Tập Lái
4/5/08
19
0
0
39
Gần như ngay từ khi những chiếc xe hơi đầu tiên xuất hiện, các nhà hoạch định giao thông đã nghĩ ra phương thức để quản lý nó. Một trong những cách hiệu quả nhất là quản lý thông qua biển số, có tuổi đời còn cao hơn rất nhiều các hãng xe danh tiếng ngày nay.

Chiếc biển số đầu tiên được gắn trên ôtô tại thành phố New York, Mỹ năm 1901, tiếp đến là bang Massachusetts năm 1903. Trong khi nước Mỹ sớm hình thành luật về quyền tư hữu xe hơi thì ở Anh, biển số đầu tiên được đăng ký cho ngài Earl Russell năm 1904 với một lý do hết sức cá nhân: Không chịu nổi sau những đêm phải “cắm trại” chầu chực bên chiếc ôtô thân yêu vì sợ mất trộm, Earl Russell đã đến “cầu cứu” chính quyền cấp cho một tấm biển có giá trị pháp lý để chứng nhận quyền sở hữu của ông với chiếc xe. Kể từ ngày đó, điều khoản về biển số mới được đưa vào luật pháp Anh và người ta vẫn gọi là “ngày Russell”. Chiếc biển số cấp cho Russell mang mã số “A1” miễn phí nhưng hơn 100 năm sau, những người sưu tập biển số cổ và các bảo tàng sẵn sàng mua nó với giá 1 triệu bảng.



Biển số đặc biệt dùng cho các xe chở nguyên thủ tại hội nghị ASEM 5. Ảnh: Anh Tuấn

Ôtô trở nên phổ biến thì biển số cũng đương nhiên phải biến đổi theo. Nhưng có một quy định có giá trị ở mọi nước là ôtô phải có hai biển phía trước và phía sau, trong khi xe máy chỉ cần một. Nguyên nhân dẫn đến quy định trên bắt nguồn từ khả năng đi lùi của ôtô khi xảy ra tai nạn. Với những tình huống cụ thể, nếu chỉ có biển phía trước, tài xế sẽ phóng qua nhân chứng còn nếu chỉ có biển phía sau họ sẽ cài số lùi và biến mất. Vì vậy với hai biển phía trước và phía sau, dù có đi theo cách nào thì chiếc xe cũng vẫn phải “vạch áo cho người xem lưng”.



Biển số bang Pennsylvania của Mỹ từ năm 1971 tới nay.

Bên cạnh đó, ở mỗi nước lại có những quy đinh riêng và thực sự, chiếc biển số không vô vị như chúng ta vẫn nghĩ. Bắt đầu từ Mỹ, nơi có lượng ôtô lớn nhất thế giới, biển số được chính quyền các bang quản lý và mỗi nơi lại có cách thiết kế riêng. Khi muốn bán, chủ xe có thể giữ lại biển số của mình để lắp trên chiếc xe khác nhưng khi thay đổi chỗ ở, họ sẽ phải đến bang sở tại để đăng ký một chiếc biển mới. Thông thường biển số được dùng trong suốt thời gian sử dụng của xe, nhưng ở những nơi có lượng xe quá lớn, các nhà chức trách sẽ gắn lên biển số hai thông tin về tháng và năm làm đăng ký. Căn cứ theo đó, chủ xe có trách nhiệm sau khoảng thời gian nhất định (thường là 6 năm) đến trình diện cơ quan hữu quan để thay biển số mới. Ngoài những thông tin về chủ sở hữu, các bang còn “thêm nếm” cả những thông tin mang tính văn hóa như dòng chữ California rất mềm mại ở California, địa chỉ website của chính quyền Pennsylvania hay hình ảnh những gã cao bồi trên biển số bang Wyoming.



Quy định đăng ký biển số ở Anh.

Khác với nước Mỹ, biển số ở Anh do một cơ quan chính phủ quản lý. Sau rất nhiều lần thay đổi, quy định mới về kết cấu các ký tự trên biển số được thông qua năm 2001. Theo đó, hai chữ cái đầu tiên dùng để xác định vùng lãnh thổ, hai chữ số tiếp theo dùng để xác định thời gian chiếc xe được đăng ký với quy luật: số thứ nhất là 0 (đăng ký trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 9) hoặc 5 (đăng ký từ tháng 9 năm trước tới tháng 3 năm sau); số thứ hai là chữ số cuối cùng của năm, ví dụ như số 51 thể hiện chiếc xe đăng ký trong khoảng thời gian từ tháng 9/2001 tới tháng 3/2002. Ba chữ số còn lại là những dãy số ngẫu nhiên lấy từ phép tính ngẫu nhiên của máy vi tính (ngoại trừ chữ I và Q). Lý do mà các nhà chức trách Anh đưa ra loại biển số này vì họ cho rằng khi gặp tai nạn, đa số các nhân chứng không thể nhớ hết toàn bộ biển số mà chỉ nhớ được một hay hai cụm ký tự nào đó mà thôi.



Biển số xe của Đức.

Sau khi tham gia liên minh châu Âu, biển số nước Đức thêm vòng tròn 12 ngôi sao và chữ D phía bên trái. Ngoài những thông tin về vùng miền thì thông tin đăng kiểm về độ an toàn và khí thải được đưa lên hàng đầu. Luật pháp Đức quy định biển số xe phải có hai tấm dán nằm giữa mã vùng và cụm số ngẫu nhiên. Năm và tháng hết hạn được ghi trên các tấm dán đó theo quy luật như kim giờ và kim phút trên đồng hồ để cảnh sát có thể “bắn” một chiếc xe từ xa một cách dễ dàng. Số lượng các ký tự trên biển số xe Đức không bao giờ được vượt qua con số 8.



Sự sôi động của mỗi kỳ đại hội Olympic lan cả sang những chiếc biển số vốn đơn điệu và buồn tẻ. Hầu hết các kỳ Olympic mùa hè và 3 kỳ Olympic mùa đông kể từ năm 1956, nước chủ nhà có trách nhiệm đăng ký một loạt các biển số xe phục vụ cho các hoạt động đưa đón mà không cần thông qua OIC. Tất cả hình ảnh đặc trưng nhất, sôi động nhất đều được in trên biển số, biến nó trở thành một phần của ngày hội lớn.

Ở Việt Nam, bên cạnh biển số xe trong nước, những quy định về biển số xe nước ngoài chưa được biết đến nhiều. Xe cá nhân người nước ngoài thường mang biển số trắng đăng ký tại Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt với số 80NN, mã quốc tịch, dãy số thứ tự, tất cả được phân biệt với nhau bằng dấu gạch ngang. Ví dụ biển số 80NN-011-XX thuộc quyền sở hữu của cá nhân mang quốc tịch Anh. Các đại sứ quán và lãnh sự quán nếu đăng ký tại Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt mang biển 80NG, tiếp sau đó vẫn là mã quốc tịch và dãy số tự nhiên. Xe dành cho Đại sứ và Tổng lãnh sự quán có gạch đỏ ở giữa, ví dụ xe dành cho Đại sứ Mỹ mang biển , loại xe này được miễn trừ các trách nhiệm dân sự, hình sự khi xảy ra tai nạn. Nhưng nếu người lái xe không phải là người được miễn trừ hay người được miễn trừ cố ý gây tai nạn thì vẫn xử lý theo pháp luật Việt Nam.

Hơn 100 năm tồn tại đã chứng minh vai trò không thể thiếu của biển số với đời sống xe hơi cũng như chủ nhân của nó. Giá trị mang tính lịch sử được thể hiện bằng những bảo tàng biển số như ở Đức, các câu lạc bộ biển số cổ mọc nên như nấm ở châu Âu và Mỹ. Còn ở Việt Nam, từ biển số xe đạp thời bao cấp, biển 3 số gắn trên xe máy những năm 1980 đến chiếc biển bốn số của thời kỳ đổi mới, tất cả minh chứng sống động nhất cho sự đi lên của đất nước.
 
Hạng B2
11/5/07
298
28
28
sài gòn
RE: bien so va nhung gia tri lich su

sao hông thấy pác nhắc tới việt nam vậy pác , cũng nhìn lịch sử lém mà :D:D