Bugatti Veyron 16.4 Grand Sport Vitesse chính thức trở thành xe mui trần nhanh nhất thế giới sau khi đạt tốc độ 408,84 km/h trên đường thử nghiệm của Volkswagen ở Ehra-Lessien vào ngày 11/04/2013. Trước đó Bugatti Veyron Super Sport mui cứng, đã lập kỷ lục thế giới về tốc độ 431 km/h vào năm 2010.
[pagebreak]
Điều gì giúp cho Bugatti Veyron lấp được kỳ tích này?
[pagebreak]
Nhiều người cho rằng do cả 2 phiên bản đạt được tốc độ "khủng" nhờ được trang bị động cơ công suất 4 turbocharged W16 cực mạnh, sản sinh 1.200 mã lực và mô men xoắn cực đại 1500 Nm/ 1.106 lb-ft.
Tuy nhiên, xét về sức mạnh động cơ Bugatti Veyron không bằng chiếc Hennessey Venom GT, có công suất 1.261 mã lực và 1.155 lb-ft mô men xoắn. Nếu xét về trọng lượng, chiếc Bugatti Veyron Super Sport nặng 1.888 kg hơn chiếc Hennessey Venom GT nặng 1.244 kg. Như vậy yếu tố trọng lượng cũng được loại bỏ. Chỉ còn yếu tố cuối cùng cần xét đến là hình dáng khí động học.
Theo các nhà thiết kế chiếc Veyron, thách thức lớn nhất trong việc thiết kế chiếc Veyron là tạo dáng khí động học.
Nhưng nếu chỉ tạo hình dáng có lực cản không khí thấp nhất, không đủ để xe lập kỷ lục về tốc độ. Khi xe chạy ở tốc độ trên 300 km/h, tác động dòng chảy không khí dưới gầm xe có xu hướng đẩy chiếc xe lên khiến độ bám đường của 4 bánh bị giảm, không tận dụng được lực đẩy của động cơ.
Bí quyết của các kỹ sư thiết kế chiếc Veyron là phải cân đối giữa lực cản của không khí và lực bám đường khi xe chạy ở tốc độ cao. Chính yếu tố này giúp cho chiếc Veyron thực hiện được một nghịch lý là 1 chiếc xe nặng hơn, yếu hơn lại đạt được tốc độ nhanh hơn.
Tương tự như những xe F1, Veyron được thiết kế lườn xe thấp, hai bên thân xe và phía sau chắn bùn bánh trước có cửa thoát khí, giảm luồng không khí phía trước xe (từ lưới tản nhiệt và hốc thu gió) lưu chuyển xuống dưới gầm để luôn duy trì áp lực lên 2 bánh trước ở mức 80 kg.
Khi xe chạy ở tốc độ dưới 100 km/h, cánh lướt gió sau được dấu trong khoang đuôi để xe không bị lực cản không khí, lúc này chiếc siêu xe trong giống một chiếc sedan thông thường, hai hốc thu gió 2 bên chắn bùn bánh sau giúp tăng áp lực nhẹ lên bánh sau.
Khi xe chạy với tốc độ trên 100 km/h, cánh lướt gió được dương lên và nghiêng 1 góc 28 độ để duy trì lực ép xuống bánh sau. Khi xe tăng tốc lên tốc độ tối đa, độ nghiêng cánh lướt gió cũng giảm từ từ xuống còn 11,2 độ để lực ép xuống bánh sau không tăng lên theo tốc độ xe và luôn duy trì ở mức 100 kg.
Đặc biệt khi giảm tốc, cánh lướt gió sẽ nghiêng 55 độ có tác dụng cản không khí, tương tự như một chiếc dù gắn trên tàu con thoi được bung ra khi tiếp đất. Nhờ cánh lướt gió trợ lực cùng hệ thống phanh, Veyron có thể giảm tốc từ 400 km/h xuống 0 trong vòng chưa đến 10 giây với quãng đường chỉ gần 1/2 km; và giảm từ 100 km/h xuống 0 trong vòng 2,2 giây.
Đồng thời thiết kế khoang máy của Bugatti giúp tăng cường khả năng hút gió và tản nhiệt cho động cơ và cả 2 đĩa thắng bánh sau khi siêu xe tăng tốc hoặc giảm tốc tối đa.
Nhưng đó chưa phải là tất cả, bí quyết của Bugatti Veyron nằm ở những cảm biến cực kỳ tinh vi, hoạt động cực kỳ nhanh nhạy và chính xác với phần mềm xử lý thông minh kịp thời ra lệnh cho cánh lướt gió điều chỉnh độ nghiêng.
Công nghệ thông tin can thiệp vào công nghiệp cơ khí ô tô giúp tiết kiệm nhiên liệu, tăng công suất xe, và Bugatti là minh chứng rõ ràng trong việc ứng dụng CNTT giúp siêu xe lập kỷ lục tốc độ.
Video Bugatti Veyron 16.4 Super Sport lập kỷ lục tốc độ 431 km/h
[tube]http://youtu.be/PniKQEOuyIE[/tube]
Video Bugatti Veyron Grand Sport Vitesse lập kỷ lục tốc độ 408,84 km/h
[tube]http://youtu.be/csuQ0wXN7kU[/tube]
(tổng hợp Internet)