờ thì sao Obama lên nắm quyền và tất nhiên nhiệm vụ hàng đầu của ông ấy là khôi phục lại kinh tế Mỹ. Chính sự suy thóai kinh tế 2008 này đã giúp ông thắng Macain một cách thuyết phục để lên làm tổng thống. Phải nói rằng nếu không có cuộc khủng hoảng này thì Obama hơi bị khó thắng và còn lâu nước Mỹ mới thực hiện được “giấc mơ Mỹ”.

D. Kết luận

Tất cả những điều trên chỉ là giả thuyết của tác giả nhưng lẩn quẩn đâu đó người ta thấy được vòng quay của lịch sử. Lịch sử cần sự thay đổi mà chính lịch sử đã tạo ra khủng hoảng này nhằm đưa thế giới sang một trang khác của mình. Thế giới ấy sẽ công bằng hơn, sẽ phát triển về công nghệ sạch, sẽ có những kiểm soát của chính phủ đối với nền kinh tế. Thế giới mới là thế giới của sáng tạo, là thế giới của tư duy mang tính đột phá, và là thế giới của cộng đồng. Như Thomas L. Friedman từng nói: Thế giới phẳng.


© www.saga.vn | Đặng Lê Quốc Hoàng
 
VIP CARD MEMBER
13/10/09
1.328
51
48
Gò vấp, HCMC
7998853284_9e8f9c7252_o.jpg


Cả thế giới kinh doanh là một canh bạc nhưng duy nhất Mỹ vừa là người chia bài và là một trong những người chơi
 
Hạng B2
6/11/12
118
0
0
turau nói:
7998853284_9e8f9c7252_o.jpg


Cả thế giới kinh doanh là một canh bạc nhưng duy nhất Mỹ vừa là người chia bài và là một trong những người chơi
chuẩn ko cần chỉnh.
ko bik khi nào thằng Mỹ sụp đổ nhỉ?
 
Hạng B1
26/6/12
88
2
8
45
Bài viết hay, tuy nhiên có vẻ hơi chủ quan, Có thể viết một bài như vậy cho Việt Nam được không?
 
Status
Không mở trả lời sau này.