Hạng C
15/5/12
579
3
18
Bí ẩn quy trình sản xuất Lexus LFA</h1> Sử dụng những vật liệu và công nghệ bậc nhất, LFA có giá bán cực đắt và chỉ 500 chiếc xuất xưởng. Cuối năm 2012, dự án này sẽ kết thúc.
>Phần 1/Phần2/Phần 3/Phần 4</h2> Mỗi chiếc LFA ra khỏi dây chuyền sản xuất và lắp ráp đều được kiểm tra, không giống bất cứ chiếc xe nào khác. 7.000 món đồ của siêu xe, tất cả đều đã được kiểm tra trước đó, có chữ ký trên giấy, lại được kiểm tra lại. Mỗi lần kiểm tra lại đều để lại dấu ấn trên những bộ hồ sơ làm bằng chứng. Mất 8 ngày để làm ra một chiếc LFA. Sau đó là cả một tuần để thử siêu xe.
Nobuaki Amano có "một trong những công việc thú vị nhất thế giới", ít nhất là theo những tuyên truyền nội bộ ở Lexus. Ông là một tay lái thử. Không một chiếc LFA nào rời khỏi LFA Works mà không được Amano lái khắp đường thử dài 1,6 km dọc theo tường rào phía đông của nhà máy Motomachi. Đường chạy phù hợp với tốc độ tới 209 km/h. Nếu muốn nhanh hơn, phải tới khu chạy thử Higashi Fuji của Toyota.
lexus-lfa_1.jpg
Lexus LFA trên đường thử ở Motomachi. Khách tham quan đứng bên đường thử và nghe tiếng động cơ dội vào tai khi Amano gạt cần số trên vô-lăng của LFA. Người đàn ông này còn chạy ngược xuôi tổng cộng 50 lần với mỗi chiếc LFA, rồi ghi chú trong hơn 4 tiếng. Những giấy tờ này đều trở thành một phần của hồ sơ chứng cứ.
Trước khi Amano đưa xe ra đường thử, LFA được lắp một bộ lốp dành cho mục đích này. Đồng hồ công-tơ-mét sẽ có số quãng đường mà Amano đã chạy. Những điều này sẽ được ghi chú rằng đó là một phần trong quá trình sản xuất Lexus LFA.
Trong phòng họp ở LFA Works, khách tham quan có một ngày để nắm bắt khoảng thời gian 2 tuần sản xuất và thử LFA. Trong một góc phòng là hình chân dung của Tổng giám đốc Akio Toyoda. Trên tường là một đồ lưu niệm từ một vị khách thăm quan đặc biệt đến LFA Works, Mis Universe 2007, Riyo Mori. Chữ ký của cô được đặt trong một chiếc khung và bị che khuất bởi một chân ga bằng nhôm gia cường và cần sang số bằng magiê.
Vào buổi sáng, khách thăm quan đã chứng kiến chiếc LFA mang số 369 ở trong những giai đoạn đầu. Và 2 tuần sau, siêu xe đã sẵn sàng để đến với chủ mới. Chỉ có 500 chiếc xuất xưởng, và sẽ không có thêm chiếc thứ 501. Thực tế, LFA đã được bán hết từ trước khi quá trình sản xuất bắt đầu vào cuối năm 2010. Và trong 2 năm, những người làm việc tại LFA Kobo làm việc dựa vào sổ đặt hàng.
lexus-lfa_5.jpg
Những chiếc lốp được sử dụng để chạy thử, nhằm tránh dùng lốp sẽ được bán kèm theo xe cho khách hàng. Thậm chí trước cả khi quá trình sản xuất của LFA bắt đầu, Toyota đã chuẩn bị tinh thần rằng sẽ không có lợi nhuận từ siêu xe này. Chi phí để phát triển một mẫu xe thông thường đã khoảng 1 tỷ USD. Giờ hãy tưởng tượng khoản tiền để phát triển một chiếc xe mà mất 10 năm mới làm xong, và chỉ chia sẻ 5 bộ phận với những chiếc xe khác cùng hãng. Một chiếc xe mà vì nó phải sáng chế ra cả một công nghệ sản xuất mới. Vì thế, 500 khách hàng có may mắn sở hữu một chiếc LFA còn hơn cả may mắn: họ đã nhận được giao dịch. Chi phí thực sự của chiếc xe làm từ sợi carbon là siêu đắt. Vậy tại sao lại làm ra nó?
Câu hỏi được đặt ra cho Tanahashi. Ông không bàn luận về các kế hoạch đặc biệt, nhưng theo một cách khá vòng vo, ông khẳng định đó là một bệ thử cho cách sản xuất xe thị trường số lượng lớn trong tương lai xa. Những chiếc xe tương lai cần phải sử dụng ít năng lượng hơn nữa. Và chìa khóa là giảm trọng lượng.
Một đồng nghiệp của Tanahashi, Phó giám đốc kỹ thuật Chiharu Tamura có một chiếc Subaru 360 đời 1968 ở nhà. Chiếc xe đạt mức tiêu hao nhiên liệu 3,56 lít/100 km vào năm 1968. Kể từ khi đó, con người đã tốn tiền tỷ vào nghiên cứu "con quỷ phàm ăn" có tên "trọng lượng". 44 năm sau, Prius C được một đồng nghiệp khác của Tanahashi là Satoshi Ogiso phát triển, với mức tiêu hao nhiên liệu 4,44 lít/100 km. Đó là sự tiến bộ?
Vào buổi sáng gặp mặt, Tanahashi đã nói với khách thăm quan rằng "vật liệu lý tưởng cho thân LFA rất bền và rất nhẹ". Sợi carbon là vật liệu đó, nhưng nó cách rất xa so với khái niệm giá cả hợp lý, có thể ví von với vị trí của chín tầng mây. Tanahashi cùng đồng nghiệp đang tìm cách đưa nó xuống mặt đất.
lexus-lfa_8.jpg
Tanahashi cho khách thăm quan xem nhật ký của ông. "Trong vài năm tới, đúc ép phun nhựa sẽ là quy trình chính để sản xuất sợi carbon", Tanahashi cho biết.
Đúc ép phun nhựa giúp rút ngắn thời gian làm một bộ phận xuống còn một nửa. Giờ đây, một nửa này vẫn dài tới 8 tiếng, là điều không thể chấp nhận được. "Với công nghệ cắt rìa, thời gian có thể giảm xuống còn 10-15 phút". Đã tốt hơn, nhưng vẫn là quá chậm. Trong khi dập ép kim loại chỉ tính bằng giây.
Tanahashi tiếp tục: "Tôi rất tự tin rằng với một vài nghiên cứu nữa, CFRP sẽ sẵn sàng để sản xuất số lượng lớn. Nhanh thế nào và khi nào, tôi không dám chắc. Chúng tôi đang đi theo hướng này và đã có những tiến bộ".
Vậy sau LFA sẽ là gì? Câu trả lời của Tanahashi là "LFB".
Khi đối diện với thông tin rằng mẫu xe tiếp theo sẽ là một siêu xe triệu đô với số lượng chỉ 100 chiếc, Tanahashi đáp lại: "Không, hoàn toàn không phải thế". Rồi ngẫm nghĩ trong vài giây, ông nói: "Không đơn giản như thế".
Điều gì sẽ xảy ra với LFA Works vào cuối năm nay? Tanahashi, năm nay 59 tuổi, sẽ nghỉ hưu? 170 đồng nghiệp và phụ tá của ông, những người đã cùng làm ra LFA, sẽ trở về với Toyota Crown, Corolla và Camry?
Câu trả lời của Tanahashi là: "CFRP là một vật liệu rất hứa hẹn. Ngay cả khi dự án LFA kết thúc, xưởng carbon vẫn sẽ được sử dụng".
Lexus LFA trong giai đoạn cuối cùng</h1>
lexus-lfa_2.jpg
Tay lái thử Nobuaki Amano.
lexus-lfa_3.jpg
Cầm lái LFA trên đường thử là công việc của Amano.
lexus-lfa_4.jpg
Mỗi chiếc LFA đều phải hoàn thành tổng cộng 50 lượt chạy.
lexus-lfa_6.jpg
Chữ ký của Mis Universe 2007, Riyo Mori, nằm phía sau một chân ga bằng nhôm gia cường và cần sang số bằng magiê trên vô-lăng.
lexus-lfa_7.jpg
Số thứ tự của một chiếc LFA.
lexus-lfa_9.jpg
Một bức tranh hoàn hảo.
lexus-lfa_10.jpg
Người thợ bậc thầy ở LFA Works - Haruhiko Tanahashi.